Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

>> Ḥang Sa - Trường Sa
 

BVN

Dương Danh Dy:
Biển đảo Việt Nam

 
 

Không biết v́ sao mỗi khi suy nghĩ về biển đảo Việt Nam tôi thường nhớ lại chuyện mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long chia tay nhau với “50 con theo mẹ lên rừng và 50 con theo cha xuống biển”. Phải chăng truyền thuyết này cho chúng ta thấy một sự thực: ngay từ ngày đầu dựng nước, tổ tiên chúng ta đă rất coi trọng khai phá biển đảo và đă ư thức được rằng khai thác biển đảo khó khăn hơn nên mới để cha dẫn dắt.


Không chỉ trong truyền thuyết


Và sau nhiều lần suy ngẫm về câu chuyện trên, tôi đă bật ra câu hỏi: câu tục ngữ “rừng vàng biển bạc” có từ bao giờ? Chắc chắn nó xuất hiện sau truyền thuyết trên, tuy vậy điều mà tôi muốn nói ở đây là: sao ông cha ta tinh đời thế! Chỉ bằng một câu có 4 từ mà các cụ đă khái quát một cách chính xác tài t́nh vai tṛ của rừng núi và của biển đảo đối với đất nước. “Xuống biển” để làm ǵ? Chắc chắn là để khai phá và phát triển biển đảo, mở rộng không gian sinh tồn cho dân tộc. “Bạc biển” là ǵ? Chẳng nói ai cũng rơ, biển đảo của chúng ta chứa trong ḷng rất nhiều tài nguyên cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Có biển và đảo, chúng ta sẽ khai thác được nhiều thứ, mang lại ấm no cho đời đời con cháu. Vàng, bạc nhiều như biển hay biển đảo mênh mông đều là vàng bạc.

Có biển có đảo, chúng ta phải làm sao phát huy được tối đa tiềm năng và thế mạnh của một quốc gia có biển đảo, tiềm năng vô cùng quư báu mà thiên nhiên đă ưu ái cho nước Việt Nam trong khi nhiều quốc gia trên trái đất này không có. Hai lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng và tôi muốn nhấn mạnh trận phục kích trên vùng biển Vân Đồn, Quảng Ninh của danh tướng Trần Khánh Dư – người mà chỉ có con mắt tinh đời của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn mới dám sử dụng – đánh tan đoàn thuyền lương giặc, góp phần khiến quân Nguyên phải tháo chạy, cũng như trận đại thắng trên sông Rạch Gầm của Quang Trung Nguyễn Huệ đă chứng tỏ từ thời xa xưa người Việt Nam đă rất giỏi chuyện sông nước. Viết đến đây tự nhiên mấy câu thơ trong bài Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) rất nổi tiếng của Trương Hán Siêu đời Trần bỗng vang lên bên tai như một bản anh hùng ca bất hủ:

“… Sông Đằng một dải dài ghê,

Sóng hồng cuồn cuộn trôi về biển Đông

Những phường bất nghĩa tiêu vong,

Ngàn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

Giặc tan muôn thuở thanh b́nh,

Phải đâu đất hiểm cốt ḿnh đức cao”.

Sau mấy ngàn năm dựng nước và mở nước, trải qua bao bước thăng trầm, qua những đêm dài nô lệ, trong tiến tŕnh giải phóng dân tộc, dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta đă ba lần chiến thắng ngoại xâm, với “chiến thắng Điện Biên lừng lẫy địa cầu” và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử… Ngày nay nước ta đă hoàn toàn độc lập thống nhất. Với gần 90 triệu dân và ngoài 331.690 km2 diện tích lục địa ra, bằng vào 12 hải lư ranh giới lănh hải thêm 12 hải lư tiếp giáp theo thông lệ và 200 hải lư đặc quyền kinh tế, hiện nay chúng ta có quyền sở hữu đang sở hữu một vùng biển đảo vô cùng rộng lớn như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quốc và hàng ngàn ḥn đảo lớn nhỏ khác. Không hổ thẹn với truyền thống cha ông, những ḥn đảo Bạch Long Vỹ, Ḥn Mê, Cồn Cỏ… đă nổi danh một thời là đảo tiền tiêu chống Mỹ. Chúng ta không bao giờ quên những chiến sĩ đă anh dũng hy sinh trong trận đánh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và giải phóng và bảo vệ Trường Sa (1988).


Biển đảo là sức mạnh


Nhiều người dân b́nh thường đă biết vai tṛ quan trọng của biển đảo đối với một quốc gia. Nước ta có 28 tỉnh, thành phố nối liền với biển. Biển Đông của chúng ta là một đường hàng hải nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng với các nước trong khu vực và có liên quan. Nơi đây có nhiều tài nguyên quí báu đă được thăm ḍ và khai thác. Người ta đă nói nhiều tới trữ lượng dầu khí, nhưng không chỉ có thế, đây cũng là nơi có nhiều hải sản, khoáng sản quí báu khác. Biển đảo cho chúng ta cá tôm, các loải hải sản rồi nước mắm Phú Quốc, Nha Trang… nổi tiếng. Biển c̣n là nơi rất quan trọng đối với hệ sinh thái và hoạt động du lịch. Chúng ta may mắn có vịnh Hạ Long, một danh lam thắng cảnh đă và đang được b́nh bầu để xếp hạng là một kì quan thiên nhiên thế giới, băi biển Cát Bà, Mũi Né… đang là nơi du lịch, nghỉ dưỡng mà nhiều người trên thế giới t́m đến. Nhà nước ta đă có kế hoạch đến năm 2020 kinh tế biển phải chiếm từ 53-55 % GDP cả nước.

Tầm quan trọng của biển đảo là như vậy, nhưng rất tiếc trong một thời gian khá dài đă có lúc, có nơi một số bộ môn và cá nhân người phụ trách các cấp của chúng ta đă chưa quan tâm, chú ư đúng mức đến việc giáo dục ư chí, kiến thức và đầu tư con người, tiền của, phương tiện cần thiết cho việc xây dựng biển, đảo nhanh mạnh hơn nữa. Một số bạn trẻ – dù chỉ là rất ít người – vẫn chưa thấy hết ư nghĩa sống c̣n của biển đảo đối với đất nước và trách nhiệm của ḿnh trước nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ và phát triển vùng lănh thổ mà nhiều thế hệ cha anh đă anh dũng hy sinh. Tôi đă hỏi một bạn trẻ: Những cái ǵ là lực cản lớn nhất trong việc triển khai thi hành chiến lược biển mà Trung ương vừa ban hành? Mặc dù nói khá dài nhưng anh này không nói được mấy điều thiết yếu nhất mà hễ người nào quan tâm đến biển đảo đều biết. Khi một số nước xung quanh chúng ta đă có những con tàu đánh cá hiện đại với tải trọng, tốc độ lớn, có thể hoạt động dài ngày trên biển, thử hỏi những con tàu 300 mă lực, tải trọng vài chục tấn của ngư dân Việt Nam làm sao cạnh tranh nổi? Khi có nước đă cải biên chiến hạm thành tầu đánh cá để tuần tra vùng biển mà họ bảo là của họ, liệu các con tàu đánh cá hiền lành của bà con ta làm sao bảo vệ được ḿnh?

Hiện nay, người ta không ngừng nói, ḥa b́nh, hợp tác và phát triển đang là xu thế của hội nhập quốc tế, là điều kiện không thể thiếu trong quan hệ quốc tế, nh́n chung quan hệ giữa những nước có tranh chấp dường như có vẻ sáng sủa hơn. Những cuộc họp G8, G20, ASEAN+1, ASEAN+3, APEC… được diễn ra đều đặn. Tuy vậy điều đáng quan tâm là những tranh chấp về chủ quyền lănh thổ giữa các bên có liên quan ở Biển Đông lại có xu thế tăng lên.

Trong bối cảnh đó giữ cho được môi trường ḥa b́nh, ổn định, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như hợp tác cứu hộ, chống cướp biển trên Biển Đông phải là phương châm ứng xử và hành động chung của các nước liên quan. Tôn trọng, xây dựng ḷng tin lẫn nhau, cũng như chủ động t́m kiếm, đề xuất các phương thức để giải quyết tranh chấp phải là những việc cần làm. Nếu các bên có liên quan đều v́ trách nhiệm chung làm được các điều đó, tôi tin rằng câu nói “Biển Đông sắp nổi sóng” của một học giả tham gia cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông do Học Viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội ngày 26-27/11/2009 sẽ không xảy ra.


Hướng về biển đảo


Hiện nay nước ta có rất nhiều ngày kỷ niệm, ngoài các ngày lễ lớn như Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày Quốc Khánh, Ngày sinh Bác Hồ, Ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam… và một số ngày lễ quốc tế ra, gần đây thấy trên báo chí đă xuất hiện Ngày doanh nhân Việt Nam, Ngày người cao tuổi, v.v. và sát ngay đây là Ngày bảo vệ rừng 28/11. Với tầm quan trọng của biển đảo, chúng ta hoàn toàn có thể thêm một ngày dành cho biển đảo Việt Nam với tên gọi ví dụ như “Ngày toàn dân bảo vệ và xây dựng biển đảo”.

Có ngày đó, ít nhất trong một năm mỗi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài sẽ có một lần tưởng nhớ tới những chiến sĩ, liệt sĩ của chúng ta đă bỏ ḿnh v́ sự nghiệp cao cả trên cũng như không quên cống hiến của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, và anh chị em các dân tộc đang ngày đêm chịu đựng mọi gian lao vất vả nguy hiểm để bảo vệ xây dựng vùng lănh thổ thiêng liêng này. Có ngày đó, mỗi người Việt Nam sẽ không quên trách nhiệm của ḿnh và nhất định sẽ có những hành động thiết thực cụ thể như đóng góp cho “Quỹ bảo vệ xây dựng biển đảo” để tiếp tục ước mơ “xuống biển” mà tổ tiên ta đă từng ư thức từ thủa Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long.

DDD

20/2/2009-29/11/2009

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập



BVN
Dương Danh Dy

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>