Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Truyện kư

Ơn thầy


H́nh Tuổi Trẻ

 
 

Tôi rời quê hương vào đầu xuân 83, ra đi dù ḷng không muốn, ra đi v́ cả nhà chẳng c̣n ai ở lại, cái diện đoàn tụ kể ra cũng khá buồn cười làm lư do cho cả gia đ́nh 10 người lên dường sang Y’ để gặp lại đứa em theo chồng đi xa từ trước năm 75.

Xứ lạ quê người tôi sống bằng quay quắt nhớ thương quảng đời bỏ lại sau lưng. Rồi tôi lập gia đ́nh, cho ra đời hai đứa con kháu khỉnh. Các con tôi lớn dần theo thời gian. Khi chúng tới tuổi đi học, lần đầu tiên dẫn chúng đến ngôi trường đàu đời cũng là lúc tôi nghe sống lại trong tôi bao h́nh ảnh thửo học tṛ bé nhỏ của tôi ngày nào.

Không nhớ nhiều lắm trường Tiểu học Lê thị Giàu ở vùng Chợ Quán, Quận 5, Saigon, nơi tôi đă khởi đầu học lớp năm và lớp tư , tức lớp một và lờp hai bây giờ, v́ lúc đó tôi c̣n nhỏ quá, đi học cứ bị các bạn lớn trong lớp ăn hiếp hoài. Có thể v́ vậy nên sau biến loạn B́nh Xuyên, nhà bị cháy, gia đ́nh tôi dọn về Chánh Hưng, tôi cảm thấy dễ chịu hơn với ngôi trường mới, nơi đă để lại nhiều kỹ niệm sâu đậm trong tôi đến măi bây giờ.

Trường Tiểu học Chánh Hưng là một ngôi trường gạch ngói xinh xắn, khá tiện nghi, nằm bên bờ một con lạch chạy ra Kinh Tàu Hủ, thông với sông Saigon. Chỉ nội khung cảnh thơ mộng với bờ dâm bụt bao quanh, với gió sông trong mát cạnh hàng phượng vĩ rợp bóng trong sân trường cũng đủ làm tâm hồn thơ dại của tôi ngày đó nghe yêu mến ngôi truờng như yêu mến ngôi nhà của mẹ cha.

Trường nhỏ, chỉ có một văn pḥng vừa dành cho Hiệu Trưởng, vừa làm nơi hội họp của thầy cô, năm pḥng khác là năm lớp học dành cho hai buổi sáng, chiều. Mỗi lớp học đều có những biểu ngữ do chính bọn học tṛ chúng tôi làm ra để dán lên tường, như :” Không thầy đố mầy làm nên “ hoặc “ Có học phải có hạnh “, v.v…..

Tại đây tôi bắt đầu học lớp ba với cô Liễu, ngoài chữ nghĩa, cô là người đă dạy tôi biết tập tành những đường kim, mũi chỉ đầu tiên trong đời. Cô hiền lành nhỏ nhẹ như bà mẹ của đàn con gần 60 đứa trong lớp.

Lên lớp nh́ tôi học với cô Lang. Ngày đầu niên học cô giải thích ngay tại sao tên côï không đẹp như tên của loài hoa Lan thơm ngát, th́ ra lổi của nhân viên pḥng khai sanh hộ tịch. Cô vui vẽ nhưng nóng tính, mỗi lần chúng tôi phạm lổi thường bị cô phạt khẽ tay bằng thước bảng sắt đau điếng. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thích cô v́ gần vào cuối giờ học mỗi ngày cô hay kể cho cả lớp nghe những câu chuyện cổ tích vô cùng lư thú mà đoạn kết nào cô cũng thuờng bảo “thôi, để mai kể tiếp “.Và có lẻ để biết hoàng tử, công chúa có cưới nhau, hoặc gian thần ác tặc có bị đền tội hay không nên lớp chúng tôi số vắng mặt rất ít hoặc không có.

Lớp nhất, học với thầy Dương Minh Công, chúng tôi nhộn nhịp chuẩn bị thi vào Dệ thất, tức lớp sáu bây giờ. Thuở ấy, trường Trung học công lập không nhiều như bây giờ nên thi vào rất khó. Vùng tôi ở, đa số trai th́ ghi danh thi vào Pétrus Kư, tức Lê Hồng Phong ngày nay; gái thi chọn trường Gia long, xưa là trường Ao tím, giờ là trường Nguyễn thị Minh Khai. Kết quả mỗi năm nhiều lắm mỗi trường dự thi như trường chúng tôi chỉ có khoảng 5 hay 6 người trúng tuyển.

Đến đây phải nói thêm một điều là thuở đó tôi ham đọc chuyện Tàu hơn ham học, dù trong lớp tôi cũng thuộc loại khá chứ không đến nổi tệ. Muốn đọc phải mướn, mỗi ngày trả năm cắc cho 1 quyễn , đúng với số tiền ba má tôi phát cho tôi mỗi ngày để ăn đá nhận. Nhưng thay v́ thưởng thức vị ngọt của những cục đá nhận thơm phưng phức mùi si rô có thêm một chút nước chanh muối , hoặc vài giọt sữa đặc chan trên mặt, tôi thường nhịn thèm nh́n lũ bạn chắt hít ngon lành, để dành tiền đó mướn truyện. Và để khỏi hao giờ, tốn tiền tôi thường đọc ngấu nghiến bất kể giờ giấc dù ở nhà hay ở trường. Có hôm đang giảng bài, thầy bất gặp tôi gầm mặt xuống bàn say sưa theo dơi Đơng Châu Liệt Quốc, thầy tịch thu sách, bắt tôi phải chăm chú nghe bài, nhưng tôi nào có nghe được ǵ đâu, đầu óc tôi c̣n đang lẫn quẫn với Tôn Tẫn đang vây thành nước Ngụy trả thù Bàng Quyên về tội lừa thầy phản bạn. Cứ như vậy hoài, nên dù thầy tôi tận tâm cách mấy, năm đó tôi cũng trượt vơ chuối. Thi hỏng, tôi được thầy thương t́nh cho học ké thêm một năm nữa. Gọi là học ké v́ không có ghi danh trong sổ nhà trường mà chỉ đến lớp để dự thính ôn luyện lại thôi. Hè đó, trước thời gian đến ngày thi tuyển, thay v́ nghỉ ngơi hoặc dạy kèm trả công như đa số các giáo viên khác, thầy tôi đă kêu đám học tṛ, nếu ai muốn, cứ đến nhà thầy mỗi ngày vào buổi trưa học thêm 2 giờ Toán. Thầy không đ̣i chúng tôi trả đồng xu cắc bạc nào cả.

Năm đó, tôi và 3 cô bạn cùng lớp đậu vào Gia Long, bọn con trai cũng có 3 đứa được lên băng “Phong Thần “. Cha mẹ đám học tṛ không nhớ công thầy đă đành, mà ngay cả đám chúng tôi cũng vô t́nh không đứa nào nhớ để cám ơn thầy một câu, niềm vui đổ đạt khiến chúng tôi quên những buổi học với bao giọt mồ hôi thầy đọng trên trán giữa những buổi trưa nắng oi ả dưới mái nhà lợp tôn của thầy. Mừng thi đậu, chúng tôi ríu rít sắm sửa đồng phục, vẽ vời tương lai, hồi hộp chờ làm “người lớn “ vi được đi học ở trường lớn. Và theo thời gian, ḍng đời đưa đẩy chúng tôi về phía trước với bao thăng trầm của mỗi đứa, chúng tôi quên dần h́nh bóng thầy cũ, trường xưa.

Năm 1982, t́nh cờ tôi thấy tên thầy trên báo qua mục Người Tốt Việc Tốt, thầy được Nhà Nước khen tặng v́ đă đem những trẻ lang thang vô gia đ́nh về nuôi dưỡng, chờ ngày được cơ quan chính quyền thành phố sắp xếp ổn định. Tôi chợt nghe sống lại thời c̣n cắp sách va thấy ḿnh là kẻ vô tâm, muốn t́m thăm thầy để nói vài câu tạ tội về sự bạc bẽo mười mấy năm qua, nhưng lúc đó tôi lại đang bận rộn thủ tục giấy tờ và các việc linh tinh khác để xuất ngoại sang Y cùng gia đ́nh. Sau đó ít lâu, tôi rời VN, không c̣n nhớ ǵ việc t́m tin tức của thầy tôi.

Năm 1995, tôi trở lại quê hương vào mùa nghĩ hè của các con tôi. Mừng mừng tủi tủi sau 12 năm xa cách, tôi ngộp ch́m trong biển yêu thương, trong sự chào đón của bè bạn, thân nhân. Buớc chân t́m về của tôi không từ bỏ một nơi chốn xưa nào, như cánh chim t́m về tổ cũ. Thăm lại ngôi trường Tiểu học thân thương, tôi nghe ḷng chùn xuống. Bờ sông xanh mát giờ cạn nước đen ng̣m, nhà cửa ai đó cất lên san sát lấn gần mất nửa mặt sông. Hàng rào dâm bụt với những đóa hoa đỏ thắm như những chiếc lồng đèn xinh xắn được thay thế bằng tường rào xi măng chắc chắn, lủ trẽ bây giờ chắc khó t́m được nơi để vạch rào vào lớp những ngày trể học. Hàng phượng vĩ cũ cũng không c̣n đủ để rợp bóng sân trường, chỉ c̣n sót lại 1 cây gần cột cờ giữa sân và 2 cây ở cổng ra vào như những cố gắng tồn tại để chờ ngày về của những bước chân xưa. Buồn, nhưng biết nói sao đây? Cuộc đời há chẳng phải là một cơn dâu biển? Thời gian biến đổi tất cả, đâu chỉ riêng cho con người. Điều quan trọng là ngôi trường vẫn c̣n đó, và tâm hồn tôi vẫn dào dạt thương yêu nó như thuở nào.

Trong những lần đi thăm thân t́nh người quen , tôi thực ḷng muốn t́m lại thầy tôi, nhưng thầy không c̣n ở chổ cũ ngày nào nữa. Và có lẻ trời thương kẽ tha hương về cố quận, nên một hôm trên đường đến chợ Ḥa B́nh, tôi bỗng thấy một người có dáng dấp, vẻ mặt y hệt thầy tôi đang ngừng xe Honda ở góc đường băng qua chợ. Tôi chạy a lại, nh́n kỹ hơn và ngập ngừng xin lổi để hỏi thăm cho rơ ràng hơn. Quả thật người ấy là thầy tôi. Bút mực nào tả hết nổi xúc động trong tôi. Thầy tôi cũng cảm động không kém khi nh́n ra đúa học tṛ mê đọc chuyện tàu hơn mê học ngày nào. Tóc thầy giờ đă điểm sương mà đầu tôi cũng bao lần gội nhuộm. Tiếc rằng lúc đó đă gần hết thời gian lưu trú. Truớc khi lên đường trở lại Y, tôi đă dẫn các con tôi đến thăm gia đ́nh thầy. Thầy tṛ hàn huyên kể lể những chuyện đă qua, tưởng chừng như c̣n chung dưới mái trường năm xưa. Thầy hân hoan cho tôi coi lại mấy quyển tập cũ đă phai màu mực của vài học tṛ cưng gương mẫu, dĩ nhiên không có quyển tập nào của tôi trong đó. Truớc khi từ giả, tiển tôi ra cửa, thầy nhẹ nhàng cám ơn buổi viếng thăm của tôi, và thầy ngậm ngùi :”Học tṛ ngày nay có mấy ai nhớ được thầy cũ như học tṛ ngày truớc đâu em.” Tôi cúi đầu xấu hổ nhủ thầm :” Thầy tha lổi cho em, hồi xưa cũng có lúc em đă quên thầy.”

Trở lại Y’, tôi mang theo bao thương yêu của những người ở lại. Hành trang ngày về h́nh như nặng hơn lúc đi. Từ đó đế nay, bên cạnh những thư từ cho bạn bè, thân nhân mỗi lần đến ngày lễ kỹ niệm Nhà Giáo hoặc các dịp lễ Tết, Noel tôi đều thường xuyên gởi thư, thiệp chúc mừn, thăm hỏi thầy và gia đ́nh. Và tôi tự hứa sẽ giữ hoài sự liên lạc t́nh nghĩa đó dài lâu.

Chuyện tôi thuật đây không có ǵ đặc biệt, tôi viết ra với ước vọng các cô cậu học sinh trẻ hôm nay đọc để cùng tôi nhớ lại ngôi trướng đầu đời và thầy cô cũ năm xưa. Các vị ấy không đ̣i chúng ta trả ơn dạy dổ, mà chỉ cần sự thương kính c̣n vương lại trong moiă chúng ta sau khi từ giả mái trường. Ta đi học trên đường làm người, và ta làm người trên đường học vấn. “ Không thầy đố mầy làm nên“ câu ngạn ngữ ấy thiết nghĩ có giá trị đến muôn đời

Huỳnh Ngọc Nga

Italia, Torino 20.09.2003

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>