Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Người lữ hành


Mời nghe Giọng ca Vân Khánh
Ca khúc Huế Ngày Trở Về
Lời bài hát


Ngọ Môn *

 

Huế Thương
Huế mộng mơ

 
 

[1] HUẾ NGÀY TRỞ VỀ




Hôm nay Đà Nẵng ngày gió lớn. Mây kéo về che lấp cả không gian như bịn rịn mong người ở lại. Chúng tôi lên Xe đi Huế.
Chiếc Xe đang nổ lực để leo lên những con dốc và lượn ḿnh trong mưa băo, qua những khúc quanh gay gắt của đèo Hải Vân.



Theo chương tŕnh lên đến đỉnh đèo xe sẽ dừng lại trước quán nước 10 phút cho du khách vọng cảnh. Nhưng khi đến nơi chỉ có vài người bước xuống. Trên xe ai cũng hỏi "trời mưa gió như thế mà không sợ ướt à ? ". Tôi cười hi!hi! đáp lại.

Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi Hải Vân. Có chiều dài khoảng 20km kéo dài từ địa phận Thừa Thiên - Huế đến địa phận Đà Nẵng. Dăy núi Hải Vân là một trường thành tự thiên ngăn các cơn gió băo từ phía Bắc vào cho nên các vùng nằm ở phía nam Hải vân, từ Quảng Nam trở vào, hầu như quanh năm ấm áp, không có mùa đông, nhưng bù lại bằng nhiều mưa và sương mù.

Từ trên độ cao 496 m của đỉnh đèo Hải Vân, ta có thể ngắm nh́n toàn cảnh thành phố Đà Nẵng và cảnh thanh b́nh của làng chài Lăng Cô (ở phía bắc chân đèo Hải Vân ).

Từ bao đời nay, Hải Vân là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam mà tôi đă từng được dip đọc qua.

Đèo Hải Vân

Phiá Nam Phiá Bắc



Gió mưa là bịnh của trời. Xe của chúng tôi cứ trườn ḿnh tiến về điểm hẹn. Vượt qua đỉnh đèo Hải vân. Chạy theo băi biển Lăng Cô. Đổ bộ quốc lộ 1A. Men theo bờ Đầm Cầu Hai. Xuyên qua đồi núi Ngự B́nh rồi tiến thẳng vào nội thành Huế trong mưa gió.



Cậu Duy Hải, hướng dẫn viên, vừa há miệng. Tất cả những con mắt chưa tỉnh ngủ đều dồn về phía cậu. Chương tŕnh : Trước tiên đi ăn cơm trưa. Sau đó sẽ đến viếng Kinh thành Huế gồm các điểm : Hoàng Cung của 3 vị vua Triều Nguyễn, Ngọ Môn (Đại Nội), Điện Thái Hoà, Tử Câm Thành, Thế Miếu Hiển Lâm Các, Cửu Đ́nh. Chiều đi ăn bánh khoái đặc sản của Huế. Tối đi thuyền rồng trên sông Hương xem cầu Tràng Tiền bynight (đêm). Xem thả đèn hoa đăng cầu Phúc Lộc vừa nghe các điệu ḥ Huế trước khi về khách sạn.

Thừa Thiên Huế, nằm ở miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía tây dựa lưng vào dăy Trường Sơn hùng vĩ chính là biên giới Việt - Lào, phía đông trông ra biển. Cách Hà Nội 660 km và cách Thành Phố Hồ Chí Minh - Sài G̣n 1.080 km.

Nơi đây với diện tích : 5.010km²
Dân số : 1.045.134 người
Tỉnh lỵ : Thành phố Huế
Các huyện : Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang,
Hương Thủy, Phú Lộc, A Lưỡi, Nam Đồng.
Dân Tộc : Việt (Kinh), Tà Ôi, Cà Tu, Bru - Vân Kiều, Hoa. ..


"
Tỉnh Thừa Thiên dân hiền cảnh lịch,
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng,
Tháp bảy từng, Thánh- Miếu, Chùa Ông,
Chuông Khua Diệu - Đế, trống rung Tam - Toà,
Cầu Trường - Tiền sáu nhịp bắc qua,
Tả Thanh- Long, hữu Bạch - Hổ, đợi khách âu ca thái b́nh. "


Địa h́nh tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rơ. Địa h́nh núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở biên giới Việt - Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa h́nh trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoai thoải, phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng của tỉnh là một phần của đồng bằng duyên hải miền trung, bề ngang hẹp và chiều dọc kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, song song với bờ biển. Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển h́nh cho kiểu đồng bằng mài ṃn, tích tụ và đồng bằng có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 1.400 km². Trong miền đồng bằng ven biển có nhiều đầm phá, chúng đổ ra biển ở cửa Thuận An, cửa Tư Hiền và cửa Lăng Cô. Ngoài ra ở vùng đồng bằng sát núi có một số hồ nhỏ, nướt ngọt. Một dạng địa h́nh phân bố khá phổ biến trong vùng đồng bằng là những cồn cát chạy song song với bờ biển có độ dài từ 5-30 m, hai sườn không cân xứng.
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dăy núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển như sông Ô Lâu , sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai. .. Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất có diện tích lưu vực 300 km².

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận Anvịnh Chân Mây với độ sâu 18-20 m có khả năng xây dựng cảng nước sâu. Sân bay Phú Bài nằm ở trên quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc tỉnh. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều thuận lợi.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp ; mùa hè nóng bức, mùa thu dịu dàng và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung b́nh cả năm 25°C. Số giờ nắng cả năm là 2000 giờ. Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau "nhưng v́ lư do bị trận bảo sái mùa nên chúng tôi gặp phải rét như vậy, có thể lạnh đến 11°C ǵ đó".

Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt đó là sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo đă tạo ra cho Thừa Thiên Huế một nét đẹp hài hoà , phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ. Sông Hương chảy giữa ḷng thành phố, những khu vườn xum xuê, những ḍng kênh bao quanh, những đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh, trải rộng, những băi tắm Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn, Tựa lưng vào dăy Trường Sơn hùng vĩ, Thừa Thiện Huế tự hào có khu nghỉ mát lư tưởng Bạch Mă đă từng so sánh với các khu nghỉ mát độc đáo của Đông Dương.

Huế là một vùng đất cổ. Vào thế kỷ 13 vùng đất thơ mộng này đă hoà nhập vào Đại Việt bởi là quà tặng của vua Chiêm Thành khi cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Phong cảnh tươi đẹp, địa h́nh hiểm trở đă tạo cho Huế có một vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây đă được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm kinh đô của xứ Đàng Trong (1558), được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788-1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn (1802-1945). Trong hơn 400 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đă là trung tâm chính trị, văn hóa của Nhà nước phong kiến Việt Nam.

Cữa thành * Minh Lầu * Cữa nội *


Chính v́ vậy, nơi đây c̣n lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Với các di tích đó, với sự chăm sóc giữ gỉn đó, Huế đă được công nhận là di sản văn hóa thế giới ( ngày 11 tháng 12 năm 1993 ).


Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên Huế là quần thể các di tích văn hóa Huế vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại với trên 300 công tŕnh kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đ́nh, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu, phủ đệ, hệ thống nhà vườn. ..

Tất cả yếu tố trên là những điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại h́nh du lịch, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. V́ vậy, du lịch Thừa Thiên Huế có một vị trí quang trọng chiến lựơc phát triển du lịch của cả nước và chiến lược phát triển kinh tế-xă hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nói về Văn Hóa - Lễ Hội :

Nét đặc sắc của văn hóa Thừa Thiên Huế là sự kết hợp hài hoà giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đ́nh. Những điệu ḥ, điệu lư dân gian đă được tiếp thu và cải biên phục vụ cho vua chúa trở thành ca, múa cung đ́nh và rồi lại được đưa ra ngoài để trở thành các điệu hát, múa phổ biến cả nước như ca Huế, múa cung đ́nh. .. Nền văn hóa này ngày nay được nâng niu, ǵn giữ và phát triển.
Đến Huế ta sẽ được thưởng thức những nét văn hóa độc đáo từ các nghệ sĩ chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp.
Nét văn hóa c̣n thể hiện ở hàng chục làng nghề : nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề thêu. .. mà mỗi tác phẩm như gửi gắm cả tâm hồn người dân xứ Huế.
Văn hóa ẩm thực ở Huế cũng rất phong phú. Hàng chục món ăn cung đ́nh c̣n giữ đến ngày nay sẵn sàng phục vụ quư khách. Hàng chục loại bánh đặc sắc mà chỉ t́m thấy ở Huế.
Là vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc, Thừa Thiên Huế có rất nhiều lễ hội dân gian. Đặc điểm của các lễ hội ở Thừa Thiên Huế là được tổ chức rất công phu, bài bản và có thể xem đó là các sản phẩm của du lịch văn hóa.

Sau đây là một số lễ hội tiêu biểu :

Lễ hội Điện Ḥn Chén

Lễ hội Điện Ḥn Chén diễn ra một năm hai kỳ. Tháng hai (lễ Xuân tế)và tháng bảy (lễ Thu tế). Lễ hội Điện Ḥn Chén được tổ chức trên núi Ngoc Trảnvà đ́nh làng Hải Cát, huyện Hương Trà. tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội suy tôn Thiên Y A Na Thánh Mẫu (Mẹ Xứ Sở) theo truyền thuyết Cham là Thần đă sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quí. .. và dạy dân cách trồng trọt. Đây là lễ hội dân gian ở Huế với nhiều nghi thức hấp dẫn tạo nên một không khí tôn giáo thiêng liêng giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mọng, hữu t́nh nên thu hút hàng vạn khách thập phương tham dự.

Lễ hội Cầu ngư ở Thái Dương Hạ

Hội của nhân dân làng Thái Dương Hạ, huyện Phong Điền, tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quư Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc miền Bắc, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành. Đặc biệt cứ 3 năm một lần tổ chức đại lễ rất linh đ́nh, có tổ chức các diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Tṛ diễn " Bủa lưới" là tṛ diễn tŕnh nghề đậm đà tính chất lễ nghi.

Hội chợ Xuân Gia Lạc

Chợ Xuân Gia Lạc ở làng Nam Phổ có từ thời Minh Mạng(1820-1840). Lúc đầu chỉ trao đổi hàng hóa, vui chơi, sau thu hút dân gian. Do vậy, chợ Gia Lac trở thành một h́nh thức hội chợ Xuân vui chơi, loại chợ phiên trong ngày tết. Chợ hợp từ ngày 1 đến ngày 3 Tết. Chợ bày bán các sản phẩm của dân địa phương trong vùng. Cả người bán lẫn người mua ăn nói, ứng xử lịch sự, vui vẻ, không ồn ào, mang những nét rất Huế từ phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ. Trong những ngày diễn ra hội chợ có các cuộc chơi bài cḥi, bài ghế, hát giă gạo, bài thái. ..

Đua trải

Bơi trải là một lễ hội dân gian được tổ chức vào đầu mùa xuân. Tục đua trải có nguồn gốc cầu mưa từ thời cổ sơ của cư dân sống về nông nghiệp. Nó là một bộ phận trong nghi lễ cầu mưa, cầu ngư mong muốn có một vụ mùa thắng lợi.
Tục đua trải hàng năm được tổ chức tại sông Hương (bến Phu Văn Lâu) trước đây do triều đ́nh tổ chức nay vẵn được duy tŕ. Nghi lễ cúng bái trước cuộc đua được tiến hành rất trang nghiêm. Vào cuộc đua cũng phăi thực hiện những qui định nghiêm ngặt.
Đua trải cũng là một cuộc tranh tài thể lực. Cuộc đua này rất hấp dẫn, thể hiện tài năng khéo léo cùng kinh nghiệm của những con người theo nghề biển ở Thừa Thiên Huế.

Di tích Lịch sử - Văn Hóa

Kinh Thành Huế :

Theo sự hiểu biết nhỏ nhoi cua tôi qua những gịng lịch sữ mà tôi đă đọc lại của Ông Thái Văn Kiểm th́ Kinh Thành Huế khởi đắp tháng 4 năm ất-sửu (1805), Kinh thành Huế choán địa phận của làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, Thế Lại, An Bửu, nhưng làng Phú Xuân bị mất nhiều đất hơn cả, nên làng này được vua ban ngoài số bạc bồi thường, nhiều ruộng đất ở chung quanh Huế và đến Quảng -Trị và Quảng-B́nh nữa.
Vua xem xét địa thế từ làng Kim Long đến Thanh Hà, thân chế kiểu mẫu thành, rồi mới giao cho quân lính ở Kinh và dân các tỉnh mộ về làm.
Ngoài những vật hạng lấy tại chỗ và các nơi phụ cận lại c̣n phải chở thêm rất nhiều đá ở Thanh Hóa vào.
Ban đầu thành chỉ đắp bằng đất nên từ tháng 4 dến tháng 8 đă xong. Năm Đinh Măo (1807) lại tiếp tục công việc cho đến măi cuối triều Gia Long.
Năm Mậu-Dần ( 1818 ) , mới bắt đầu xây gạch 2 mặt nam và tây, rồi đến mặt bắc, công việc giao cho Hoàng Công Lư, Trường Phúc Dảng và Nguyễn Đức Sỹ, đến năm sau th́ xong. Năm Canh Th́n, Minh Mạng thứ nhất ( 1820 ), mưa lớn đổ mất 1.200m, phải sửa chửa lại.
Năm Tân Tỵ ( 1821 ) tiếp tục công việc và xây gạch mặt phía đông.
Năm Nhâm Ngọ (1822) lại mưa lớn, làm mất 8228m, phải giao cho Trần Văn Nang, Nguyễn Văn Vân sửa lại.
Qua năm Giáp Thân ( 1824 ) c̣n tu bổ một lần nữa, công việc mới hoàn thành. Bấy giờ những người có dự vào cuộc xây dắp Kinh–Thành đều ban thưởng; quân lính trước khi cho giải ngũ về quê được lănh tất cả 143.000 quan tiền, các quan th́ được mỗi người năm tháng lương.

Chu vi Kinh-Thành là 9.949m,44 mặt trước dài 2.564m, mặt tả dài 2.435m16, mặt hữu dài 2.503m56, mặt sau dài 2.446m72 .
Thành cao hơn 6m và dầy 20m,xây toàn bằng gạch. Chung quanh thành về phía ngoài có hào rộng 22m80 và sâu 4m.
Kinh-Thành Huế có cả thảy 10 cữa chính, mỗi cửa 3 tầng, cao chừng 16m.

oOo



Phê b́nh kiến-trúc Kinh Thành Huế, Le Rey, thuyền Trưởng tàu Henri, có đến Huế năm 1819 viết rằng ‘’Kinh-Thành Huế nhất định là cái pháo đài đẹp nhất và đều đặn nhất và đều đặn nhất ở Ấn Độ Chi Na, kể cả pháo-đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras, 2 pháo-đài này do người Anh làm‘’.

Một nhà du lịch Anh, John Crawfurd được phép viếng Kinh-Thành Huế năm 1822 về viết sách ngợi khen công tŕnh kiến trúc nầy và kết luận ; "không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm ǵ hạ nổi ; nhựơc điểm lớn nhất là của nó là ở chỗ nó rộng mênh-mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất là một đạo quân 50.000 người mới đủ cho sự pḥng thủ‘’.

oOo


Sau khi chúng tôi dùng bửa cơm trưa th́ phải lên xe t́m về khu Trần Hưng Đạo.
Xuống xe chúng tôi băng qua chiếc cầu và qua đường Tháng 8, bước lên chiếc cầu vào thành, bước thêm vài bước nữa là chúng tôi đứng trước Ngọ Môn.

Tôi chụp h́nh cho cháu tôi và ngắm cửa thành thật lâu, ḷng tôi lâng lâng sung sướng và tự nói một ḿnh Ngọ Môn đây! Hai thế kỷ vẵn c̣n đứng vững hiên ngang mà … nhưng mà ! Vua của tôi đâu ?
Tay tôi mân mê lên bật tường đá của cửa thành chỉ để mở một bên hông. Nghe chừng gạch đá của tường c̣n hơi thở, c̣n mùi vị không khí của trăm năm trước. Tôi nghe như có tiếng vó ngựa phi trên không vọng về báo hung tin. C̣n có tiếng áo giáp khua vang. Tiếng quân đi vội vă... Nơi đây đă traỉ qua biết bao là mưa nắng, bảo bùng mà thành quách vẩn kiên gan với thời gian !


oOo


Ngọ-Môn năm cửa chín lầu ,
Cột cờ ba cấp, Phu Văn-Lâu hai tầng.

oOo


Ai ơi chớ phụ đèn chai,
Thắp trong Cần-Chánh rạng ngoài Ngọ-Môn.

oOo


Ngọ-Môn năm cửa chín lầu :
Người xưa tạo-lập để công-hầu vô ra.

oOo


Ngọ-Môn năm cửa chín lầu :
Một lầu vàng, tám lầu xanh,
Ba cửa thẳng,hai cửa quanh,
Sinh em ra phận gái, không hỏi chốn kinh-thành làm chi !


Thế Miếu Điện Thái Ḥa * Ngọ Môn *


Ngọ ! Ngọ là ǵ ?
Phải, Ngọ là lúc mặt trời lên đúng thiên đỉnh, tức là lúc lên cao nhất. Vua là bậc chí tôn nên mới ví mặt trời lúc đúng ngọ, và cửa của vua mới gọi là Ngọ môn
. Ngày xưa, chỉ khi nào có vua ngự mới mỡ cửa nầy.


Trên Ngọ môn có lầu Ngũ Phụng, và chúng tôi được lên viếng, từ trên cao nh́n xuống trông thật đẹp như một bức họa tuyệt vời.


Chúng tôi vào điện Thái Hoà : Điện được xây dựng ngày 21 tháng 02 năm 1805 và xong trong năm ấy, Ngày Ất vị tháng 5 năm Bính dần 28-06-1806 vua lên ngôi Hoàng Đế tại điện nầy.

Mái điện làm kiểu trùng thiềm trùng lương có trang sức băng pháp lam, lợp ngói hoàng lưu ly. Trong điện trang hoàng rất nhiều ché và đồ xưa. Trước sân sắp một hàng chậu sành lớn để trên đôn bằng đá chạm.

Lúc đầu điện Thái Hoà không phải làm ở chổ bây giờ mà là chỗ Đại-Cung môn, chính giữa mặt nam Tử Cấm Thành. Năm 1833, vua Minh Mạng cho đem xích về phía nam, nhưng cứ giữ kích thước cũ. Năm Thành Thái thứ 3 (1891) trùng tu. Năm thứ 11 (1899) truyền lót đá hoa nơi nền điện. Năm 1923 vua truyền làm thêm cửa ở 2 mặt trước và sau v́ nguyên khi xưa chỉ để trống và treo sáo che.

Điện Thái Hoà là nơi thiết đại triều, c̣n thường triều th́ thiết ở điện Cần Chánh. Khi hành lễ, vua ngự ra các quan sắp hàng ở sân (quan văn bên tả, quan vơ bên hữu ) phải lạy 5 lạy, nhưng từ khi vua Bảo Đại về nước năm 1932, lệ nầy đă bỏ, chỉ phải xá 3 xá mà thôi.


Huế ! Tôi đă đọc nhiều, thật nhiều tài liệu về cố đô. Tôi ước ao gặp Huế từ nhiều năm trước, bây giờ thành hiện thực. Đêm nay ngồi trên thuyền rồng lướt nhẹ trên sông Hương, nh́n ra sông nước xuôi êm dưới trời đêm, tôi vẫn ngỡ ḿnh c̣n trong mộng !




C̣n tiếp kỳ 2




(*) H́nh của Peter & Jackie Main


Thuyền rồng đợi khách

Bạch tuyết
France, Paris 12.2004

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>