Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm :
CỔ HỌC TINH HOA (5)
Tác giả :
NGUYỄN VĂN NGỌC
TRẦN LÊ NHÂN


 TIỄN MỘT LỜI NÓI.
 TƯ TƯỞNG LĂO TỬ.
 HỌC TR̉ BIẾT HỌC.

 
 

TIỄN MỘT LỜI NÓI.

Đức Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu , hỏi lễ ông Lăo Đam , hỏi nhạc ông Trành-Hoằng , xem xét cả giao - xă - minh đường cùng triều đ́nh , tôn miếu.
Khi trở ra về, ông Lăo Đam đưa tiễn có nói rằng :

· Ta nghe người giàu sang tiễn người th́ dùng của cải ; người nhân hậu tiễn người th́ dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang , nhưng mang tiếng là người nhân-hậu, vậy xin tiễn ngươi một lời nói vậy.
· Nầy , phàm kẻ sĩ đời nầy , những người thông minh , sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai , nghị luận tâm sự người ta cả.
· Những người biện bác rộng răi , xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bơi móc phơi bày tội lỗi người ta mà ra cả.

Đức Khổng Tử nói : - Vâng , xin kính theo lời người dạy.
Khi đức Khổng Tử về đến nước Lỗ , đạo của Ngài mỗi ngày một tôn , học tṛ của Ngài một ngày một đông.

Gia Ngữ.



Gỉai nghĩa:- Lỗ : tên một nước nhỏ, có từ đời nhà Chu , sau bị nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên Châu và Bỉ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.
Lăo Đam : tức Lăo tử , họ Lư , tên Nhỉ tự là Bá Dương, tổ Đạo gia.
Giao : là nơi vua tế trời về ngày đông chí , cho nên tế giao tức là tế trời.
Xă : là nơi vua tế đất vào ngày hạ chí , cho nên xă gọi là tế Đất.
Minh đường : nhà của nhà vua đời xưa làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chính giáo cùng làm những điều lễ lớn.

LỜI BÀN : Bài này làm ra có ư phơi bày cái học thuyết Khổng , Lăo không giống nhau, có nhiều điểm như phản đối hẳn. Đây là lời Lăo Đam như có ư khuyên bảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay bày ra cái lẽ phải , trái của vua các nước chư hầu , nếu cứ nay đây mai đó như thế măi th́ có khi nguy đến tính mạng.
Câu cuối bài nói v́ Lăo Đam khuyên bảo như thế mà đạo của Khổng Tử được tôn hơn, học tṛ của Khổng Tử được đông hơn là v́ Khổng-thị biết nghe Lăo-thị , từ đó về sau chỉ chuyên có một mặt dạy học tṛ mà thôi.


TƯ TƯỞNG LĂO TỬ

1. Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp là cái đẹp rất xấu . Cái hay mà đến thiên hạ mược tiếng để làm hay là cái rất dở.
2. Để thân lại sau mà thân được ở trước ; gác thân ra ngoài mà thân vẫn c̣n măi. Thế chẳng phải là bởi ḿnh không có ḷng riêng , cho nên mới được thỏa ḷng riêng ư ?
3. Tuy là cương cường nhưng giữ tính mềm dẻo. Tuy là sáng sủa, nhưng giữ cách ngu dốt . Tuy là vinh hiển nhưng giữ lối tầm thường.
4. Học cho rộng trí khôn th́ một ngày một hay . T́m lẽ huyền bí , lâu hóa vẩn vơ th́ một ngày một dở.
5. Trộn lẫn cái hay của ḿnh với đời để làm thân thiết . Cùng chịu cái dở của đời với ḿnh mà vẫn trong sạch.
6. Có ba điều quư báu : Một là từ , hai là kiệm , ba là chẳng dám phạm vào việc bất thường của thiên hạ.
7. Ta mà lo phiền, sợ hăi là v́ ta có thân ta , đến khi ta đă không có thân ta, th́ ta c̣n có lo phiền sợ hăi ǵ nữa.

LĂO TỬ.



Gỉai nghĩa:- Cương cường : cứng cỏi , mạnh bạo
Từ : nhân từ , đức độ , t́nh thương yêu.
Kiêm : có tiết chế , điều độ , không phung phí.

Lời bàn : Ba câu đầu nói ngược lại cái thói đời : câu 1 : cái ngược ấy là dở; câu 2 và câu 3 : cái ngược ấy có lợi cho ḿnh. Câu 4 : nói cách học hành . Câu 5 nói cách xử thế . Câu 6 nói các đức tính cần nên có . Câu 7 nói sự lụy thân.
Những câu này tuy mỗi câu nói mỗi việc nhưng tựu trung câu nào cũng hàm xúc một tư tưởng vô danh , vô vi là cái tôn chỉ của đạo Lăo.
Đạo của Lăo Tử cốt ở Vô Vi . Muốn cho thành được vô vi th́ trước hết phải vô dục, vô cầu , vô tranh , vô danh như những câu nói trong bài nầy. Khi đă được như thế th́ mỗi cảnh có 1 cái thú cho ḿnh , cái vui cho người. Loài người ở với nhau được ḥa thuận yên vui , mà không mấy khi xảy ra sự tàn hại lẫn nhau nữa . Quư thật v́ đă biết đem đức mà báo oán th́ c̣n oán nào mà chẳng tan !


HỌC TR̉ BIẾT HỌC.

Công Minh Tuyên đến học Thầy Tăng Tử. Ở nhà Thầy đă ba năm mà không thấy mấy khi đọc sách. Thầy Tăng Tử hỏi :
“Ngươi đến đây học đă ba năm nay, ta xem ư ngươi không mấy khi học tập sách vở như các anh em , là tại làm sao ? “
Công Minh Tuyên nói : “Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy : thầy ở trong nhà, trước mặt song thân th́ lúc nào cũng hiếu thuận, ḥa nhă. Cho đến giống vật như chó , mèo , thầy cũng không quở mắng bao giờ. Thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ , kẻ dở người hay , ai nấy đều thiếp phục . Thầy ở triều đ́nh, đối với kẻ dưới bề ngoài rất là nghiêm trọng mà trong bụng rất là nhân từ , không có ư hại ai bao giờ. Ba điều ấy , con lấy làm vui ḷng học măi mà chưa được. Con đâu dám không học mà cứ ở măi cửa nhà thầy “.

Thầy Tăng Tử nghe đoạn ( xong ), tạ lại Công Minh Tuyên và nói rằng : “ Ta nay không bằng nhà ngươi “.

THUYẾT UYÊN.




Giải nghĩa : Công Minh Tuyên : người nước Lỗ về đời Xuân Thu , học tṛ thầy Tăng Tử.
Tăng Tử : người thời Xuân Thu , người rất chân thật và có hiếu . Học tṛ của đức Khổng Tử và về sau truyền được đạo của ngài.
Thiếp phục : vui ḷng chịu theo
Tạ : tự nhận lỗi ḿnh.

Lời bàn : Học tṛ như Công Minh Tuyên , thầy dạy như Tăng Tử mới thực là học tṛ biết học , ông thầy biết dạy , xứng đáng thầy và tṛ vậy. Làm ông thầy không những lấy tri thức mà truyền thụ, lại c̣n cần phải lấy đức tính tốt mà làm gương giáo hóa cho kẻ đi học nữa. Sách có câu : “Dĩ ngôn vi giáo, dĩ thân vi giáo “ cũng là lấy nghĩa ấy …
Công Minh Tuyên chỉ học ba điều kể trên trong bài nầy là đă học được đủ bổn phận của một con người đối với gia tộc và xă hội vậy.

( Trích trong CỔ HỌC TINH HOA - quyển thượng )


Bích Vân
MILANO 2004

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>