Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự


Trịnh Công Sơn
Đại Bác Ru Đêm


 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn

CHƯƠNG II
Kí Ức Một Sài G̣n

Bác Sĩ Khang

 
 


25 tháng 11(1967)


Em có biết không, rất nhiều lần chị thầm ước ao được trở về Sài G̣n, nhưng không phải là Sài G̣n mà chị đă biết trong cuộc tấn công hồi Tết và sau đó vào tháng Hai và tháng Ba năm 1968. Mà là Sài G̣n của chuyến đi đầu tiên, em có hiểu không. Tôi mơ được thấy, được nh́n thấy những cây cọ xanh, những con đường đông đúc với những chiếc nón lá, những chiếc xe tải quân sự, những chiếc xích lô, cái nóng nực ghê gớm làm cho ta phải ngủ quên đi trong một trạng thái huyền ảo, nhẹ bỗng và rồi bừng tỉnh dậy một cách khỏe khoắn. Sài G̣n đă đi sâu vào sự sống của tôi một cách như một lưỡi dao cắm sâu.Có lẽ bởi v́ từng giờ phải đối phó với cái chết, nên mỗi một đồ vật, mọi t́nh cảm đều trở nên quư giá, và thức ăn th́ trở nên ngon hơn, t́nh bạn thắm thiết hơn, t́nh yêu trở nên sâu sắc hơn, đă vui vẻ càng vui vẻ hơn. Nhưng giờ đây: cái mà tôi không sao quên được ngay cả trong giấc mơ nó vẫn đưa tôi đến đó, đó là cái mà tôi vẫn nhớ như in khi mà tôi từ Đắc Tô trở về. Tôi đă thường t́m hiểu tại sao cái đêm hôm đó vẫn b́nh thường như không có chuyện ǵ đặc biệt xảy ra. Về đến khách sạn tôi cởi bỏ bộ đồng phục, tắm táp rồi leo lên giường và ngủ thiếp ngay lập tức, một phần tôi cảm thấy dễ chịu v́ đang ở một nơi khá an toàn, tắm trong bồn tắm khá rộng răi, nghỉ ngơi thư giăn giữa hai tấm ga trải giường sạch sẽ, nhưng có một cái ǵ đó đang xảy ra; chính là cái ảo giác cởi bỏ đồng phục và vứt quẳng nó đi. Tôi vẫn như c̣n nh́n thấy nó trên mặt đất ẩm ướt, hôi thối, bẩn thỉu. Và vẫn c̣n có cảm giác vui sướng khi cởi bỏ được nó ra. Tưởng chừng như cởi bỏ được cái áo, cái quần đó tôi đă trút bỏ luôn được sự ghê tởm, sợ hăi, nỗi đau đớn. Tiếp sau đó tôi lại có thể mặc nó lại thêm nhiều lần nữa. Và cũng lại chỉ bấy nhiêu lần tôi sẽ lại cởi bỏ nó đi với sự căm ghét. Cái cảm giác đó tôi sẽ không bao giờ có lại nữa, và sự tin tưởng chắc chắn rằng cần vứt bỏ những bộ quân phục đó, rằng cái xấu xa của thế giới hầu như do những bộ quân phục gây ra.
Và rồi những ngày tiếp theo sau cái đêm hôm đó: cả những ngày đó đă làm cho tôi thấy nuối tiếc.Những cuộc khủng bố trong những tháng trước đó làm căng thẳng trong thành phố th́ đă chấm dứt, những cuộc chiến trong những tháng sau đó mà đă biến thành phố thành băi chiến trường th́ vẫn chưa bắt đầu : thời kỳ đó đi trên đường không phải sợ bị trúng đạn hoặc tung xác lên không v́ trúng ḿn Clymore. Nếu người nào không nghèo th́ cuộc sống trôi qua một cách b́nh thường. Hàng sáng chủ nhật nhiều người đi trượt ván lướt trên sông hay trên các con kênh, và chiều chủ nhật họ đi đến trường đua ngựa xem các cuộc đua. Ban ngày người ta có thể ngồi ăn bên cạnh bể bơi của câu lạc bộ hàng hải c̣n chiều tối họ có thể ăn bữa tối tại các tiệm ăn bởi v́ lệnh giới nghiêm bắt đầu rất muộn. Các tiệm ăn đưa ra những món ăn tuyệt hảo và đầy ắp, vài tiệm lại có cả ban nhạc sống. Rồi có cả những sàn nhảy, câu lạc bộ buổi tối: từ cửa sổ pḥng khách sạn của tôi trên đường Tự Do, tên đường cũ là Catinat, có thể nh́n thấy những ánh đèn nê ông nhấp nháy từ lúc hoàng hôn, và trong bóng tối trên vỉa hè đông kín người qua lại, vui vẻ vô tư, những cặp t́nh nhân dạo chơi, những cô điếm với bộ váy ngắn cũn cỡn, những người nước ngoài, những anh c̣ mồi. Cũng đúng đến độ nửa đêm, đường Tự Do tắt hết đèn: các vỉa hè vắng tanh và thay vào đó là sự im lặng bao trùm thỉnh thoảng bị khuấy động bởi tiếng xe gíp của lính cảnh sát quân sự hoặc tiếng ́ ầm của một trận ném bom nào đó ở xa. Thế nhưng tới sáng tất cả lại bắt đầu như không có chuyện ǵ xảy ra, thậm chí, nói th́ không thể tin được, tôi đă từng đi qua những tiệm kim hoàn đầy ắp vàng bạc, ngà voi, những tiệm may chỉ trong ṿng hai mươi tư tiếng đồng hồ đă hoàn tất một bộ đồ may theo kích thước, những tiệm cắt tóc từng được trang bị với đầy đủ các loại mỹ phẩm. Và không hề có một hơi hướng nào của cánh tả. Và rồi đám tang người Việt quả là một cuộc diễu hành có màu sắc nhất trên thế giới. Chiếc quan tài được chở trên một chiếc xe kéo được trang trí những ngôi sao và những con rồng theo hàng thẳng, thân quyến của người chết mặc đồ trắng đi theo chiếc xe họ không khóc lớn. Vài tiếng trống gơ đưa tiễn người chết và cũng là để xua đuổi những linh hồn tà ác. Đám tang c̣n như một đám rước lễ phục trang, c̣n thảm kịch của chiến tranh th́ dường như người ta không c̣n để ư tới. Bởi v́ thảm kịch này được che lấp trong tim của một dân tộc bị xúc phạm, được khóa kín trong những trại giam, nơi người ta tra tấn và giết những người Việt cộng, để quen biết những con người như Nguyễn Văn Sâm, một người khủng bố, cần phải vào tận những nhà tù ấy để gặp anh ta tận mắt, để sờ tận tay. Và sau đó là sự mở đầu cho t́nh bạn đẹp đẽ của tôi với François: thậm chí điều này cũng thuộc vào sự nuối tiếc của một Sài G̣n xưa. Thực tế là sau chuyến đi Đắc Tô, tôi đă thực sự vượt qua được những móc xích của tính cách bất thường của anh ta v́ tư tưởng tự do của anh ta đă chinh phục tôi: sự thông hiểu lẫn nhau đă trở nên càng mật thiết và hữu ích. Chuyến đi vào địa ngục như của tôi th́ anh ta đă thực hiện, không chỉ ở Việt Nam mà trong suốt cả cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, anh ta đă đi t́m hiểu về con người trong chiến tranh từ trước tôi. Những trăn trở dữ dội trong tôi th́ trong anh ta cũng cùng một mức độ ngang nhau. Thế vẫn chưa đủ, ở Sài G̣n không một cánh cửa nào khép kín đối với anh ta, không một phản ứng từ chối nào với anh ta, đồng thời anh ta cũng sẵn ḷng một cách rộng răi như thế với bất kỳ ai có nhu cầu. Như vậy tôi đă thường xuyên đến t́m gặp anh ta tại văn pḥng ở đường Pasteur. Khi th́ xin anh ta một lời khuyên, khi th́ nhờ giúp đỡ, khi th́ t́m một nguồn an ủi trong những khi tôi cảm thấy lạc lơng chơ vơ. Tuy vậy trong thời gian đó anh ta đứng bên ŕa cuộc t́m kiếm của tôi, điều chắc chắn là anh ta đă chỉ đạo hướng đi của nó, để rồi dần dần anh ta trở nên người đưa đường dẫn lối tới sự hiểu biết tốt đẹp.

25 tháng 11( 1967)
Rơ ràng có một cái ǵ đó khủng khiếp không kém một trận thảm sát trên đồi hay một cái chết, đó là sự suy sụp tinh thần xóa bỏ mọi niềm tin, mọi niềm hy vọng: một sự im lặng ngấm ngầm mà ta có thể cảm nhận thấy khi tṛ chuyện với một số người Việt ở Sài G̣n. Sự chờ đợi ṃn mỏi của một điều mà họ đă chưa hề được có: ḥa b́nh, niềm hy vọng này đă bị sụp đổ và họ cảm thấy khó mà gieo được những ước mơ, những điều tốt đẹp, và nếu như ai đó tỏ vẻ ngạc nhiên về việc này th́ họ phản ứng theo một cách đồng điệu như những người ở Đắc Tô: “Nếu như một lúc này một phát đạn bắn tôi, tôi mong rằng nó rơi vào anh chứ không vào tôi”. “Để tôi yên, tôi bất cần ǵ nữa, tôi bất cần đến cả chết ”.
Hôm nay tôi làm quen với bác sĩ Khan, một người Việt hai mươi sáu tuổi, làm việc tại Pḥng cấp cứu. Tôi quen anh ta khi đi khám chứng viêm họng mà tôi mắc phải khi c̣n ở khu căn cứ. Vừa khám anh ta vừa nói: “Chị là người bệnh đầu tiên trong sáu ngày đến khám mà không bị thủng v́ súng bắn hoặc trong cơn hôn mê v́ tự tử. Ở Sài G̣n người ta không làm ǵ khác ngoài việc tự vẫn: thuốc độc, thuốc ngủ, thắt cổ. Trong ṿng hai mươi tư tiếng đồng hồ, người ta đưa đến đây mười tám ca tự tử. Tôi chỉ cứu sống được hai người”. Sau đó anh ta mời tôi và cả Moroldo đi ăn tối, anh ta chọn một tiệm ăn bên kia cầu, chiếc cầu mà Việt cộng đă phá đổ trong một cuộc viếng thăm của Mc Namara: giờ đây chiếc cầu được xây lại bằng trụ sắt. Thức ăn rất ngon: yến sào, cua hấp, giá đỗ. Tiệm ăn thuộc loại nhà hàng nổi trên sông, ở phía trước là một khu rừng đầy Việt cộng, nó có vẻ không an toàn cho lắm. Máy bay bay rà rà sát không ngừng bên trên, thỉnh thoảng vài phát pháo sáng rơi xuống, những chiếc xe đi tuần tra bắn liên hồi không hề ngừng, ngồi ăn mà biết đâu có thể một viên đạn rơi trúng vào đĩa.
Bác sĩ Khang”, cuối cùng th́ Moroldo cũng lên tiếng - chúng ta có thể chọn một chỗ nào an toàn hơn không ?.
Khang co dúm vai lại:
Tôi đă thành quen rồi. Tôi không thấy ǵ khác từ khi tôi ra đời. Tôi sinh ra từ cái chết và cái gọi là ḥa b́nh mà các anh chị nói nhiều đến tôi cũngkhông biết là cái ǵ nữa.
Anh có thể tưởng tượng được nó, bác sĩ Khang.
Không, mọi người thấy đấy, khi bùng nổ chiến tranh ở Israel, đọc những tờ báo của các người đă gây cho tôi một cảm giác lạ lùng. Tôi không hiểu tại sao mọi người phản ứng nhiều như vậy. Đối với tôi Israel là một nước đă trở lại trong sự b́nh thường của họ, có nghĩa là trở lại chiến tranh.
C̣n sự tự do ? Anh có thể tưởng tượng nó được không ? bác sĩ Khang ?
Không, tôi đă đọc sách viết về nó của Pascal và Sartre. Nhưng tôi không biết nó là ǵ. Nó là ǵ ?
Thế là tôi hỏi anh ta đứng về phía nào, về phía Việt cộng hay về phía người Mỹ, và câu trả lời bất ngờ của anh ta được đưa ra.
Chả về phía nào hết: các người đă đọc Cemas chứ ? Tôi c ó cảm giác như tôi là Người nước ngoài. Tôi thấy dửng dưng với tất cả, và lạnh lùng nữa. Tôi chứng kiến cuộc chiến tranh mà không hề lên án nó, tôi chứng kiến nó như nh́n một cơn dông kéo dài măi măi và chẳng có ích ǵ chống lại nó. Giống như dân Bắc cực nh́n tuyết là chuyện b́nh thường ở nơi họ sống.
Bác sĩ Khang, thế nhưng họ cắt đầu cả Người nước ngoài.
Thậm chí tôi cũng dửng dưng về cả vấn đề này. Cái chết, chị có biết, nó có một giá trị tương ứng. Khi mà có ít người chết đó là điều để quan tâm. Khi mà có quá nhiều cái chết, nó không c̣n là một vấn đề nữa. Nếu một chú bé bị xe kẹt chết ở Roma hay ở Paris, tất cả đều khóc trước sự bất hạnh to lớn ấy. C̣n nếu hàng trăm trẻ em bị chết ở đây, trong cùng một lúc do bị bom hay trúng ḿn, họ chỉ thấy một chút thương hại. Cái th́ nhiều, cái th́ ít, chẳng có ǵ phải quan tâm ? Người ta nh́n nó như nh́n những xác chết của người Do Thái ở Đức. Ở bệnh viện nếu một người bị bệnh rất nặng, đưa đến tôi cũng chẳng t́m cách cứu người ấy. Tôi cho anh ta một ít thuốc ngủ và kệ cho anh ta chờ chết.
Không thể để cho ḿnh bất lực như vậy được.
Về phần tôi, đó không phải là môt sự bất lực, đó là sự im lặng. Tôi sẽ chịu im lặng cho đến phút chót. Tôi sẽ chỉ c̣n nghĩ: cho đến hôm nay tôi vẫn c̣n nguyên vẹn. Đó là suy nghĩ của rất nhiều người ở Việt Nam. Sự đau khổ đối với chúng tôi là lẽ hiển nhiên, chúng tôi không c̣n căm giận trước nỗi đau khổ: chúng tôi t́m cách sống sót, thế là đủ. Chúng tôi đi nhảy, chúng tôi tổ chức lễ hội, ai chết người ấy thiệt. Chị có hiểu không ?
Không, tôi không hiểu.
Không, chị không thể hiểu được. Chị đến đây với quan điểm phương Tây, với giáo dục nhân văn: tất cả mọi người đều như nhau, cuộc sống là tươi đẹp và không được để cho ḿnh bị giết vv... Nói tầm phào, chuyện vớ vẩn. Ở đây không có chuyện ấy. Chị thân mến ạ, bởi v́ ở đây, người ta ăn cơm chứ không ăn bánh ḿ. Ở đây lư lẽ không có nghĩa là chính xác. Ở đây cuộc sống và cái chết đều như nhau. Chết, sống tùy thuộc vào tôi ? Vào khả năng làm bác sĩ khoa học của tôi. Và nếu tùy thuộc vào tôi, vào khả năng bác sĩ khoa học của tôi, mà một người Đức có tên là Karl Marx đă viết một cuốn sách, mà giờ đây từ cuốn sách ấy sinh ra một cuộc chiến tranh về quan điểm phát động từ những người không biết chữ ?
Anh đang nói rằng lỗi là tại Karl Marx ?
Không hơn ǵ về cả cuộc bàn luận của chúng ta về Dân chủ Tự do. Chị đừng hỏi tôi đứng về phía nào: tôi không thể, tôi không muốn. Tôi thấy đất nước tôi như một người bị bệnh do ai đó truyền nhiễm cho. Thế nhưng đành rằng không phải tôi sẽ là người chữa khỏi căn bệnh đó. Có lẽ chẳng bao giờ khỏi. Tôi cũng không cần biết ai là người truyền cho cái bệnh ấy.
Anh ta vừa nói chuyện vừa ăn một cách háo hức, lộn xộn. Chúng tôi cũng ăn. Những tiếng súng bắn không c̣n làm chúng tôi khó chịu nữa, cả pháo sáng cũng vậy. Chợt một lúc Moroldo nói: “Tuy vậy cứ như là đang ở Napoli trong ngày lễ của Piedigrotta”. Và chỉ có một lúc rợn người, một cảm giác rờn rợn, khi mà một viên đạn rơi trên sông cách chúng tôi vài mét. Pắc ! Giống như một viên sỏi. Ngó đầu ra khỏi lan can tầu, tôi cúi gập người xuống nh́n. Trên mặt nước tỏa gờn gợn những ṿng tṛn lăn tăn. Nếu như bác sĩ Khang nói có lư ? Một người bị tội tử h́nh nói với một người khác cũng bị tội tử h́nh trong cuộc chiến tranh: “C̣n khóc cái ǵ nữa? Cuộc sống và tờ báo chỉ đáng giá một xu”.

(C̣n tiếp)

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>