Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này


THIỀN TRÊN BỜ HỒ DẦU TIẾNG

 

Ngày Trở Về

 
 

Cuối cùng rồi nước cũng chảy về nguồn, cánh thiên di cũng t́m về tổ cũ và cuối cùng rồi tôi cũng trở lại quê hương yêu dấu một thời. Quê hương VN ngày tôi đi nước mắt đầm đ́a với bao lời tiển biệt, Saigon ngày tôi về rộn ră tiếng cười chào đón của bè bạn, thân nhân. Hai mươi hai năm ĺa xa cố thổ, hai mươi hai năm chỉ một lần tôi trở lại (1995) để đợi chờ thêm mười năm nữa mới có thêm được một chuyến đáo hồi.

Mười năm trước, lần đầu trở lại mănh đất t́nh nhân, tôi vẫn c̣n nhận ra dấu vết một thời xa xưa cũ, những con đường, những khu phố, mái trường xưa, ngôi nhà cha ông để lại, tất cả dường như chỉ mới cựa nhẹ ḿnh sau ngày 30.4.75. Bạn bè, thân nhân tôi cũng c̣n gần như đầy đủ đón bước tôi về.

Hôm nay, muời năm sau của lần về trước, t́m lại phố thị xưa như t́m lại cố nhân, tôi ngở ngàng nh́n “t́nh xưa” đổi sắc thay màu. Phi trường Tân sơn Nhất hiện đại hơn chẳng khác ǵ những phi trường nổi danh quốc tế. Đuờng phố ngập tràn xe cộ, khói bụi mịt mù sáng, tối, chiều, trưa. Những gịng luân lưu như thác đổ qua những con đường bóng mát lá râm che, những công viên hoa màu khoe sắc, những ṭa cao ốc sừng sững vọt cao, những chiếc cầu dài ngoằng khoáng mát thôi không c̣n chen chúc bao ngôi nhà sùm sụp ven bờ. Bên kia cầu chũ Y, ngôi nhà xưa của tôi với vuôn sân nhỏ, giàn hoa giấy thắm thôi không c̣n t́m đâu nữa mà thay vào đó là một ngôi nhà hai tầng nằm soăi dưới dốc chân cầu Nguyễn tri Phương. Chiếc cầu dài, cao vững chắc nối liền kinh Đôi cho Chợ Lớn thôi không c̣n xa cách với Saigon, cho người bên kia cầu thôi khỏi phải ngày hai buổi sang bao chuyến đ̣ để đến bến bên đây.

cố nhân” tôi chuyển ḿnh trên đường thương mại, không c̣n ngập ngừng chợ trời, chợ đất như xưa. Hàng quán mọc lên như nấm, bao cơ sở kinh doanh cũng thi nhau xác định bước nhảy vọt của thành phố tôi yêu, những bước nảy vọt nếu nh́n về một khía cạnh nào đó tôi phải nhẹ thở dài khi nhớ lời thở than của một khách tha phương khi trở lại t́m người yêu dấu một thời :

T́m đâu không thấy nhà nàng
Bốn phương chỉ thấy nhà hàng, quán ăn

Nói như vậy để bảo thêm rằng Saigon đang rộng tay đón chào du khách, những du khách xa lạ cũng như những du khách ruột rà một thời làm chim bỏ tổ nay thỉnh thỏang t́m lại cội nguồn xưa. Sự nhôn nhịp kéo theo sự hổn độn của một thành phố gia tăng quá đà sau thời kỳ chinh chiến, muốn phục hồi vượt mức thời gian, từ số dân hai, ba triệu của thời tiền 30.4.75 đến tám triệu của hôm nay (sáu triệu có hộ khẩu chính thức, và hai triệu hổn hợp khách du lịch cùng dân chưa nhập hộ khẩu).Vốn đầu tư của ngọai quốc cũng gia tăng thấy rơ trên các bảng hiệu của những cơ sở kinh doanh lớn ở khắp ngọai, nội thành phố. Những trung tâm du lịch mọc lên chi chít, mọi người có thể đi tham quan những thắng cảnh quê hương xa, gần dễ dàng bằng những chuyến đi có tổ chức chu đáo ăn, ở khứ hồi. Nh́n lịch tŕnh những chuyến di hành đó tôi chợt bâng khuâng khi nghĩ đến châu Âu đang rối loạn trong t́nh huống khó khăn dịch khủng bố. Quê hương tôi thôi đă qua thời binh lửa, những con tàu, những tuyến xe, những đường bay đang nối liền nam-bắc, đang dang tay đưa người đến tiển người đi trên khắp mọi hướng của địa cầu. Con đường xuyên Việt cho người phương Nam thưởng thức hoa đào miền Bắc, cho người phương Bắc nhẹ hưởng hương sắc hoa mai miền Nam, để lúa gạo Cà Mau, dừa Mỹ Tho, điện Trị An đổi trao cùng than Quảng Ninh, thiếc Cao Bằng, vàng Bồng Miêu

Tôi mừng thấy quê hương hồi phục, nhưng trong những hồi phục tốt đẹp cũng nảy sinh những cực đoan đầy dẫy tính nhiêu khê, chẳng hạn như việc khám xét khá rườm rà tại phi trường Tân sơn Nhất, một hành khách với đầy đủ giấy tờ hợp lệ, đúng điều luật di hành vẫn bị cầm chân cả nữa tiếng đồng hồ bởi một bạn công an xem xét chỉ một sổ thông hành nhỏ. Những cô gái quê lên thành t́m việc, mặt thơ ngây mà thân xác lắm đọa đày. Tôi cũng như bao người ao ước sao những nhiêu khê đó sớm không c̣n nữa. Những cách biệt quá xa giữa nghèo và giàu, những h́nh phạt vô lư của những bậc “phụ mẫu chi dân” thiếu trái tim nhân tính, và tôi cũng mơ không khí quê hương tôi trong lành hơn dưới những thông lộ di hành.

Ngày tôi về không chỉ có h́nh sắc “cố nhân” để tâm tôi hoài xao xuyến mà c̣n tấm ḷng của bao người tôi quen biết một thời. Tôi đau ḷng nh́n bàn thờ những người thân trọng tuổi đă vĩnh viễn ra đi không chờ ngày tôi trở lại, tôi tiếc nuối những nơi gặp gở cũ không c̣n t́m được bóng bạn xưa, bằng hữu tôi một số đă lưu lạc phương trời, chỉ c̣n một số vẫn c̣n ở lại. Cái t́nh xưa không chỉ đẹp bằng những buổi cơm chiêu đăi, mà bằng những nhắc nhở bao kỹ niệm một thời khi trí óc tôi đang theo năm tháng tàn phai. Với bạn học, tôi cười nghe kể chuyện những ngày chập chững đến trường, những buổi trưa hè núp bóng chùa Xá Lợi chở giờ vào lớp, những phá phách thầy cô của tuổi học tṛ ma quỹ. Thăm ngôi trường cũ, viếng lại thầy xưa, ḷng lắng nhẹ một thời dĩ văng. Với bạn sở làm, tôi bồi hồi nhớ lại những ngày gian lao, bao tháng làm việc chẳng thấy tiền lương, những tia nh́n lén lút đổi trao cùng người bên kia bàn làm việc để ngàn đời c̣n thở than câu “vô duyên đối diện bất tương phùng”.

Nước mưa rồi tuôn, gịng đời rồi chảy, tôi rồi lại phải ra đi, ngàn trùng rồi phải hát bài xa cách, nghĩ đến buổi ĺa xa tôi không biế phải khóc hay cười. Bên kia bờ đại dương c̣n mái ấm gia đ́nh với chồng con tôi đang chờ đón, bên nầy quê hương cũ bao cánh tay với những trái tim đang quấn quyện hồn tôi. Nếu nhân gian quả thật c̣n câu duyên số, th́ buổi gặp gở hôm nay, ngày trở lại bây giờ tôi ước ao sao c̣n được có thêm nhiều lần nữa ở tương lai, và tương lai luôn nằm trong tay những ai mang nặng hoài bảo thương yêu chân chánh, tôi tin thế và tôi sẽ đợi.


Đêm Sài G̣n - Chùa Kỳ Ḥa

Huỳnh Ngọc Nga
Italia - Torino 08.2005

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>