Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Truyện kư

M ư a


Trăm năm biết có duyên ǵ hay không ?

 

Viết cho bạn Vơ thị Thanh Xuân

 
 

Tôi là một người cô đơn, cô đơn không phải v́ tôi thiếu họ hàng thân thích hoặc bạn bè gần xa, mà v́ tôi thấy h́nh như tôi chẳng t́m được một người nào thực sự để gọi là tri kỷ, tri âm. Chung quanh tôi, ngoài cha mẹ, là cả một thế giới bon chen, lọc lừa, đố kỵ. Sau bao nhiêu lần bị đời cho nếm mùi gian dối, tôi đâm ra sợ hải những tương quan thân mật với mọi người, t́nh cảm trong tôi cơ hồ khô cạn và chắc chắn theo thời gian sẽ biến thành chai đá, nếu không có một ngày tôi gặp Nó.

Tôi c̣n nhớ rất rơ, đó là một buổi chiều thứ sáu của tháng 7 mưa Ngâu. Không biết có phải v́ Ngưu Lang – Chức Nữ đang “thổn thức” chờ ngày gặp gở nên cứ đến mùa nầy th́ trời mưa những cơn mưa không dứt làm khổ bao nhiêu người đang t́m đường về nhà sau những giờ lao động nhọc nhằn. Và tôi là một trong những người khốn khổ đó khi chiếc Cúp cổ lổ xỉ của tôi ngộp nước không chịu nổ máy như thường lệ. Trời bắt đầu sụp tối, các bạn đồng nghiệp của tôi đă ra về hết, chỉ c̣n mấy chú bảo vệ canh trực cơ quan mà thôi.


Tuần trăng mật qua nhanh quá hả Cưng ?

Chán nản, tôi đành gởi chiếc Cúp nằm vạ trong sân của Côngty, khoác áo mưa, tôi băng qua đường, đứng đụt mưa dưới mái hiên một tiệm chụp h́nh gần đó để chờ xe buưt. Vừa lạnh, vừa đói, tôi ngó mong về hướng xe buưt sẽ tới, đầu óc miên man nghĩ đến chiếc Cúp và bụng tôi rộn ràng nhớ mâm cơm nóng khi về đến nhà. Bỗng tôi nghe dưới chân có vật ǵ chạm nhẹ. Giật ḿnh ngó xuống, trong ánh sáng của ngọn đèn đường tôi thấy một chú chó con đang ngoe nguẩy chiếc đuôi nhỏ xíu vào ống quần tôi, đôi mắt ướt ngước nh́n tôi như t́m kiếm hay chờ đợi một điều ǵ. Trên cổ Nó, một ṿng da mang một “thẻ bài“ treo lủng lẳng. Nó khá xinh dù bộ lông trắng đốm vàng đang sủng ướt, dáng vẻ nhỏ, gọn vừa đủ để được bế trên tay. Tôi đoán chắc Nó độ chừng vài tháng tuổi và có lẻ Nó bị lạc chủ trong cơn mưa gió nầy hoặc chủ của Nó cũng đang đứng gần đâu đây.

Xe buưt trờ tới, tôi vội vă leo lên không để ư đến Nó nữa, nhưng tôi ngạc nhiên khi thấy Nó cũng phóng nhanh theo tôi. May mắn là lúc đó xe không đông khách, những người đứng gần cửa nhích sang bên nhường chổ cho Nó, họ tưởng Nó là của tôi. Đến trạm gần nhà, tôi chờ Nó cùng xuống. Nó ngoan ngoản theo tôi như thân thuộc tự lâu đời.

Tấm thẻ bài đeo trên cổ Nó ghi rơ tên Nó là Lulu, 3 tháng tuổi và địa chỉ chủ nhân. Chủ nhật đó tôi bỏ nó trên giỏ xe Cúp để đem trả Nó theo địa chỉ trên, nhưng khi đến nơi chỉ thấy cửa đóng then gài, người chung quanh cho hay gia đ́nh đó vừa lên đường đi nước ngoài theo diện đoàn tụ người thân. Tôi nghe ḷng vui nhè nhẹ khi đem Nó về nhà, tháo tấm thẻ bài trên cổ Nó quăng đi như ném bỏ tuổi tên một thời của Nó, và nhớ đến cuộc “hạnh ngộ“ giữa Nó và tôi trong buổi chiều mưa “định mệnh“, tôi âu yếm đặt tên Nó là Mưa. Từ buổi chiều hôm đó, nhà tôi có thêm một miệng ăn chính thức, và tôi cũng thực sự có được một niềm vui của kẻ được chờ đợi trong những chiều tan sở về nhà.

Từ ngày có Mưa tôi bận bịu nhiều hơn, nhưng cũng nghe cuộc đời có ư vị hơn. Mưa quấn quít tôi như một đứa bé hay làm nủng. Cứ chiều chiều đợi đến gần giờ tôi về là Mưa ra nằm chực sẳn trước cổng để đón tôi. Tôi thân quen đến độ không thể thiếu Mưa trong những buổi ăn, những lần đi dạo. Tôi chăm sóc Mưa ân cần như chăm sóc một đứa con ngoan. Mà Mưa ngoan thật, không làm tôi giận bao giờ, không kéo phá đồ đạc , không “làm bậy“ để mất vệ sinh trong nhà, không sủa “hoảng“ những người thân mà Mưa biết mặt, quen hơi. Mưa chỉ có tật háo ăn, gặp ǵ cũng chộp lấy và “thử“ liền tại chổ dù tôi không để Mưa đói bao giờ.

Những ngày tôi về nhà với khuôn mặt bực bội công việc hoặc bạn bè trong Cty, Mưa là bạn duy nhất nghe tôi trút bỏ bao phiền toái trong ḷng, Mưa không như bao người tầm thường chung quanh tôi, Mưa chịu lắng nghe tôi nói, Mưa dịu dàng ve vuốt tay tôi bằng chiếc mủi hồng hinh hỉnh dễ thương, bằng chiếc đuôi mềm êm xinh xắn, khi th́ chăm chú nh́n tôi, lúc lại ơ thờ như tỏ ra ta đây không màng chuyện thế nhân. Những khoảnh khắc đó, tôi nghe ḷng trở lại b́nh an thanh thản, tôi cơ hồ tạm quên bao phiền toái trong ngày, tôi ôm Mưa vào ḷng và thấy ít ra cuộc đời tôi cũng không đến đổi quá cô đơn.
Mưa về với tôi được hơn năm rưởi, cao lớn và “trổ mả“ đẹp hơn xưa, tôi định bụng sẽ t́m nơi xứng đôi để cho Mưa có một ngựi bạn theo luật thiên nhiên. Nhưng tôi chưa kịp thực hiện ư định th́ một biến cố xảy ra làm đảo lộn hết mọi chương tŕnh của tôi.

Hôm đó, Phường khu vực tôi có phong trào bẩy giết chuột, v́ giống vật này phá phách và gây bịnh đang phát triển mạnh với những cống nước và rác rưởi chung quanh vùng. Vậy mà tôi ơ thờ không nhớ ǵ hết truớc khi đến sở làm như thường lệ. Chiều về, tôi ngạc nhiên khi không thấy Mưa đón tôi trước cổng. Mấy đứa cháu tôi hớn hở vây quanh tôi báo cáo thành tích “diệt chuột“ của chúng v́ chúng là đoàn viên thanh niên trong Phường, đóng góp việc phân phối thuốc bẩy giết chuột. Tôi nghe và sực nhớ đến tính háo ăn của Mưa. Linh tính như báo cho tôi điều chẳng lành trong việc vắng bóng Mưa trước cổng nhà. Tôi kêu tên Mưa khắp nơi, tôi thúc hối mọi ngừoi trong nhà giúp tôi t́m Mưa. Cuối cùng tôi t́m thấy Mưa nằm co quắp một góc trong nhà tắm, có lẻ ăn phải bả độc đốt cháy ruột gan nên Mưa chạy t́m nước nơi đây. Ngoài sân trời đang sập tối và sắp chuyển mưa, giống như buổi chiều nào tôi gặp Mưa lần đầu.


Anh ơi, H́nh như em đă.

Thân Mưa vẫn c̣n mềm ấm, tôi không cần biết Mưa sống chết ra sao, quấn Mưa vào chiếc mền nhỏ, tôi bồng Mưa trên tay nhờ anh Tư tôi chở thẳng chúng tôi đến vị bác sĩ thú y quen biết dù lúc đó đă hết giờ làm việc. Pḥng mạch đă đóng cửa, tôi nhấn chuông liên hồi không cần biết đến phép lịch sự của một người có học. Cuối cùng vị bác sĩ thú y cũng đă mở cửa đón chúng tôi vào. Nghe ngóng, khám xét Mưa một cách kỹ càng, một lúc sau bác sĩ nh́n tôi và lắc đầu. Tôi gần như khuỵu xuống, không thốt thành lời. Anh Tư tôi trả tiền bác sĩ rồi hối tôi về v́ sấm chớp bên ngoài như thúc giục chúng tôi.

Trên đường về những hạt nước trên cao bắt đầu tuôn đổ, Mưa bây giờ nặng hơn trên tay tôi, tôi nghe môi ḿnh thấm mặn, nước mắt tôi và nước mưa hoà lẫn vào nhau. Trong cái phù phiếm của thế gian, với tôi Mưa không là một con vật như dưới mắt bao người, mà là một người bạn, một đứa con, không biết gian dối, không biết lọc lừa. Mưa đă đến thật t́nh cờ và đă đi không từ giả, trước và sau cũng với một cơn mưa. Những trạm xe buưt lướt qua theo bánh xe phóng nhanh trong gió, tôi ngoái đầu nh́n lại trong hư ảo như cố t́m bóng dáng Mưa trong một chiều nào . . . .


Ra đường thiếp hăy c̣n non
Về nhà thiếp đă 12 con cùng chàng

Huỳnh Ngọc Nga

Italia, Torino 22.09.2002

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>