Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Truyện ngắn

 

GIA PHONG

 
 

(Thân tặng Trịnh thị Liễu để nhớ những ngày đến thăm nhau)

Thi ngừng xe gắn máy, kéo áo dài xuống rồi thong thả dắt xe vào hẻm 127 trên đường Phát Diệm. Nhà Thi ở giữa con đường chật hẹp đó, tuy vậy xe đạp, xe gắn máy vẫn có thể chạy qua dễ dàng từ đầu hẻm nầy sang đầu hẻm kia. Thi thường xuống xe ngay đầu hẻm thay v́ quẹo rồi chạy thẳng đến trước cổng nhà, Thi muốn “ người ta” có th́ giờ “chiêm ngưởng “ ḿnh nhiều hơn và Thi cũng muốn trái tim ḿnh đập mạnh hơn theo tia nh́n của người con trai của ngôi nhà đối diện xeo xéo nhà nàng một chút.

Không biết hắn bắt đầu “nh́n“ Thi từ độ nào, chỉ biết Thi nhận ra tia nh́n đó từ năm đệ tứ, năm Thi 15 tuổi, tuổi con sâu vươn ḿnh biến thành cánh buớm, tuổi da hồng phơn phớt khi đi dưới nắng, tóc thơm hoa lài khi chải gội ngồi hong, tuổi biết ngượng ngùng khi va chạm ánh mắt của những đứa con trai cùng xóm hau háu dơi theo. Hắn cũng là một trong những thằng con trai cùng xóm, nhưng hắn không nh́n hau háu sổ sàng, hắn không làm Thi bực bội khi lần đầu tiên lúc Thi bắt gặp đôi mắt dịu dàng của hắn nhẹ nhàng nh́n nàng từ lan can nhà hắn ngó qua khi nàng đi học về. Thấy Thi nh́n lại, hằn khẻ gật đầu chào, lịch sự như một chàng hiệp sĩ đang nghiêng ḿnh trước một công nương. Thi thẹn thùng quên cả gật đầu chào đáp lại rồi lật đật dẫn xe vào nhà. Buổi trưa hôm đó, cơm canh má Thi làm h́nh như ngon hơn bao giờ hết, Thi ăn mà không hiểu tại sao ḿnh lại ngon ăn khác thường như thế.

Thật ra, hắn cũng đâu xa lạ ǵ với gia đ́nh Thi, là hàng xóm cả mà, ba má Thi dọn nhà đến đường hẻm Phát Diệm nầy từ ngày Thi chưa mở mắt chào đời và gia đ́nh hắn cũng là dân cố cựu nơi đây, nhưng h́nh như ba má Thi không thân thiện lắm với gia đ́nh của hắn, gặp nhau chỉ chào hỏi qua loa theo đúng phép xă giao rồi th́ đường ai nấy bước, Thi không bao giờ thấy má Thi chuyện văn dài ḍng với mẹ hắn như vẫn thường làm với các bà hàng xóm chung quanh, cha Thi cũng không bao giờ mời cha hắn một buổi giổ, buổi tiệc nào như vẫn mời các ông bạn nhậu gần nhà. Cha hắn là kép hát của những gánh cải lương lưu diễn nay đây mai đó, nhưng ông không phải là kép chánh danh vang thường được nêu tuổi tên trên báo chí mà chỉ là kép phụ chuyên đóng những vai gian nịnh tầm thường, người ta bảo ông vẫn mơ một ngày anh kép chánh trong đoàn ngả bịnh để được đóng thế một, hai buổi diễn, để thiên hạ có dịp khám phá tài năng của ông, tài năng của một anh kép “bất phùng thời“ . Nhưng ước mơ đó ông đợi măi đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được, không phải v́ ông xấu xí hay thiếu khả năng tŕnh diễn, trái lại ông có khuôn mặt khá điển trai, rất “ăn đèn“, mỗi lần đăm nhận vai độc ác, dữ dằn ông phải hoá trang cho thành ra xấu xí; tất cả chung quy cũng chỉ tại giọng nói ồm oàm của ông cản bước ngăn đường tiến thân của ông mà thôi. Làm kép chánh th́ phải có giọng nói thanh tao để thủ thỉ du dương cùng các cô đào chánh, để vô vọng cổ cho thiệt ngọt, xuống câu cho thiệt bùi nếu không như Hữu Phước, Thành Dược th́ ít ra cũng từa tựa Phương Quang, Thanh Hải, đàng này giọng của ông mỗi khi vang lên cứ nghe nhu lúc Trường Xuân – anh kép độc của đoàn Kim Chưởng ngày xưa – hoặc Hoàng Giang – kép hài, kép độc của đoàn Thanh Minh Thanh Nga – đang ra lịnh càn quét bốn cỏi ta bà. Oâng buồn, nhưng con tằm đă vướng nợ tơ, chặt không đứt, bứt không rời với nghiệp dĩ mà ông đă đa mang từ thời trai trẻ, thời mà ông trốn nhà, bỏ quê theo ghe chài của một gánh hát rong để “tầm thầy, học nghệ “. Nghề th́ ông học được bởi sự chỉ dạy tận t́nh của các bậc cha chú trong đoàn, từ cách thủ diễn sao cho linh động đến ngón đờn ḱm réo rắt của các bài bản nhưng cái nghiệp của ông bị giọng thổ khô khan của ông phá ngang nên con đường tiến thân của ông đành dừng lại ở một chừng mực khiêm nhượng mà thôi. Ong lập gia đ́nh với cô đào phụ của gánh hát thứ ba mà ông gia nhập, cô đào đó có nhan sắc, có giọng ca, nhưng lại không có sự ch́u ḷn, dễ dàng ưng thuận những ông chủ đoàn, những thầy đạo diễn nên cô cứ thủ hết vai thị nữ đến vai đào lẳng, đào độc liên miên, một đôi khi chưa hết hiệp đầu đă phải lăn đùng ra chết để thế mạng cho vai của cô đào chánh. Cô cũng yêu nghề và cũng muốn đem tài sắc của ḿnh cống hiến cho đời những ǵ cô có thể làm đuợc, nhưng luật “hậu trường“ khiến cô đâm chán, lập gia đ́nh với anh kép phụ đẹp trai, sanh đứa con đầu ḷng xong là cô dẹp ô trắp ở nhà đóng vai vợ hiền, ít ra ở đây, cô cũng tự hào rằng ḿnh đang thủ một vai chánh quan trọng cho một đời người. Họ sống an vui, hạnh phúc bằng t́nh yêu của hai đồng nghiệp, đồng cảnh không may trên đuờng sự nghiệp.

Và hắn, hắn đă ra đời trong mối duyên sân khấu đó, hắn mang khuôn mặt đẹp của mẹ cha, nhưng không mang cái đam mê của ánh đèn sân khấu. Hắn nghe cha đàn, mẹ hát bằng sự ngưỡng mộ chứ không bằng ham muốn học đ̣i. Ngày c̣n nhỏ, hắn thường theo mẹ đến rạp, đứng sau cánh gà nh́n cha diễn xuất, đèn màu chấp chóa, tiếng trống, tiếng nhạc chập chùng, cả một trường thiên của một đời người hay một cốt chuyện chỉ được gói ghém bằng ba giờ diễn. Theo thời gian, hắn lớn dần và nhận ra sự đổi thay sau ánh đèn sân khấu, sự chuyển biến của đào kép theo thời gian, hắn thấy sao tất cả chỉ là một áng phù vân. Các đứa em hắn, có đứa xin cha theo học nghề cầm ca khi chưa học xong bậc Trung học, c̣n hắn, hắn cắm cúi học, mong muốn dùng mảnh bằng làm bước tiến thân hơn dơi theo dấu chân cha mẹ. Nghiệp dĩ của cha mẹ hắn bạc bẽo lắm, hắn thấy rồi, những đêm cha hắn về phờ phạc đói, mẹ hắn chờ dọn những buổi cơm khuya; những ngày xa xôi lưu diễn của cha, mẹ con hắn đă phải chờ trông như chờ trông lính thú phương xa chưa về,, lương hứong của cha hắn không đủ bao bọc cả gia đ́nh, mẹ hắn phải gầy hụi, buôn bán kiếm thêm đồng ra đồng vào mới đủ cho anh em hắn đến trường vẹn vẻ như bè bạn chung quanh. Hắn phải học, phải thành tài bằng chữ nghĩa, nghề nghiệp hắn t́m được sau nầy không sợ sự tàn phá của thời gian, không bấp bênh như những đêm ít khán giả của cha, những ngày bầu gánh bán giàn chưa thanh toán nợ. Nhưng cũng thật t́nh mà nói, hắn yêu làm sao tiếng đàn ḱm của cha hắn, nhất là vào những buổi trưa hè gay gắt nắng, lúc lối xóm ch́m trong tĩnh lặng của phút giây ngơi nghỉ sau nữa ngày lao động, hay trong những đêm khuya không vai diễn phải nằm nhà, lúc trăng bên ngoài hiên treo lơ lững giữa tàn cây mận trước ngỏ nhà hắn. Tiếng đàn thảnh thót rót nhẹ vào hồn người nghe những âm hưởng đậm đà tính dân gian, từ những bài vọng cổ đến những bản kim tiền, nam ai, tứ đại óan, b́nh bán thán hay những bài sơn đông hướng mă, luư thủy hành vân, xang xừ líu dồn dập tươi vui, tiếng đàn nếu đuợc thêm tiếng hát của mẹ hắn ḥa nhịp th́ không c̣n chổ nào chê đuợc. Trong lời ca, tiếng đàn của cha mẹ, hắn chợt hiểu cái đam mê nghiệp dĩ đă đưa đường dẫn lối cho cha mẹ hắn gặp nhau. Không biết mai sau nầy người hôn phối của hắn có cùng một đường một hứong để ngâm câu “đồng vợ, đồng chồng tát biển đông cũng cạn” hay không. Hắn chợt nghĩ đến nàng, cô láng giềng áo trắng xeo xéo trước cửa nhà hắn.

Những ngày hai đứa c̣n thơ, hắn và nàng học chung trường Tiểu học Cầu Kho, hắn hơn nàng 3 tuổi nên học trên nàng 3 lớp. Học cùng trường, đi cùng đường vậy mà hắn với nàng có bao giờ nói chuyện hay chào hỏi với nhau đâu. Nhà hắn lam lủ b́nh dân bao nhiêu th́ nhà “con nhỏ “ hàng xóm có khuôn mặt búp bê kiểu cách bấy nhiêu. Nhà hắn chỉ một gian nhà mái tôn nóng hừng hực vào những ngày gay gắt nắng c̣n nhà con nhỏ cao ṿi vọi 4 tầng. Sân nhà hắn hàng rào bông bụp hoa nở đơn sơ trái ngược lại nhà con nhỏ tường xi măng cao, cổng sắt nhọn với bảng treo coi chừng chó dữ như hăm dọa những ai muốn léng phéng đến gần. Hắn đâu cần léng phéng đến gần căn nhà giàu đó làm chi, từ cửa nhà hắn nh́n ra đầu ngỏ, hắn cũng thấy rơ ràng dáng đi chim sáo của con nhỏ , thấy cái miệng con nhỏ nhai chóc chách trái cóc xanh, khúc mía ngọt, con nhỏ ăn hàng vặt đến nổi mấy chị bán hàng rong trước cổng trường đều quen mặt. Bẳng đi một thời gian, hắn vào trung học Pétrus Kư, bận việc học, có thêm bạn mới, hắn cơ chừng quên không ngắm nh́n con nhỏ từ đầu ngỏ nữa. Nhưng một ngày nọ, hắn bỗng ngạc nhiên thấy một “người đẹp “ áo dài tơ trắng muốt, tóc thề thả chấm phủ vai đạp xe đạp từ đầu ngỏ dừng lại và đẩy xe vào nhà con nhỏ , hắn giật ḿnh ngắm kỹ hơn một chút, th́ ra con nhỏ chứ không ai khác hơn. Mới đó mà con nhỏ đă “trổ mă “ coi “ngộ “ quá chừng. Trường của hắn gần nhà hơn trường Gia Long của nàng, bây giờ phải gọi con nhỏ là nàng mới được v́ ai lại gọi người con gái mà ḿnh để ư là con nhỏ bao giờ, nên hắn thường về nhà trứoc để đứng ngoài lan can ngắm bóng ai về từ đầu ngỏ. Hôm nọ nàng t́nh cờ nh́n sang và bắt gặp đôi mắt ngữong mộ của hắn, hắn đă gật đầu lịch sự chào nàng nhưng sao chẳng thấy ai kia chào đáp lại, người chi mà khó khăn đến thế, chẳng khác ǵ cha mẹ nàng.

Cha mẹ hắn thường bảo, trong xóm chỉ có nhà nàng là khác hẳn mọi nhà dù họ đă đến đây ở tự lâu đời, dù ba má nàng vẫn lịch sự chào hỏi láng giềng mỗi khi giáp mặt, nhưng trong cung cách của họ có một cái ǵ khang khác. Cái ǵ đó theo ư cha mẹ hắn là phong cách gịng tộc gia đ́nh nàng. Nghe đâu tổ tiên nàng ngày xưa là công thần chi tộc chi đó, có đất đai vườn tược c̣ bay thẳng cánh ở miệt Châu Dốc – Long Xuyên, chú bác nàng có người làm thẩm phán, luật sư, cha nàng tuy không kiểu cách, nhưng cũng phong thái ra vẻ với ghế Chủ sự Nhân viên Hành chánh một ngân hàng lơnù trong thành phố. Gia đ́nh nàng sống có vẻ hơi biệt lập dù vẫn thân thiện với mọi người, vẫn thỉnh thoảng tiệc tùng mời bà con lối xóm, nhưng h́nh như chưa lần nào cha mẹ hắn có dịp đặt chân lên thềm nhà nàng. Cha hắn thường cười bảo với mẹ hắn “nhà đó họ giữ thể thống, gia phong. Họ sợ giao thiệp với phường xướng ca vô loại nhà ḿnh “. Dù đó là lời cha hắn nói, nhưng hắn cũng nghe ḷng chạm tự ái. Xướng ca cũng là nghề, không làm hại ai, không cướp giựt của ai, sao lại khinh thị nghề nghiệp đó chứ. Hắn không thích chữ xướng ca để nói người theo nghề hát xướng, dùng chữ nghệ sĩ nghe thuận tai và có t́nh người hơn. Nhiều lúc hắn tự hỏi, sao con người có nhiều thứ phân chia với nhau như thế. Giàu nghèo, sang hèn, cao thấp khác nhau nhưng nhân phẩm con người đâu thể đánh giá qua những danh từ phù phiếm đó. Những kẻ bị miệt thị là phường xướng ca đó cũng đổ mồ hôi, sôi nứoc mắt để có được đồng tiền lương thiện, chứ họ đâu kiếm tiền bằng những phân lời cắt cổ dân nghèo hay những dối gian trong trường mua bán. Hắn không muốn tin nàng, cô gái có khuôn mặt phúc hậu đoan trang kia lại có thể mang những thành kiến cổ hủ về danh giá, gia phong như cha mẹ nàng.

Riêng phần Thi, sau va chạm những ánh mắt đầu tiên đó, ḷng cô thiếu nữ bỗng mơ mộng vu vơ. Những bước chân từ đầu ngỏ đến nhà bỗng dưng trở nên vụng về làm sao, vành nón lá ngày thường lệch ngay không cần thiết, nhưng bây giờ cô thích kéo nón nghiêng nghiêng để làm duyên mà cũng để thẹn thùng tránh né những tia nh́n đam mê của chàng trai trẻ. Ngày trước, cô ít để ư tiếng đàn ḱm réo rắt từ nhà hắn vọng ra, nhưng bây giờ cô bỗng thấy nó thanh tao t́nh tự làm sao những âm thanh mang tính dân gian đó. Tuổi mười bảy, cô cũng sôi động theo những bài nhạc trẻ đương thời, nhưng nghe xong rồi nhạc bay theo gió, chỉ có tiếng đàn ḱm qua các bài bản cổ nhạc từ nhà hắn vọng ra đang nhẹ nhàng ru ngủ hồn cô. Cô sinh ở Saigon, nhưng gốc gác mẹ cha đi ra từ miền tây trù phú, lúa gạo miền tây vươn cao trong câu ḥ điệu hát ngày mùa, trong đêm trăng giả gạo với câu vọng cổ, bản nam ai, điệu xang xừ líu. Có thể v́ vậy nên cô “cảm “ dần dần tiếng nhạc “cải lương“ kia đồng hành với đôi mắt của chàng tuổi trẻ trong ngôi nhà có tiếng đàn đó hay chăng.

Năm Thi mười tám, hắn học đại học Luật năm thứ ba, t́nh cờ thiên định xui họ gặp nhau tại thư viện Quốc Gia một chiều thứ bảy. Cả hai chào nhau bằng quen biết của người cùng xóm và bằng

ánh mắt nồng nàn của những trái tim t́nh tự dấu kín bấy lâu nay. T́nh yêu như đúng mùa hoa nở, ghế bàn thư viện là đất lành làm điểm hẹn thương yêu, một lần rồi nhiều lần gặp gở sau nữa họ đă thân thiện nhau hơn, và từ thân thiện tiến đến lời dấu ái chỉ là chuyện tự nhiên. Thi và hắn nh́n màu hồng trứoc mặt, vẽ tương lai khi hai đứa tốt nghiệp ra trường. Năm đó Thi đậu Tú Tài toàn phần và ghi danh vào đại học Văn khoa, hắn c̣n năm cuối để làm luận án chót trước khi vào quân trường theo luật động viên đương thời giữa lúc chiến cuộc quốc cộng đang đến giai đoạn quyết liệt nhất. Mối t́nh của họ cha mẹ hai bên vẫn chưa ai biết được, Thi bàn với hắn chuyện cưới hỏi trước khi hắn vào quân ngủ. Hắn đồng ư với nhiều lo ngại những trở ngăn chuyện hộ đối môn đăng, nhưng tin tưởng t́nh chân thật của hắn và nàng sẽ phá tan thành kiến cổ hủ đó. Khi hắn đem chuyện thưa cùng cha mẹ hắn để xin hai người sang nhà Thi nói chuyện trầu cau, cha mẹ hắn ngẩn người nh́n hắn, thằng con trai của hai ông bà vướng tơ yêu đương bấy lâu nay vậy mà ông bà cứ ngở hắn chỉ chăm chú chuyện học hành . Hết người thương hay sao nó lại đi mê cô con gái giàu sang của cái nhà đầy thành kiến đó chứ. Oâng thở dài, bà thở ngắn, nhà mái tôn mà đ̣i làm sui với nhà ngói đỏ, lại là nhà ngói bốn từng cao nữa chứ, khó ơi là khó. Sao thằng con lại đưa cha mẹ nó vào đường cùng ngỏ cụt thế nầy. Nhà người ta ông nầy bà nọ chứ có phải kép phụ đào nh́ như nhà nó đâu, sao nó không chịu an phận gối rơm, đ̣i trèo cao chi lắm rồi khi té xuống đau ḷng mẹ cha. Nhưng nó là thằng con được nhất trong nhà, nó cũng sắp tốt nghiệp đại học như ai, nếu chịu khó hơn một chút, mai kia mốt nọ biết đâu nó cũng là ông Luật sư như thiên hạ vậy. Thôi th́ con nó lở thương, ḿnh làm cha mẹ cũng nên lo cho hết nước, tới đâu th́ tới, không thử lửa sao biết chuyện đá vàng, con nhỏ ở bển coi cũng hiền hậu, đẹp đẻ chắc không đến nổi kênh kiệu khinh dễ nhà chồng đơn sơ đạm bạc.

Bàn bạc nhiều ngày, cha mẹ hắn đồng ư gỏ cửa nhà Thi để nói chuyện cưới Thi cho hắn. Ba má Thi ngạc nhiên khi thấy vợ chồng anh kép hát tự dưng sang thăm với bánh trái trên tay. Lịch sự như vẫn thường lịch sự với mọi người từ trước đến nay, hai ông bà cũng đon đả chào mời hai người hàng xóm không mấy thân quen. Chừng cha hắn mở lời vào đề câu chuyện, ba má Thi giật nẩy người như bị điện giật vào thân. Thấy Thi lấp ló bên màn cửa buồng nghe ngóng, ông bà hiểu ngay cuộc viếng thăm nầy có sự đồng ư của cô con gái cưng. Má Thi im lặng chưa t́m được câu thối thoát, ba Thi nhỏ nhẹ điềm tỉnh chối từ với lư do Thi hảy c̣n trong tuổi đi học, chưa thể nói đến chuyện hôn nhân. Cha hắn khéo léo bảo có thể đợi khi Thi ra trường rồi cho đôi trẻ cưới nhau cũng được, tạm thời chỉ xin cho chúng nó qua lại giao thiệp với nhau trước khi hắn lên đường nhập ngủ. Dến nước nầy th́ ba Thi đành phải đặt chuyện nói rằng đă hứa gả Thi cho con trai một người bạn cũ nên không thể nhận lời được. Dù đă chuẩn bị trước phải nghe tiếng chối từ nhưng cha mẹ hắn cũng ra về với sự ngở ngàng pha chút đắng cay, nh́n thằng con gục đầu chết đứng, hai ông bà không biết moi t́m đâu ra lời an ủi, giải phân. Bao nhiêu tuồng tích thủ diễn mấy chục năm sao dễ đóng hơn vai cha mẹ ngoài đời khi không lo nổi chuyện lứa đôi cho con trẻ.

Buổi tối hôm đó, trong ngôi nhà bốn từng lầu cao ngói đỏ, Thi cuộn người trong chăn sau khi bỏ buổi cơm chiều để khóc giấc mộng không thành. Dưới đất bên kia căn nhà lợp tôn mái thấp, cha hắn lấy chiếc đàn ḱm đă theo ông cả một đời nghệ sĩ lênh đênh để dạo bài nam ai lúc Cao Tiệm Ly khóc tiển Kinh Kha lên đường sang Tần hành thích Thủy Hoàng, tiếng đàn ai oán, nữa buồn nhân thế, nữa trách t́nh đời, có cuộc chia ly nào không vương nhiều nứoc mắt. Hắn cũng bỏ buổi cơm chiều, lấy xe đạp để cái tâm vô thức dẫn hướng lang thang qua những khu phố lấp lánh ánh đèn. Hắn không tin Thi đă có người đính ước, hắn biết, đó chỉ là lư do để cha nàng không nói thẳng vào mặt cha mẹ hắn sự cách biệt vô h́nh giữa phong cách hai nhà mà thôi. Hắn bỗng nổi giận, giận cha mẹ Thi đă hẳn nhiên rồi, nhưng nghĩ cho kỹ, phải giận cái truyền thống cổ hủ “gia phong“ của cuộc đời mới đúng. Không biết giờ nầy nàng làm ǵ, nghĩ ǵ truớc t́nh thế như vầy. Hắn muốn gặp nàng để hai đứa cùng khóc, cùng nhắc lại những lời chung thủy với nhau. Nhưng bây giờ mọi việc đă tỏ tường, chắc ǵ hắn có thể gặp nàng dễ dàng như xưa. Hắn về nhà, tiếng đàn của cha hắn vang ra tận đầu ngỏ, cha hắn chắc cũng đang buồn, cả mẹ hắn nữa. Hắn nghe ḿnh có lổi với mẹ cha, vô t́nh để người khinh thị mẹ cha ra mặt. Hắn cần làm một cái ǵ để chuộc lổi cùng cha mẹ hắn. Tiếng đàn. Dúng rồi, hắn sẽ xin cha hắn dạy hắn đàn như đă dạy thằng em hắn bấy lâu nay. Hắn muốn cha hắn hiểu hắn cũng yêu nghề của cha hắn lắm, hắn sẽ dùng tiếng đàn để gởi tâm tư hắn cho nàng bên kia ngôi nhà vách chắn, tường cao. Từ hôm đó, cha hắn có thêm một đúa học tṛ để dạy đàn, những bài đàn cổ nhạc dân gian b́nh dị . Hắn bỗng khám phá ra rằng hắn đă học đàn bằng cả sự say mê, th́ ra tế bào nghệ sĩ của mẹ cha tiềm ẩn trong hắn bấy lâu bây giờ mới bộc phát. Nhưng hắn c̣n luận án chót phải làm và c̣n chuyện t́nh dang dở phải tính sao cho vẹn mới được.

Một tuần sau họ lại gặp nhau trong thư viện Quốc gia, nàng khóc, hắn cũng mắt đỏ au. Dúng như hắn nghĩ, không có chuyện đính ước nào hết như lời cha nàng nói, chỉ có lời ngăn cấm không được “lộn xộn“ với cái nhà “hát xướng bên kia“ mà thôi. Tự ái trong người hắn ch́m lặng từ bấy lâu bỗng trào dâng khi nghe lời nàng kể. Hắn bực tức nói liền chuyện chia tay. Thi khóc ngất và hiểu nổi đau của hắn. Trong một phút cuồng ngông để chứng tỏ tấm ḷng ḿnh trước sau như một, Thi liềi lĩnh tính việc đặt mẹ cha trước chuyện đă rồi. Họ đi ăn kem, ciné với nhau chiều hôm ấy và cuối cùng đưa nhau vào một khách sạn nhỏ ở Chợ lớn. Trong cơm mê đắm của lần đầu hoa bướm ḥa quyện bên nhau, Thi chập chờn mường tượng khuôn mặt giận dữ của ba, nổi sầu chênh vênh của má, nhưng nghĩ đến bức tường “gia phong“ bị sụp đổ để xây dựng một mái ấm yên vui với người thương chân thật nàng nghe nhẹ ḷng đôi chút, thôi th́ chiếc lao đă phóng ra, tới đâu th́ tới, chỉ cần hai đứa không thay ḷng đổi dạ là đủ rồi, hắn và nàng sẽ tạ tội ba má bằng một đám cưới không ŕnh rang náo nhiệt nhưng đủ đầy nghi lễ, trọn vẹn thương yêu.

Ngày hắn nộp xong luận án chót, Thi đợi hắn ở cổng trưởng Luật. Vui v́ bài làm suông sẻ, hắn không để ư đến vẻ mặt đăm chiêu của nàng, công trường Duy Tân cây dài bóng mát như bài nhạc của Phạm Duy thật thơ mộng biết bao. Hắn sẽ vào quân ngũ và xin vào ngành tâm lư chiến để có th́ giờ thực tập luật sư, chừng chính thức làm luật sư rồi hắn sẽ sang xin cưới nàng lần nữa. Với chức vị luật sư có lẻ lần nầy cha mẹ Thi sẽ đổi ư nhận lời cho hắn làm rể đông sàn. Nhưng giữa lúc hắn thao thao bất tuyệt chuyện tương lai th́ Thi ngập ngừng cắt ngang và báo tin cho hắn biết là nàng có triệu chứng thọ thai đă hai tháng nay. Ngạc nhiên lẫn mừng rở, suưt chút nữa hắn đă ôm xiết nàng vào đôi tay giữa phố thị đông người, vậy là có thêm yếu tố vững chắc để chuyện t́nh hai đứa dễ dàng thành tựu hơn. Nhưng để tránh mọi rắc rối khó xử cho cha mẹ Thi, hắn đề nghị nàng dọ ư trứoc hai ông bà rồi sẽ đưa cha mẹ hắn sang nói chuyện sau. Lần nầy ván đă đóng thuyền, không c̣n lư do ǵ để gia đ́nh Thi từ chối lời cầu hôn của hắn.

Trái với dự tưởng của hắn và nàng, cha mẹ Thi sau khi nghe cô con gái cưng tŕnh bày cớ sự đă nổi giận đùng đùng. Chưa bao giờ Thi thấy ba, người nổi tiếng trầm tỉnh bấy lâu lại dử dằn đến thế, một hai cái tát tai trên má Thi chưa đủ, ông đá tung ghế, đập tay xuống bàn, mặt đỏ au như đang trong cơn say cao độ nhất; má Thi hốt hoảng kéo Thi chạy lên pḥng nàng đóng chặt cửa lại. Những này sau đó, hắn không gặp Thi nữa, cô gái đă bị nhốt kín trong nhà chờ đợi sự phán quyết của mẹ cha. Ba Thi nhất định không nghe lời Thi để chuẩn bị chờ cha mẹ hắn sang ngỏ lời xin cưới Thi cho hắn lần thứ hai. Làm ǵ th́ làm, nhất định ông không sui gia cùng phường xướng ca vô loại. Tổ tộc gia đ́nh ông bao đời phẩm giá, sao có thể sánh ngang với hạng cầm ca, con ông hư, ông sẽ trị tội nó, chứ thiên hạ không thể dùng cớ nầy, mưu nọ để bắt chẹt ông phải thuận ư xuôi ḷng.

Thi bị ép buộc bỏ học để lên Dà Lạt chờ ngày sinh nở, nàng không phải phá thai như đă lo sợ, ba nàng dù sao cũng sợ câu nhân quả trong việc giết trẻ sơ sinh và dù sao đi nữa bào thai đó cũng là cháu ngoại của ông, cho dù là đứa cháu ngoại mang gịng máu xứong ca ngoài ư ông mong muốn. Thi lén gửi thư cho hắn kể lể sự t́nh, hắn xui Thi cùng hắn trốn nhà đi xa chờ ngày sau về tạ tội cha mẹ đôi bên. Nhưng Thi không muốn phiêu lưu chọc giận ba má nàng lần nữa, nàng tự nguyện sẽ không lập gia đ́nh để chờ ngày ông bà thương mà đổi ư, nếu không nàng sẽ ở vậy suốt đời. Bảy tháng sau, Thi cho ra đời một bé trai kháu khỉnh, chưa kịp cho con những giọt sửa đầu đời th́ đúa bé đă bị đem gởi nơi khác theo lịnh của ba Thi. Thi ngất xỉu khi hay tin đó, nhưng nước mắt nàng vẫn không lay chuyển được ḷng dạ sắt đá của ba Thi, ông chỉ cho biết nếu Thi ngoan ngoản vâng lời th́ một ngày nào đó đứa trẻ sẽ về với cha của nó. Thi chưa kịp cứng cát để về Saigonth́ cuộc chiến quốc cộng đang đến hồi kết thúc. Quân đội quốc gia dần dần tan rả khi Mỹ chính thức ra lịnh rút quân. Hoảng loạn nổi lên khắp chốn, từ Quảng trị, Dà Nẳng, Ban Mê Thuột từng đoàn người lủ lượt tháo chạy theo sau đám tàn quân. Ngày Nguyễn văn Thiệu lên tiếng trên đài phát thanh từ chức cũng là ngày Thi về đến Saigon . Nho sĩ Trần văn Hương thế chức chưa kịp bao lâu phải nhường ghế cho Tướng Dương văn Minh kế vị, đây là vị Tổng thống cuối cùng của chế độ cộng ḥa miền nam. Ngày 30.4.75 bộ đội phương bắc tiến vào dinh Dộc lập, chính thức thống nhất hai miền nam bắc VN sau bao mươi năm chinh chiến. Sau ngày lịch sữ đó là một cuộc đổi đời, ba Thi không là Chánh sự vụ Hành chánh Ngân Hàng, chú Thi thôi không là Thẩm phán, anh họ Thi cũng chẳng c̣n là luật sư. Nhà hắn vẫn thế, không có ǵ thay đổi, tiếng đàn ḱm vẫn thảnh thót khi trưa, khi tối, giọng hát mẹ hắn vẫn thỉnh thoảng vang lên lúc bổng, lúc trầm. Hắn th́ dường như già hơn, chửng chạc hơn, hắn thôi không đến trường Luật và bắt đầu theo cha, theo gánh hát với tiếng đàn ḱm. Hắn t́m mọi cách để biết tin tức đúa con của hắn và nàng, nhưng Thi không biết đứa bé nơi đâu th́ làm sao hắn biết được.

Năm 1976, ba Thi bỏ tiền ra mua tàu và người điều khiển để vượt biên. Thi không chịu đi, nhưng ba Thi bảo nếu nàng không đi th́ đứa bé con nàng không bao giờ gặp cha nó. Thi đ̣i ba Thi hứa lời danh dự rồi cắn răng xuống tàu. Chuyến vượt biên ấy thuận bườm xuôi gió, gặp tàu ngoại quốc đua đến đảo Guam chờ ngày định cư tại một quốc gia tự do nào đó. Gia đ́nh Thi liên lạc với thân nhân đă sống ở Pháp từ trứoc để đến đó sớm hơn những người đồng cảnh. Cuộc đời bắt đầu lại bằng ngôn ngữ xứ người. Nhờ vàng bạc mang theo, nhờ người thân giúp đở, mọi người trong nhà Thi dần dần lấy lại thăng bằng trong cuộc sống. Thi đi học tiếp và t́m đuợc việc làm trong một cty du lịch. Nàng hỏi cha về đứa con, ba Thi bảo nó đă về về với cha nó sau khi gia đ́nh nàng cất bứơc xuống tàu và ông khuyên nàng nên nghĩ đến tương lai, tạo lập một gia đ́nh b́nh thường như mọi người. Thi cười buồn và nói nàng chỉ chờ cơ hội gặp lại hắn và con nàng mà thôi, cho dù phải chờ đến măn cuộc đời. Không lay chuyển được ư con, cha Thi đành thất vọng nh́n con sống đời trầm lặng, đôi lúc ông cũng nghe hối hận đă phá vỡ mối duyên đầu đời của con, nhưng nghĩ đến gia phong cách biệt giữa hai nhà ông tự bào chữa ḿnh chỉ làm bổn phận đối với gịng tộc tổ tiên. Ong thương con và không bao giờ nghĩ rằng đứa con đầu ḷng ông yêu thương nhất lại có thể cải lời ông để làm trái ngược những ǵ ông muốn. Oâng đă uốn nắn nó từ nhỏ, dạy con từ thuở c̣n thơ mà, bắt vợ ông tập cho con nết na phẳm hạnh, hiếu thuận ngoan hiền, vậy mà khi nó yêu, nó quên hết những ǵ mẹ cha dạy bảo, thất thân với con nhà xướng ca vô loại. Thật t́nh, ông không kỳ thị giai cấp, nhưng đời nghệ sĩ xô bồ, xô bộn chẳng thấy tương lai, thằng con rồi cũng sẽ giống thằng cha nó mà thôi, đàn ca hát xướng chỉ để đời mua vui chứ làm sao ngoi ngóc lên trong xă hội chừng mực, đạo lư gia phong như nhà ông được chứ. Nói cho cùng, ông cũng đâu ghét ǵ mấy tuồng cải lương, mấy câu vọng cổ. Những thứ đó là văn hóa nước nhà mà, và thật tâm để thú nhận th́ ngón đờn ḱm của “thằng cha “ kép hát trước nhà ông nó ngọt lịm đấy chứ. Bao nhiêu năm nơi đường hẽm nhỏ đó ông đă nghe quen rồi những bài đàn giữa đêm khuya của hắn, lúc đó ông chỉ thấy nó hay, nhưng bây giờ ở đây, trời Tây lạnh ngắt, mở Hi-fi, TV ra chỉ thấy tiếng trống xập x́nh, những điệu nhạc trẻ thời trang inh ỏi ông bỗng thèm làm sao tiếng đàn ḱm ỉ ôi trong đêm vắng những năm nào. Và dần dần ông cảm nhận những ǵ ông chê bai một thuở đang thôi thúc kêu gọi ông mở mắt để thấy rơ hơn giá trị những người tạo ra nó. Kể ra họ cũng là người bằng xương, bằng thịt với trí năng, t́nh cảm như ông, chỉ khác là cuộc sống họ thiếu chừng mực có lẻ do ảnh hưởng cuộc sống chung đụng, gần gủi quá thường xuyên qua những vai tṛ trên sân khấu chăng? Nhưng những kẻ sống đời thường nếu nghĩ kỹ cũng chưa hẳn đă vẹn toàn hơn họ, gịng tộc nhà ông cũng có người ly dị, kẻ ly thân chứ phải đâu toàn hảo hơn ai. Và ông ôn lại trong trí gương mặt thằng con gả kép hát. Kể ra thằng nhỏ cũng khôi ngô đĩnh ngộ thật, nó lại tốt nghiệp bốn năm trường Luật, con nhà nghệ sĩ mấy ai được như nó nhưng tại sao ngày trước ông không thấy điều nầy, kể cũng lạ thật. Ngày Thi báo tin có thai và năn nỉ ông cho thằng nhỏ sang cưới nó, ông đă quyết liệt từ chối v́ nghĩ hắn đă dùng tối độc kế để buộc ông phải nhận lời, nhưng bây giờ nghĩ lại ông thấy hắn chân thật làm sao, chẳng “quất ngựa truy phong” để nhà ông mang tiếng xấu như những tên họ Sở, tiếc thật, ông lúc ấy quá nóng nảy để lở làng hạnh phúc đời con gái của Thi. Gia phong là ǵ, danh giá mà chi khi con ông phải một đời quạnh quẻ ở tuổi xuân th́. Và nói cho cùng, cái nghề hát xướng của nhà hắn có một thời cũng đă làm ông mê mệt ở tuổi thanh xuân. Lúc c̣n nhỏ ở miền quê cùng cha mẹ, những đêm hát đ́nh, hát miểu, những gánh hát theo ghe chài ghé bến một tuần, dăm ba bửa rồi tách bờ ra đi há chẳng để lại trong ḷng ông bao nhiêu lưu luyến, ông há chẳng từng ngẩn ngơ ngó cô Tư Sạn, cô Năm Cần Thơ, cô Bảy Phùng Há rực rở dưới ánh đèn màu? Bài ca Vọng cổ của ông Sáu Lầu há chẳng xuất phát từ tấm t́nh của một người chồng thủy chung với vợ? Kể ra giới cầm ca họ cũng có trái tim chứ đâu phải như miệng đời chua ngoa đặt để, không có họ giờ nầy cuộc sống chắc chỉ biết có những xập x́nh của kènTây, trống Mỹ, không có họ làm sao dân gian biết được tuồng tích cổ xưa, làm sao đạo lư ông bà dễ dàng thâm nhập vào tâm hồn người dân đen thô thiển. Tiếng nhạc cổ với ngón đàn ḱm, đàn gáo, đàn bầu, đàn nhị, đàn lục huyền há chẳng là đặc thái của dân tộc VN hay sao? Ngày xưa ông chọn nhà ở hẽm Phát Diệm cũng do theo lời ̣n ỉ của vợ, bà muốn ở gần hai rạp hát cải lương lớn nhất nh́ của thành phố là rạp Nguyễn văn Hảo và rạp Quốc Thanh, sau rạp Nguyễn văn Hảo biến thành rạp chớp bóng th́ cũng có rạp cải lương khác là Hưng Dạo ở gần nhà, bà vợ của ông cũng ghiền cải lương có kém ǵ ai đâu, dĩa vọng cổ nào có Ut Trà On, Thành Dược, Hữu Phước, Hùng Cường là bà mua về chất đống vào kệ tủ bên cạnh mấy bộ dĩa hát bằng đá hiệu Asia từ thời thập niên 40-50 c̣n sót lại. Ngày xuống tàu thử vận tha phương, ông đứt ruột bỏ lại sau lưng bộ máy hát quay tay các dĩa nhạc cổ bằng đá đó. Sang đây rồi, những năm tháng đầu vật lộn với cuộc đời mới ông có ít th́ giờ để nhớ chuyện xa xưa, nhưng khi đă an bề, an chổ, trừ Thi ra, các đứa con ông lần lượt lập gia đ́nh bận rộn với đời riêng của chúng, trong thanh tỉnh dần dần ông cảm thấy nhớ làm sao những âm thanh dân tộc ngày nào, tiếng đàn ḱm của thằng cha trước nhà ông ngày xưa đôi lúc tỉ tê, rả rít văng vẳng đâu đây trong những đêm ông chập chờn mộng mị. Oâng t́m mua băng cassette, băng vidseo những bản cổ nhạc, những tuồng cải lương, nhưng thiếu thiếu một cái ǵ đó trong những cuốn băng đó, và chợt dưng ông khám phá ra rằng cái thiếu thiếu đó là không khí, là hơi thở của những nghệ nhân sống thực trên sân khấu chứ không phải trên màn h́nh, trong máy nhạc. Ray rức hồn ông nhiều nhất là h́nh ảnh con gái ông cam chịu, lặng lẻ với tháng ngày ṃn mỏi, cô đơn. Lặng lờ của đời sống một người già cho ông nhiều thời gian hơn để tự xét chuyện đă qua, vị thẩm phán trong lương tâm ông nghiêm khắc nhắc ông tội chia uyên, rẻ thúy, tội chia ĺa mẫu tử t́nh thâm. Khổ đau mà Thi âm thầm chịu đựng là h́nh phạt nặng nề nhứt ông đang gánh lấy. Oi, tất cả cũng v́ hai chữ gia phong.

Thời gian trôi như mây nước, thắm thoát đă hơn mười năm cỏ cây thi nhau thay mùa đổi lá. Thi bao lần gửi thư về cho hắn nhưng tuyệt chẳng thấy hồi âm, nàng lặng lẽ sống, mỏi ṃn, mong đợi mà không biết thời gian ước vọng đó sẽ kéo dài đến bao lâu.. Ba Thi mất trong một cơn bạo bịnh, những phút giây cuối cùng, ông chỉ mong Thi t́m được những ǵ nàng mong muốn. Sau một phần đời lênh đênh xa xứ, ông đă hiểu câu gia phong không có nghĩa là câu hạnh phúc. Má Thi theo tuổi đời nay yếu mai đau, bà ước mong trở về gởi nắm xương tàn nơi quê cũ nếu một ngày nào phải nhắm mắt ĺa đời, nhưng về làm sao được khi các con bà tất cả đă tạo dựng gia đ́nh và cơ sở sinh sống nơi đây, chỉ c̣n Thi để bà nắm níu hy vọng thấy lại mồ mả tổ tiên.

Một buổi chiều tan sở, trên đường đến trạm métro về nhà, Thi bỗng thấy các bảng quảng cáo dán đầy tường loan tin những đêm tŕnh diễn của một đoàn cải lương từ Saigon sang. Tim Thi thắt lại v́ ngạc nhiên khi thấy h́nh hắn và cô đào chánh choán gần nửa trang quảng cáo, chỉ có ba buổi diễn chính thức vào tuần tới rồi đoàn sẽ lên đường chu du sang Y’, Dức trước khi trở về VN. Ghé vào một trung tâm văn hóa VN gần đó, Thi mua vội một tạp chí Việt ngũ để t́m hiểu rơ tin tức về đoàn cải lương kia hơn. Tên anh kép chánh trong h́nh quảng cáo là Hoài Thi chứng tỏ hắn và anh kép chỉ là một người. Không chờ đợi xa xôi đến ngày tŕnh diễn đă ấn định, Thi t́m đến hội quán VN, nơi đoàn hát đang trú tập. Và sau hơn mười năm xa cách họ đă gặp lại nhau, nhẹ và bất ngờ như mơ, bút mực nào diễn tả hết nổi niềm của Chức Nữ – Ngưu Lang sau thời gian xa cách. Tóc họ chưa phai v́ năm tháng nhưng nhớ nhung, đau khổ đă làm cả hai già dặn nét phong trần. Nước mắt Thi tuôn ướt đầm vai áo hắn, mặc mọi người chung quanh nh́n ngó, hắn gom thương yêu sau bao năm xa cách xiết mạnh Thi vào đôi tay như thể sợ mất nàng thêm lần nữa.

Thi xin nghỉ phép vài ngày để thường trực có mặt cạnh người yêu. Mùa hè Paris rực rỡ nắng vàng, vườn Luxembourg hoa chào gió đón bước chân của đôi nhân t́nh củ. Họ kể nhau nghe bao diễn biến sau ngày Thi sống đời viễn xứ. Hắn chia buồn cùng Thi về sự mất mát một người cha và bảo hắn không oán giận ông bao giờ, v́ dù sao ông cũng là người đă cho nàng có mặt trong cuộc đời nấy để hắn thương yêu, và thật t́nh mà nói, nhờ những khắc khe của ông hắn và nàng mới thấu hiểu sự thủy chung của nhau sau hơn mười năm cách biệt, cả hai vẫn chưa lập gia đ́nh và vẫn chờ mong phút giây xum họp. Thi hồi họp hỏi hắn về đứa con, nàng chỉ sợ hắn trả lời là không biết ǵ hết. Nhưng hắn âu yếm vuốt tóc nàng, mở bóp lấy tấm h́nh một đứa bé khoảng chín, mười tuổi cho nàng xem. Thi nghẹn ngào run tay cầm bức ảnh, tim thắt lại. Con nàng đó, với đôi mắt to tṛn của nàng đúc kết trên khuôn mặt chữ điền ngạnh ương của cha nó. Trong h́nh nó cười tưoi rạng rở, trời ơi, sao nụ cười giống nụ cười của ông ngoại nó đến thế. Trong khoảnh khắc, Thi ước ao ba Thi c̣n sống để thấy giọt máu của nàng đang vươn lên bằng t́nh yêu thương của một gia đ́nh mang gịng máu xướng ca. Hắn bảo thằng bé tên Hoài, cái tên cho người nghe mường tượng một nổi nhớ xa xăm. Nó đang học năm cuối bậc Tiểu học, nhưng nó cũng biết đàn ḱm như cha và ông nội nó. Hắn kể, có lần thằng bé hỏi mẹ nó đâu, hắn đă dối con mà bảo rằng mẹ nó đi làm xa rồi kẹt ở hải ngoại chưa kịp về. Trước khi hắn lên đường lưu diễn, thằng bé đi chụp tấm h́nh trên và dặn ḍ hắn khi nào gặp mẹ nó ở “bên tây “ nhớ đưa h́nh cho mẹ biết nó ra sao và hảy nói rằng nó trông mẹ trở về để nó có mẹ như bao bạn bè chung quanh của nó. Thi nghe hắn chậm rải kể mà nước mắt tuôn từng hạt, mừng thấy cha đă giữ đúng lời đă hứa, vui thấy con nàng không phải sống lạc loài giữa kẻ lạ xa. Nàng sẽ t́m mọi cách để gặp con, cho dù phải trả với bất cứ giá nào.

Thi nh́n hắn, ông Luật sư tương lai của nàng ngày nào giờ rất ư nghệ sĩ, chửng chạc. Hỏi lư do xui khiến hắn nối nghiệp cha hắn, hắn trầm ngâm rồi kể. Thoạt đầu hắn chỉ xin cha học đàn, ngón đàn ḱm độc đáo mà cha hắn đă tinh luyện, trước để làm vui ḷng cha hắn, sau để dùng nó gởi nổi ḷng của hắn cho Thi ở tận bên kia ngôi nhà ngói đỏ tầng cao. Saigon giải phóng, mộng làm Luật sư của hắn tan thành khói mây, cuộc sống giữa buổi giao thời đầy điên đảo chao dao, nhưng văn hoá nghệ thuật vẫn trường tồn, chỉ theo thời thế bị thay h́nh đổi dạng phần nào các tuồng tích. Hắn bắt đầu theo cha đến rạp mỗi ngày, ngón đàn của hắn tuy không ngọt ngào như của ông thầy đàn nhưng cũng đủ đua bài bản vào tiết tấu. Hắn nghe cha kể nguồn căn gốc ngọn lịch sử bài Dạ cổ Hoài lang, tiền thân của bài Vọng cổ hiện thời. Oâng Sáu Lầu(*), cha đẻ bài ca đó đă viết điệu nhạc, lời ca bằng niềm thương nhớ người vợ hiền phải cách xa v́ chuyện gia phong. Vợ chồng ông mặn nồng với nhau hơn 3 năm vẫn không có mụn con nối dơi tông đường. “Tam niên vô tử bất thành thê “, ông bị gia đ́nh ép buộc phải đem vợ trả về cho cha mẹ vợ, nhưng ông âm thầm chống lại nghiêm lịnh trên và đem bà gởi cho một gia đ́nh có ḷng nhân hậu, xót thương nghịch cảnh của vợ chồng ông mà cho tá túc qua ngày, với hy vọng ông bà rồi sẽ có con để chiến thắng quan niệm khắc nghiệt, lạc hậu của thời phong kiến. Trong thời gian xa cách, những đêm buồn thương nhớ vợ xui ông t́m quên qua điệu đàn, tiếng nhạc, ông nắn nót thành lời cho qua cơn sầu khổ và ông tin người bạn đời của ông cũng chung cảnh đoạn trường chẳng khác chi ông. Ngày xưa, lúc c̣n nhỏ, ông đă có thời làm sa di ở chùa Vĩnh Phước, đất Bạc Liêu, chú tiểu đó thường đánh trống, dộng chuông công phu ngày hai buổi sớm chiều. Dạ cổ là “tiếng trống về đêm “, ông lấy việc xưa đật tên cho bản nhạc thành là Dạ Cổ Hoài Lang, tức “đêm nghe tiếng trống nhớ chồng “ (năm 1919) . Dạ cổ Hoài Lang khởi điểm từ nhịp 2, có thể nói đó là đứa con chung của vợ chồng nhạc sĩ Cao văn Lầu (tức Sáu Lầu). Dứa con đó theo thời gian trưởng thành với sự chăm sóc của các nhạc sĩ Huỳnh thủ Trung (Tư Chơi) và Mộng Vân (Trần Tấn Trung) để biến thành 4 nhịp. Tiếng Nhạn Kêu Sương là bản Vọng cổ Hoài Lang đầu tiên của nhạc sĩ Tư Chơi sáng tác năm 1925. Trên những chặng đường phát triển, từ nhịp 4 biến thành nhịp 8, Vọng cổ Hoài Lang chỉ c̣n được gọi vắn tắt là Vọng cổ. Và đến nay, bài Vọng cổ mà cha con hắn vẫn sử dụng đă tăng lên tới 32 rồi 64 nhịp.

Hắn cười bảo với Thi, kể dài ḍng chuyện ông Sáu Lầu với lai lịch bản Vọng cổ không phải để chỉ giới thiệu lịch sử phần nào về nghề nghiệp của hắn, mà để Thi hiểu thêm rằng tấm t́nh của ông bà sáu Lầu đối với nhau chẳng khác chi mối t́nh của hắn với nàng, trải qua bao nhiêu nhịp đàn, bấy nhiêu đoạn ca mối t́nh vẫn keo sơn không phai nhạt, giới cầm ca có trái tim của nó, mông mênh và lảng mạn, thủy chung hay không tùy người chứ chẳng phải do nghề nghiệp mà ra. Ngày đó, hắn cảm chữ thủy chung của ông Sáu Lầu nên bắt đầu học ca Vọng cổ và các bài bản khác. May mắn thay, hắn có giọng ca trầm ấm, ngọt ngào chứ không như giọng thổ ồm oàm của cha hắn. Theo đoàn hát, hắn quen mặt mọi người trong giới, nhờ khá điển trai, dạn dĩ, có sẳn giọng hát trời cho, một sớm một chiều hắn bắt đầu leo lên sân khấu, thoạt đầu là những vai phụ nho nhỏ, sau thấy hắn đuợc báo chí nhắc nhở ngợi khen, người trách nhiệm tuồng cho hắn leo dần làm kép chánh cho đến nay. Hắn cũng có nhiều người mến mộ, nhất là giới phụ nữ, nhưng không hiểu sao hắn chỉ lăng nhăng sớm chiều với những mối t́nh đá cuội mà chẳng bao giờ tính chuyện hôn nhân, h́nh ảnh Thi vẫn nặng hoài trong tim hắn. Hắn tin chắc, với ḷng tin và sự chờ đợi, sẽ có ngày nàng và hắn hội ngộ cùng nhau, và quả như hắn nghĩ, ngày đó đă đến, họ đang ở bên nhau sau hơn mười năm cách biệt.

Thi đưa người yêu về ra mắt má Thi, bà nh́n đôi lứa bên nhau rồi đến bàn thờ ba Thi đốt nén hương đua cho hắn, cử chỉ đó làm rạng rở nét mặt Thi và ánh niềm vui trong mắt hắn. Hắn cắm nén hương vào lọ nhang, chợt nhớ đến thằng con trai của hắn và Thi hiện đang ở cùng ông bà nội. Phải chi giờ nầy có nó nơi đây để hương hồn ba Thi thấy cảnh đoàn tụ của gia đ́nh. Trong thâm tâm hắn cám ơn ông đă đem đứa con trả lại cho hắn, với hắn bây giờ ông không phải là kẻ ác tâm, chữ gia phong, câu thành kiến đă rồi là dĩ văng, hiện tại Thi đang ở cạnh hắn, trong gang tấc, trong tầm tay, cho dù mai nầy hắn phải rời xa Thi thêâm lần nữa, nhưng hắn biết cuộc phân ly lần nầy chỉ là chuyện thời gian, ngày mai chắc con hắn sẽ không buồn vi’ thiếu vắng mẹ hiền.

Doàn hát diễn thành công 3 ngày tại Paris , dù có những chống đối của những phe nhóm chánh trị, nhưng về mặt nghệ thuật phải nói là đoàn đă thành công. Trước ngày đoàn lên đường sang Y’, Dức, gia đ́nh Thi làm cơm đăi tiển hắn, các em Thi xui hắn trốn đoàn ở lại. Hắn cười, đời nghệ sĩ cần có người thưởng thức tài năng của họ, ở hải ngoại nầy hắn hát ḥ cho lắm chỉ lác đác vài triệu người nghe, sao bằng ở quê nhà, dù đời sống đạm bạc nhưng có cả chục triệu người theo dơi từng lời ca, lối diễn của hắn. Vả lại, hắn c̣n cha mẹ, anh em và nhất là đứa con của hắn. Thằng bé đă không may thiếu mẹ từ lúc chào đời, hắn không thể v́ quyền lợi cá nhân mà tước đi của nó thêm một người cha.

Ngày hôm sau, đoàn hát lên đường, phi trường Charles DeGaulle đông nghẹt người đưa tiển. Thi và hắn ôm chằm lấy nhau lần nũa trước phút chia tay. Hắn vuốt mái tóc dài vẫn c̣n óng ả như ngày nào của Thi và khẻ nói

- Anh đă t́m ra rồi đoạn kết một vở cải lương đang viết dở, chuyện của đôi ḿnh em à. Anh đặt tựa tuồng là Gia Phong, em thấy đuợc không?

-

Thi nh́n hắn thật lâu rồi gật đầu biểu đồng t́nh, nhẹ nhàng nói trứơc khi hắn bước qua cửa vào pḥng chờ đợi chuyến bay :”

- Cho em gửi lời thăm cha mẹ và hảy nói với bé Hoài rằng mẹ nó sẽ trở về.

Thi giữ lời hứa với con, lo xong chuyện giấy tờ quốc tịch đôi bên của ḿnh, Thi dẫn má nàng trở lại Saigon hơn ba năm sau đó. Thành phố quê nhà ngày về khác hẳn lúc Thi bước chân xuống tàu cất bước ra đi. Gần mười lăm năm có lẻ, thời gian đâu chỉ thay đổi có con người. Xe chở Thi từ phi trường về nhà hắn qua những con đường một thời cả hai từng sánh bước bên nhau, đường Công Lư, chợ Saigon, bến Nguyễn cư Trinh, phố xá phần lớn đă thay đổi địa danh, tất cả dường như mang màu sắc mới, như trang giấy mới cuộc t́nh của hắn với nàng. Con hẻm xưa không c̣n là hẻm 127 đường Phát Diệm mà đă biến thành hẻm 122 của đường Nguyễn đ́nh Xu, ngôi nhà bốn tầng của ba má Thi ngày nào giờ đă thay đổi chủ, riêng căn nhà mái tôn của gia đ́nh hắn vẫn phong sương cùng năm tháng, gốc mận già đă chết và được thay thế bằng lá cành của một cây vú sửa c̣n non. Các em hắn đă lập gia đ́nh, chỉ hắn và đúa con trai c̣n ở với mẹ cha hắn. Má Thi và vợ chồng anh kép hát ngày nào nh́n lại nhau bằng lời chào thân ái, chuyện cách ngăn hơn mười năm qua đă lụn tàn như một vở tuồng lúc màn nhung hạ cánh. Hai bên tổ chức một lể cưới đơn sơ nhưng đậm đà t́nh nghĩa cho Thi và hắn, có bé Hoài đứng cạnh cười tỏn tẻn ngắm mẹ và cha. Sau đó má Thi về Long Xuyên nương náu cùng người em trai và mấy đứa cháu, bà hài ḷng thấy lại mồ mả tổ tiên như đă mong đợi bấy lâu nay, chờ em trai Thi đem thân tro của ba Thi về để bà sớm hôm thờ phụng nữa là bà tṛn ứoc nguyện. Thi bỏ tiền dành dụm mấy năm đi làm cộng thêm chút ít tiền của gia đ́nh chồng cất lại ngôi nhà mái tôn thành căn nhà một tầng có sân thượng cao để gọi là đồng chung cộng hưởng. Có chút khiếu làm bánh ngọt, Thi làm bỏ mối cho quán cơm Lâm Viên ở đầu hẻm để phụ giúp tài chánh cho chồng, một thời gian ngắn sau đó, nhờ rành sinh ngữ Anh – Pháp nàng t́m được một việc làm với lương bổng hậu hỉ tại một Công ty xuất nhập khẩu liên doanh với nước ngoài. Con sông đă qua rồi khúc quanh co gập ghềnh sỏi đá, giờ nước chảy xuôi gịng trên bến lặng, bờ yên.

Vở tuồng Gia Phong hắn viết tŕnh diễn thành công và được tái diễn nhiều lần. Người ta thấy sau cánh gà của đoàn cải lương hắn hát, thỉnh thoảng có đêm Thi dẫn con đứng đợi hắn văn tuồng để cùng về bên nhau dù đang mang thai đứa con thứ hai của cuộc t́nh vừa tái hợp. Một hôm, trong hơi lạnh của đêm khuya dưới ánh đèn đường nḥa nhạt, lúc vợ chồng hắn và bé Hoài quẹo vào hẻm nhỏ để về nhà, đi ngang ngôi nhà bốn tầng cao năm củ, bé Hoài giơ ngón tay chỉ chiếc cổng sắt then cài, xích khóa bảo mẹ :

- Má ơi, có lần nội nói nhà nầy hồi xưa của má, sao bây giờ là nhà của con Ngân, bạn học cùng trường với con vậy má?

Thi nh́n hắn, trả lời sao đây để đầu óc non dại trẻ thơ của con không hờn giận ngoại nó, để chuyện ra đi sau ngày 30.4.75 không gieo suy nghĩ rẻ phân của một dân tộc đă quá nhiều lần ly cách bởi nội chiến tương tàn. Chuyện hôm qua để sau nầy lớn khôn, đầu óc tinh mẩn hơn nó sẽ tự phân định đúng, sai; giờ chỉ mong con trẻ vô tư vui học. Hắn hiểu ư Thi, xoa đầu con mĩm cười đáp thay vợ :

- Tại luật con à.

- Luật ǵ chia cách dữ vậy ba?

- Luật Gia Phong của câu thành kiến, luật an bài của chuyện được, thua đó con..

Thằng bé im lặng một lúc lâu rồi lên tiếng, giọng nó chắc chắn và nghiêm trang như giọng của một người lớn:

- Con không hiểu ǵ hết, nhưng nếu là luật, con sẽ học luật để t́m cách cho má trở lại ngôi nhà xưa, ba má hảy tin và chờ khi con lớn, con làm luật sư cho ba má coi nghen..

Thi và hắn cùng cười, bánh xe lăn rồi cũng có lúc quay về điểm khởi đầu và đây là điểm khởi đầu cho một thế hệ mới, dù là lời con trẻ, nhưng đúng là lời định mệnh khi bé Hoài mơ ước đi tiếp con đường hắn đă bỏ dở hôm qua. Trường Luật đă mở cửa lại sau ngày VN đổi mới, Hoài sẽ là hắn của ngày mai, miển sao người bạn gái đón nó trước cổng Dại học trong tương lai không cùng nó khóc buồn chuyện thành kiến gia phong là được rồi. Thi ngước mắt nh́n bầu trời đêm trong mát, ánh trăng mười bốn sắp tṛn, sao trời đang lấp lánh, vài tiếng chó sủa đêm khi thấy bóng ngươiø, hương hoa lài của hàng rào nhà ai đang tỏa ngát, bóng cây vú sửa trước cổng nhà đôi lứa đang ḥa trong tiếng đàn ḱm của cha hắn vọng ra và h́nh như có cả giọng ngâm nhẹ nhàng của mẹ hắn :

“ Mấy cánh mai vàng đợi gió xuân

Dường xa đă mỏi gót phong trần

Bâng khuâng dạo bản đàn năm cũ

Một chút ân t́nh gởi cố nhân………”






GHI CHU : (*) Lịch sử ông Sáu Lầu và bản Vọng cổ Hoài Lang trích trong báo Thanh Niên

Huỳnh Ngọc Nga

Italia, Torino, 14.01.2005

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>