Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

 

D Đ


Văn Ngọc, kẻ sĩ, người nghệ sĩ

 
 


Ngọn gió mùa Thu năm nay đă cướp đi của Paris một bóng dáng thân thương.

Nhà văn Văn Ngọc, bút danh kiến trúc sư Phạm Ngọc Tới, đă vĩnh viễn từ giă chúng ta rạng ngày 3 tháng 11-2009, tại Paris, thọ 75 tuổi. Tin buồn đă gây niềm đau đớn bất ngờ cho bạn bè, v́ ở tuổi cao, anh vốn khỏe mạnh, vóc dáng trẻ trung, tâm tánh vui tươi và hồn nhiên.

Ra đi, anh mang theo một h́nh ảnh một trí thức tài hoa và uyên bác, hiền ḥa trong ứng xử, điềm đạm với bạn bè, tận tụy với đất nước.


Kiến trúc sư Phạm Ngọc Tới sinh ngày 7-5-1934, và lớn lên tại Hà Nội, phố Hàng Bát Đàn, quê nội Hà Nam, quê ngoại Bắc Ninh, trong một gia đ́nh nghệ nhân khá giả. Thân phụ xuất thân tay trắng, học được nghề làm giầy da. Rồi nhờ óc kinh doanh, mở cửa hàng sản xuất đồ da, đồ gỗ, và đồ du lịch nội hóa đầu tiên tại Hà Nội. Ông cụ được xem như « người thủy tổ của nghề làm da ở Việt Nam » 1.


Du học tại Pháp từ cuối năm 1949, anh học trung học rồi theo ngành kiến trúc. Năm 1961, được giải nhất trong cuộc thi xây dựng Quảng Trường 14-7 tại Mulhouse, và tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris, khóa 1964, ngành kiến trúc.

1967 anh tham gia thiết kế Cung triển lăm của Pháp tại Montréal.

1971 tham gia thi thiết kế trung tâm Pompidou. Thiết kế và xây dựng chùa Trúc Lâm, 1979-1985. Thiết kế nhiều dự án khách sạn tại Phi châu.

Kín đáo và từ tốn, sinh thời anh Tới ít khi nói về ḿnh và càng ít nói về gia thế, bằng cấp hay thành tích. Cho nên những kẻ sơ giao ít người biết ǵ về anh.

Trưởng thành trong tao loạn, xa cách đất nước non một kiếp người, anh sống với tổ quốc bằng hoài niệm và hoài vọng. Sinh hoạt dài lâu trong phong trào Việt kiều, anh tích cực tranh đấu cho nền tự chủ ḥa b́nh và thống nhất đất nước. Cho đến ngày anh tách rời ra, sinh hoạt với nhóm Diễn Đàn, từ báo giấy sang báo mạng, đổi hướng sang tranh đấu cho dân chủ và tiến bộ.

Có nghề nghiệp vững vàng mà anh phải đeo đuổi để sống như mọi người, cho đến ngày về hưu 1993. Có gia đ́nh đông đảo và đề huề, mà cũng như mọi người, anh phải chu toàn trọn vẹn, anh Tới c̣n đa mang nhiều ưu tư khác, cho đất nước, cho cộng đồng, cho bè bạn, cho những nghịch cảnh của người dưng, như lời người phụ nữ trong thơ Tản Đà : « thương cha, thương mẹ, thương chàng / thương cho những khách qua đàng bồ hôi ».

Một h́nh ảnh anh để lại cho đời, là kẻ vác ngà voi đến tận mạng.

Nhỏ nhẹ và nhỏ nhẻ, giữa bao nhiêu âm thanh và cuồng nộ, giữa bao nhiêu xô bồ của thời đại, Văn Ngọc là một mảnh gương văn hóa đă nḥa nước thủy.

Là người Hà Nội chính tông chính gốc, anh là khách phong nhă hào hoa – có người nói đào hoa làm anh đỏ mặt –. Rời phố cũ từ buổi rêu phong, anh vẫn c̣n giữ phong thái, giọng nói, nét phôi pha của một nền văn minh đô thị sớm tàn phai giữa buổi giao thời tao loạn. Anh ĺa đời vài ba tháng trước khi Hà Nội tưng bừng mở cơn lễ hội một ngàn năm kỷ niệm Thăng Long, có kẻ chép miệng « biết đâu thế mà lại hay ».

Giữa trùng trùng gạch mới, ngói mới đang tân trang cố quận, anh là một thứ « gạch ngói cũ nghe hoa thềm rụng cánh » 2. Thậm chí trong tư thế kiến trúc sư anh c̣n nuôi hoài băo « xây nhà bằng đất » một dự án tâm huyết được anh nghiên cứu từ 1980 đến 1984, và anh đă mang về Hà Nội tŕnh bày trực tiếp vào mùa hè 1984, hơn 20 năm sau đă được in thành sách 3.

Chiếc lá theo ḍng. Có lúc ngược ḍng. Cuối cùng cũng đành chịu lạc ḍng.

Khách hào hoa cũng là khách tài hoa. Chữ nghĩa ngày nay gọi anh Tới là một « tâm hồn văn nghệ ». Người xưa gọi là tao nhân : anh vẽ đẹp, hát hay. Mười hai tuổi đă lên sân khấu đóng kịch thơ, sau đó nhiều lần đoạt giải thi hát thiếu nhi, có khi hát tại Nhà Hát Lớn hay Đài Phát Thanh Hà Nội, 1946. Sang Pháp, anh vẫn tiếp tục đóng góp tài hoa và thiện chí vào những sinh hoạt văn nghệ trong phong trào Việt kiều.

Cuối cùng anh Tới viết văn ; bút hiệu sau cùng làm anh nổi danh là Văn Ngọc. Anh viết về nghề chuyên môn là kiến trúc 4. Về nghệ thuật và lịch sử hội họa 5. Anh đang tiếp tục việc này, đă giao bản thảo một tác phẩm mới về hội họa cho nhà xuất bản Phụ Nữ, Hà Nội, chưa kịp in th́ anh qua đời.

Một số những bài này đă được phổ biến trên báo, như Diễn Đàn. Trên báo này anh c̣n viết giới thiệu và phê b́nh sách, theo ham thích và nhu cầu thời sự. Lúc nào cũng chân thành, lễ độ và nghiêm chỉnh.

Tác phẩm phổ biến nhất của anh bây giờ và mai sau có lẽ là Hồi Ức Tuổi Thơ (sách đă trích dẫn) : kỷ niệm thiếu thời của Văn Ngọc, lồng trong phố phường cổ kính của một Hà Nội xa xưa và xa xôi, chung quanh giai đoạn 1945. Sách có giá trị văn học, lịch sử và dân tộc học. Tác giả là người tài hoa, giàu cảm lụy lại uyên bác, nh́n xa thấy rộng, nên hồi kư là một chứng từ, một tư liệu sâu sắc.

Nhà văn Nguyên Ngọc khi đề tựa đă công b́nh nhận định về tác phẩm và tác giả. Nhất là tác giả Văn Ngọc :

« một kết hợp tài t́nh đến lạ : một người rất Paris và rất Hà Nội. Và h́nh như chính qua anh, tôi khám phá ra được điều này, mà lâu nay tôi vẫn t́m cách giải thích : cái chất « sang » rất Hà Nội, cái chất « văn hóa » rất Hà Nội, cái chất hào hoa riêng có của Hà Nội, cái chất thanh lịch Hà Nội nổi tiếng ấy, như ta có thể cảm thấy, như ngày nay ta vẫn băn khoăn nuối tiếc lắm và đang rất lo nó sẽ mất đi măi…, cái chất ấy do đâu mà có được ? »

Viết về Văn Ngọc - Phạm Ngọc Tới, th́ không biết bao giờ tôi mới dứt được lời. Do đó mượn lời Nguyên Ngọc để kết luận, với niềm tin rằng anh ấy có nhiều khả năng khách quan hơn tôi.

Thôi nhé, vĩnh biệt anh Tới.


Đặng Tiến
Orléans, ngày 3-11-2009

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>