Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

 

D Đ

Giặc nội xâm (phần I)
- Nhận dạng

 
 

Một trong những nội dung đáng lưu ư trong tập tài liệu Cải cách Hành chánh và Chống Tham nhũng (CCHC-CTN) do Liên Hiệp Quốc ấn hành tháng 5 năm nay là sự tồn tại của tham nhũng trong thời kỳ bao cấp (1). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đă sớm nhận ra mầm móng và nguy cơ của tham nhũng, gọi tên chúng là giặc nội xâm.

Khi qui mô nền kinh tế tăng truởng theo hướng thị trường và hội nhập, đồng đô la đổ vào càng nhiều, giặc nội xâm phát càng nhanh. Ngày nay, nạn tham nhũng đă là hiểm họa của đất nước. Hiểm họa tham nhũng được các đảng viên đă từng giữ trọng trách trong guồng máy nhà nước mô tả khá xác thực.

Nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam bộ, nhà báo Trần Bạch Đằng đă nổ phát pháo đầu xuân năm 2006 trên Tuổi Trẻ qua bài viết Nă Đại bác vào Tham nhũng: "Nạn tham nhũng đang đe dọa toàn diện sự phát triển kinh tế cùng đạo đức xă hội - không thể không xem đó là điều nhục. Ăn cắp của công, lừa gạt, chiếm đoạt sức lao động của người khác, chăm bẳm khai thác tiềm lực quốc gia để bỏ túi riêng, h́nh thành những công ty gia tộc, những bè đảng, thậm chí liên kết với xă hội đen... không c̣n lẻ tẻ nữa. Không diệt trừ một số hang ổ tham nhũng, nhất là những hang ổ lớn th́ nỗ lực chung của chúng ta sẽ bị vô hiệu hóa, thậm chí bị phản bội - phản bội ở ư nghĩa cao nhất của từ này". (2)

Nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản, tướng Trần Quốc Bảo trong bài viết tháng 6/2009, góp ư cuộc hội thảo chủ đề “Chủ thuyết phát triển của Việt Nam” do Hội đồng Lư luận Trung ương Đảng chủ tŕ, đă nhận định: "Không ít học giả trên thế giới và trong nước, những học giả chân chính, đích thực đă cảnh báo: Đă có những dấu hiệu đổi mới, cải cách đang trượt dài sang không phải chủ nghĩa tư bản (CNTB) hiện đại mà là sang CNTB ‘xấu xí’, CNTB sơ khai với những đặc trưng cực kỳ man rợ, trong đó có 2 đặc trưng đáng chú ư: Xuất hiện một luồng cực mạnh kinh tế ngầm lộng hành, chi phối sự vận động của xă hội với sự móc ngoặc của 2 thế lực đen: thế lực chủ nghĩa mafia ngoài xă hội, thế lực đen của những phần tử thoái hóa biến chất trong bộ máy cầm quyền. Và một bộ máy công quyền hư hỏng, vô cảm, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, thiếu chuyên nghiệp, ít hiểu biết, xa rời nhân dân, dị ứng dân chủ". (3)

Từ một góc nh́n khác, nhóm nghiên cứu tài liệu CCHC-CTN nhấn mạnh đến mối tương quan giữa tham nhũng và tính chính danh (legitimacy) của chế độ: "tham nhũng hủy hoại tính chính danh chính trị". Quan điểm này cũng được Giáo sư David Dapice, Harvard, phân tích trong tiểu luận V́ sao cuộc Cải cách tại Việt Nam lại khó khăn đến thế? "Dẫu có hạn chế về phương diện cạnh tranh chính trị, nhưng hệ thống chính trị một đảng hữu hiệu của Singapore được hậu thuẫn rộng răi. Chừng nào nhà nước cung cấp được các tiện ích công cộng có chất lượng, như y tế, giáo dục, và nhà ở, th́ nhà nước ấy được xem là chính danh. Lẽ dĩ nhiên, Singapore hiện thuộc trong số các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới" (4).

Tham nhũng c̣n là nguồn gốc của bất công và bất ổn xă hội, thậm chí đe dọa sự sống c̣n của chế độ. Một quan điểm rất nhất quán trong các tài liệu nghiên cứu về tham nhũng cho rằng dân nghèo là thành phần bị thiệt hại nặng nhất, v́ không đủ khả năng hối lộ. Nỗi bất măn của người dân trước sự lộng hành của tham nhũng dẫn đến sự phản kháng. Cuộc bạo động chấn động dư luận tại Thái B́nh năm 1998 và các cuộc biểu t́nh xô xát của nông dân phản đối tham nhũng đất đai tại Việt Nam và Trung Quốc là những ví dụ.

Nội dung được thảo luận trong bài viết gồm ba phần. Phần I Tổng quan - Bối cảnh và Vị thế, phác họa một cái nh́n bao quát về tham nhũng trên thế giới, khu vực, và quá tŕnh phát triển tại Việt Nam. Phần II Những luận điểm quan trọng và Phần III Kết luận, tóm lược và bàn về những luận điểm quan trọng trong tài liệu UNDP.


I. Tổng quan:

1. Bối cảnh:


Tham nhũng là hiểm họa của nhân loại, đặc biệt tại các nước kém phát triển. Theo tài liệu "Chống Tham Nhũng" do Ngân hàng Phát triển Á Châu ấn hành năm 1998, Khoảng 30 tỷ USD tiền viện trợ cho Châu Phi lọt vào tay tham nhũng, được kư thác tại các ngân hàng nước ngoài; số tiền này lớn gấp hai lần GDP của Ghana, Kenya, and Uganda gộp lại. Một quốc gia ở Đông Á đă thất thoát khoảng 48 tỷ USD trong hai mươi năm qua, vượt quá số của nợ nước này là 40.6 tỷ USD. Tại nhiều quốc gia, nguồn thuế bị thất thu đến 50% (5).

Theo ước tính của World Bank (WB) năm 2001-2002, chỉ riêng tham nhũng dưới dạng hối lộ cho các dịch vụ công lên đến khoảng một ngàn tỷ USD trong nền kinh tế thế giới khoảng 30 ngàn tỷ USD lúc bấy giờ. Song đây cũng chỉ là một trong những dạng thức tham nhũng. Ví dụ dưới h́nh thức biển thủ, lạm dụng công quỹ, tài sản quốc gia, tổ chức Minh bạch Thế giới (Transparency International) ước tính nguyên Tổng thống Indonesia Suharto đă tham nhũng khoảng 15-35 tỷ USD, Marcos ở Philippines, Mobutu ở Zaire, và Abacha ở Nigeria mỗi vị khoảng 5 tỷ USD (6).

Nạn tham nhũng tại khu vực Châu Á Thái B́nh Dương khá cao, chỉ đứng sau Châu Phi và khu vực Tân Quốc gia (Russia, Ukraine, Moldova) trong số 8 khu vực, theo Báo cáo Tham Nhũng Toàn cầu năm ngoái (GCR-2008). Cuộc điều tra t́m hiểu tỷ lệ hộ dân cư hối lộ cho cảnh sát và ṭa án, là hai lĩnh vực tham nhũng cao nhất trong tổng số 11 địa hạt được điều tra. Kết quả cuộc điều tra cho thấy một phần ba hộ dân cư khu vực Châu Á TBD đă hối lộ cho cảnh sát và hơn 20% hộ đút lót cho ṭa án (7).


Mối liên hệ giữa tham nhũng và phát triển là một trong những kết luận quan trọng của Bảng Báo cáo Tham nhũng Toàn cầu năm nay (Global Corruption Report 2009: GCR-2009) do tố chức Minh bạch Quốc tế thực hiện. Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ, song GCR-2009 khẳng định mối liên hệ giữa mức độ tham nhũng và lợi tức đầu người của mỗi quốc gia. Bảng xếp hạng Chỉ số Tham nhũng (CPI - Corruption Perception Index) đựa trên thang điểm từ 1-10, điểm càng thấp tham nhũng càng cao, nhóm nghiên cứu ước tính rằng, cứ mỗi điểm đạt được sẽ dẫn đến sự gia tăng nguồn ngoại thu tương đương với 0.8 % GDP, và tăng lợi tức đầu người 4% (8).

Mối quan hệ này cũng được các tài liệu nghiên cứu của WB xác minh: "Trong trường kỳ, các quốc gia cải thiện được việc kiểm soát tham nhũng và luật pháp có thể nâng lợi tức đầu người lên 4 lần, gia tăng mức tăng trưởng GDP hàng năm từ 2 đến 4%, và giảm tử suất trẻ sơ sinh 75%" (9).

Mối liên hệ giữa tham nhũng và phát triển được tập đoàn dịch vụ địa ốc và tài chính quốc tế Jones Lang LaSalle minh họa trong biểu đồ sau đây:


2. Vị Thế:



Chỉ số tham nhũng của Việt Nam được của tổ chức Minh bạch Toàn cầu (TI) theo dơi từ năm 1998 qua bảng xếp hạng Chỉ số Tham nhũng. Kết quả của các cuộc điều tra hàng năm này phù hợp với nhận định của Hoàng Tư trên Thời báo Kinh tế Sài G̣n (TBKTSG) ngày 14/5/2009: "vẫn là một điệp khúc - đạt một số kết quả bước đầu... kết quả c̣n hạn chế". Vị trí tham nhũng của Việt Nam năm 2008 (121/180 - đầu 1/3 cuối bảng), cao hơn vị trí ban đầu năm 1998 (43/52 - giữa 1/3 cuối bảng). Điều này không thể hiện sự tiến triển của Việt Nam trong nỗ lực chống tham nhũng, v́ số nước tham dự cuộc điều tra đă tăng hơn ba lần trong giai đoạn 1998-2008, tức là mẩu điều tra đă thay đổi rất lớn. Song nó cho thấy một cách bao quát vị trí tham nhũng của Việt Nam hiện nay trong cộng đồng thế giới.

Quá tŕnh và hiện trạng của tham nhũng Việt Nam trong mối tương quan cạnh tranh với các nước trong khu vực biểu hiện rơ nét hơn qua điểm số tổng hợp đo lường mức độ tham nhũng trải dài hơn thập niên qua. Kết quả dưới đây cho thấy điểm số tham nhũng của Việt Nam vẫn ở t́nh trạng dậm chân tại chỗ, hầu như không thay đổi trong suốt giai đoạn 1997-2008 với các điểm số 2.8, 2.6, 2.7. So sánh với các nước trong khu vực, vị thứ tham nhũng hiện nay của Việt Nam khá hơn Indonesia 5 bậc, Philippines 20, và xấu hơn Thái Lan 41 bậc, China 49, Malaysia 74, Hong Kong 109, và Singapore 117 bậc (10).


Đất đai hiện là nguồn tham nhũng lớn nhất tại Việt Nam, như Nguyên Tấn đă viết trên TBKTSG tháng 5/2009: "Đất đai có thể nói đă và đang trở thành một nguồn lợi béo bở nhất, đồng thời cũng dễ dàng nhất cho nạn tham nhũng hiện nay". Theo cuộc điều tra tham nhũng năm 2005 do Ban Nội chính đảng Cộng sản phối hợp với Thụy Điển thực hiện, địa chính và nhà đất là hai cơ quan đứng đầu trong danh sách 10 cơ quan tham nhũng. Kế đến là quản lư xuất nhập khẩu, công an giao thông, cơ quan tài chánh, thuế, quản lư ngành xây dựng, y tế, kế hoạch, đầu tư, và công an kinh tế (11). Tham nhũng đất đai cũng được tường thuật nhiều nhất trên báo chí trong nước, chiếm 20.4% trên tổng số các phóng sự và điều tra về tham nhũng, thể theo tài liệu nghiên cứu của McKinley, Catherine (12).

Luồn lách qua ngơ ngách các công cụ chính sách, tham nhũng đất đai phát sinh từ chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp với hàng ngàn kế hoạch treo, các khu, cụm công nghiệp, sân golf thành lập tràn lan, gây bao nỗi hoang mang, bất an, khốn khó cho dân chúng. Theo số liệu công bố, tính đến tháng 5/2009, cả nước có khoảng 1.200 dự án “treo” với diện tích trên 130.000 ha, 194 khu công nghiệp trung ương và 650 cụm công nghiệp địa phương chiếm 76.600 ha, và nếu 144 dự án kinh doanh sân golf đă được cấp phép hoặc có chủ trương cho phép đều trở thành hiện thực th́ sẽ chiếm 44.580 ha.

Hệ quả của "phong trào địa phương giao đất" này, theo ông Hoàng Tuấn Hiệp, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, khiến t́nh trạng đất nông nghiệp vốn đă manh mún, càng "trầm trọng hơn do sự h́nh thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf... trên các cánh đồng, đă, đang và sẽ phá vỡ hệ thống thủy lợi và gây ô nhiễm nặng tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa " (13).

Trên TBKTSG, tháng 5/2009, Nguyên Tấn viết: "Hệ quả là với t́nh trạng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng tràn lan ở các địa phương, hàng loạt héc ta bờ xôi ruộng mật lần lượt bị thế chỗ bởi các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng, để rồi thậm chí bị bỏ hoang do dự án treo, chủ đầu tư không có năng lực; hay hàng loạt khu rừng đặc dụng, rừng pḥng hộ bị tàn phá nặng nề khi chuyển đổi mục đích sử dụng" (14).


Báo cáo và bảng xếp hạng Chỉ số Minh bạch Thị trường Bất động sản trên thế giới do tập đoàn dịch vụ địa ốc và quản lư tài chính Jones Lang LaSalle thực hiện là nguồn dữ liệu tin cậy khác về hiện trạng tham nhũng tại Việt Nam liên quan đến đất đai. Chỉ số này đánh giá tính minh bạch của thị trường bất động sản dựa trên nhiều yếu tố như: tài sản được niêm yết, môi trường luật pháp và cách thức giao dịch, việc vận dụng và hiểu những quy định pháp luật một cách đúng đắn, sự tôn trọng quyền sở hữu ...

Báo cáo Chỉ số minh bạch Bất động sản thực hiện hai năm một lần. Trong hai bảng xếp hạng năm 2004, 2006, Việt Nam được xếp vào nhóm thấp nhất (không minh bạch). Năm 2008, vị thứ Việt Nam tuy được cải thiện lên nhóm Minh bạch thấp, song với hạng thứ 77/82 quốc gia, chỉ số minh bạch của thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn c̣n quá yếu kém. So sánh với các nước trong khu vực, chỉ số minh bạch của Việt Nam xấu hơn Indonesia 22 bậc, Philippines 29, Thái Lan 31, Malaysia 54, và Singapore 68 bậc (15).

Vị trí về tính minh bạch thị trường bất động sản của Việt Nam trong khu vực và mối liên hệ giữa tính minh bạch này với t́nh trạng tham nhũng được biểu hiện trong hai biểu đồ sau đây.






==>Xem tiếp Phần II: Những điểm quan trọng

==> Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: Cuộc vận động làm điều giả dối




(1) Corruption,Public Administration Reform and Development - Corruption UNDP
(2) Nă đại bác vào tham nhũng - Tuổi Trẻ
(3) Giới thiệu ư kiến của Trung tướng Đặng Quốc Bảo về đề tài “Chủ thuyết phát triển của Việt Nam” - Talawas
(4) Fear of Flying: Why is Sustaining Reform So Hard in Vietnam? - David Dapice, Harvard
(5) Anticorruption - Asian Development Bank
(6) Six Questions on the Cost of Corruption with World Bank Institute Global Governance Director Daniel Kaufmann - WB Six Question
(7) Global Corruption Report 2008 - Internaltiional Transaprency. Page 333
(8) Global Corruption Report 2009 - Internaltiional Transaprency. Page 429
(9) WB Six Question
(10) Corruption perceptions index (CPI) - Internaltiional Transaprency
(11) 10 cơ quan nhà nước được bầu chọn là tham nhũng nhất - RFA
(12) Corruption UNDP - P.15
(13) 1.200 dự án “treo” trên cả nước - VnEconomy Công
nghiệp hóa và khu công nghiệp
- TBKTSG
(14) Chống tham nhũng phải từ Luật Đất đai - TBKTSG
(15) Transparency Global Transparency Index 2008 - Internaltiional Transaprency
Transparency Global Transparency Index 2006 - Internaltiional Transaprency

D Đ
Trần B́nh

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>