Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Người lữ hành


Ca khúc
Biển khát
Saxo- Trần Mạnh Tuấn


Lời bài hát

Giọng ca Mỹ Linh


Bạch Tuyết trước giờ đổ bộ

 

HẠ LONG
Kỳ quan của nhân loại [3]

 
 

Dưới ánh nắng chiều hồng tím thuyền chúng tôi đang tiến về đảo Cát Bà. Tôi đứng ở mũi thuyền và th́ thầm với gió :

Anh Hải ơi ! Ước nguyện của anh nay đă thành hiện thực ! C̣n chừng trên 1000 mét là em đặt chân lên nơi chôn nhau cắt rốn của anh. Mảnh đất của 3 đời gịng giỏi bên nội của anh. Phải, Em đă đến quê anh như anh từng mong ước. Em yêu phần đất này như t́nh yêu quê ngoại của em ở miền Nam.

Ô hay ! H́nh như con thuyền cố t́nh đi chậm lại như muốn trêu chọc "Cô bé lọ lem " của anh !

Anh ơi ! C̣n chừng 500 mét nữa thôi ! Em tới nơi rồi ! Em hồi hộp quá ! Tim em đập mạnh quá ! Chân em đang bủn rủn. Em ước ǵ có anh đang đứng trên bến cảng chờ em.

Thuyền cập bến Cát Bà, cả đoàn bước lên bờ và theo chân người hướng dẩn.
Vừa băng qua đường chúng tôi đến ngay khách sạn để lấy pḥng. Mọi người đi ăn bửa cơm tối. Riêng tôi không đói. Tôi xin b́nh trà nóng rồi lên pḥng.
Giấc ngủ đă ập đến đưa tôi vào mộng. Đêm nay tôi chiêm bao thấy chuyện dĩ văng của chính ḿnh.


Bạn thắc mắc và nóng ḷng muốn biết anh Hải là ai phải không ? Tôi xin kể ngay.
Chuyện này xảy ra ở thành phố Nam Vang trong một xóm lao động mang tên Tuk Laâk. Năm ấy, 1967, anh Hải đă trên 20 tuổi và Cô bé mà anh thường gọi đó chính là tôi, mới lên 11. Anh ở đầu làng và Cô bé ở cuối xóm.

Trong đêm mưa dầm dưới mái nhà tranh dột nát của anh Nguyễn Văn Hải, chúng tôi giă biệt nhau.
- Cô bé đừng khóc ! Anh đi không hẹn ngày về là v́ anh không thích hứa trong khi mà chính anh không biết chắc sẽ có một ngày trở lại...

- Vậy th́ anh đừng đi nhé anh ! anh ở lại với bác, với chị T và với em nhe anh !

- Anh không thể ở lại v́ anh c̣n tiếng gọi của quê hương. Quê hương đang cần có anh cùng tiếp sức. ..

- Quê hương là đây. Là nơi này anh c̣n phải đi đâu nữa ?

- Không, đây chỉ là nơi tạm trú c̣n quê hương của anh là Việt-Nam ...

- Không, không. Đừng đi anh ơi ! Anh bỏ bác gái, bỏ chị và bỏ em. Anh đi rồi c̣n ai thổi sáo cho em nghe, c̣n ai mua bánh kẹo cho em ăn, c̣n ai kể chuyện cổ tích cho em...

Cô bé chạy lại phía người mẹ của anh Hải. Lay cánh tay bà cụ :
- Bác ơi, Bác đừng cho ảnh đi nhé bác ! Bác nói với ảnh đừng ra đi nhé bác !!

Bà mẹ trả lời khi đôi mắt bà đang ràng rụa :
- Bác làm sao... khuyên nó được ! Chính bố nó đă ra đi mấy năm về trước th́ bây giờ tới phiên nó phải theo bố về nơi đất cha ông của nó...

Cô bé tuyệt vọng chạy lại lay cánh tay anh Hải :

- Đừng đi anh ơi ! Đừng bỏ em !

Anh ôm mặt Cô bé và vổ về :
- B́nh tĩnh lại em. Khi anh đi rồi. Em ở lại phải tiếp tục vui sống, ngoan ngoăn với mọi người, với gia đ́nh em. Em phải học tiếp và luôn luôn đọc sách để mở mang. Có thể anh sẽ viết thư về cho Me và em đọc. ..

- Không ! Em không cần đọc thư anh. Em chỉ muốn có anh ở lại. Anh đừng đi nghe anh... anh hết thương em rồi phải không ? nói đi ! phải không ? em đă làm ǵ cho anh giận ?

Cô bé nức nở. Anh ôm em gái vào ḷng. Vổ về. Cô em gục đầu vào lồng ngực vạm vỡ của anh. Ngày nay Cô bé vẫn c̣n nhớ h́nh con rồng xâm rất đẹp trên ngực bên phải của anh. Anh ôm chặt Cô bé trong đôi cánh tay khỏe mạnh vừa đong đưa.

Nhưng ! một chốc ghen tuông trổi lên. Cô bé vùng dậy rời ḷng ngực ấy mà nói :
- Em biết rồi…em biết là... anh ra đi chỉ v́ chị bỏ anh... đi lấy chồng...

Chưa nói hết lời, đôi bàn tay của anh xiết chặt lấy đôi vai Cô bé. Đôi mắt anh đỏ ngầu. Anh thốt một câu lạnh lùng bằng tiếng pháp đủ cho cô em nghe:
- C'est faux ! (sai !) Anh không phải là một hạng người si t́nh lăng mạng vô dụng như em nghĩ. Hiểu chưa !
Anh c̣n có những ǵ xứng đáng hơn nữa. Anh ra đi v́ đất nước ḿnh đang điêu tàn trong khói lửa. V́ dân ḿnh khốn khổ lầm than. Đất nước đang cần có anh. Cần có nhiều người chiến sĩ. ..

-Nhưng em và gia đ́nh anh cần có anh !

Đôi mắt anh dịu lại, anh móc trong túi ra chiếc khăn tay. Lau mắt cô bé, vừa vuốt tóc vừa nói với giọng trầm buồn.
- Cô bé Lọ Lem ơi… ! Em có biết rằng em là lọ lem cưng nhất ở xóm này của anh không ? Anh đi rồi em ở lại luôn luôn phải tự chăm sóc cho ḿnh và cho sức khỏe. Anh không muốn trên khuôn mặt của em có những lọ lem, có những hạt ngọc rơi trên má. Ở tuổi này là tuổi em phải vui sống ăn chơi cho có ư nghĩa. Em phải luôn luôn nhớ rằng em là con gái phải cho ra con gái, đừng suốt ngày đi đánh nhau với mấy thằng nhóc vô dụng. Em nghe chưa ? Anh tin rằng sẽ có một ngày tao ngộ cho chúng ta và biết đâu…(đôi mắt anh sáng lên) biết đâu chừng... lúc ấy... chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Hạ Long ? Nơi có hằng hà sa số đảo mà trong đó có đảo Cát Bà. Nơi này hơn ba đời bên nội của anh sinh sống.. em biết không ? Anh tin rằng, rồi một ngày em sẽ về thăm quê hương Việt Nam. Em sẽ đi thăm hết mọi miền đất nước, từ Bắc chí Nam. Em sẽ có những người anh chị thương em...như anh thương em. Em hiểu không ? C̣n hiện giờ anh phải ra đi…

- Anh đi về nơi nào ở Việt Nam ?

Anh im lặng. Cô bé hỏi lại một lần nữa. Vẫn im lặng. Măi một hồi lâu anh nói th́ thầm đủ cho Cô bé nghe
- Vùng Vĩ Tuyến.
- Là ở đâu hả anh ?
- Em c̣n bé lắm, không cần phải biết làm ǵ !
Cô bé làm nũng :
- Anh phải nói cho em biết ! Ở nơi đó anh phải đi ra trận. Phải không ?
- Vâng !
- Rồi lỡ anh bị bắn anh chết. .. không ! Em không muốn anh chết. .. đừng đi anh ơi ! Đừng đi ! Em không muốn anh chết...
Cô bé nói trong nước mắt và thét lên.

Anh nâng cằm Cô bé lên, hôn lên trán và trả lời hùng hồn :

- Anh sẽ không chết. Em đừng lo. Con người đâu có thể chết dể dàng như vậy. ... mà nhỡ anh có chết. .. th́ cái chết của anh cũng không vô nghĩa. V́ cái chết của anh và của những người chiến sĩ như anh sẽ mang lại hoà b́nh và no ấm cho đất nước. Máu xương của các anh sẽ tưới lên mảnh đất quê hương. Máu xương sẽ thành phân bón cho đồng lúa thêm tươi xanh. Hoa sẽ nở thêm mùa. Em, gia đ́nh anh cùng những bạn bè và cả dân tộc việt Nam sẽ sống trong hoà b́nh, an vui, không c̣n khói lửa, không c̣n chém giết nhau. Hai miền Nam và Bắc sẽ ḥa khúc ca yêu thương. Cái chết của anh đâu phải là vô nghĩa hả em ?

Anh cuối xuống hốt một nắm cát đất trao cho Cô bé, đất cát từ từ ùa ra ḷng bàn tay anh và đổ lên bàn tay nhỏ bé của Cô bé c̣n khờ dại, anh nói :
- Nếu... loài người có đối xử với em không tốt. Khi nào em bị bạc đăi hay khi nào em cảm thấy thật khổ sở th́ em hăy t́m về biển. Về đại dương, ở nơi đó em sẽ t́m thấy đôi mắt thương yêu của anh và hơi thở của mẹ hiền đang th́ thào trong gió.. ru em....


Làng trên biển *

Ngày lên rực rỡ. Tôi mĩm cười và nói một ḿnh. Ồ ! Sáng nay trời đẹp quá !
Sau khi dùng điểm tâm, người hướng dẫn cho biết rằng chúng tôi được lựa chọn một trong hai sinh hoạt :
1) đi tắm biển;
2) đi tham quan rừng quốc gia (leo núi).
Hẹn tất cả 12g về dùng cơm trưa tại khách sạn. Buổi trưa đi chơi tự do.

Chỉ có tôi và 2 cặp vợ chồng người Pháp chọn chương tŕnh đi tham quan rừng quốc gia.

Cuộc du ngoạn bắt đầu. Phương tiện di chuyển của chúng tôi là 6 chiếc xe ôm.

Dọc đường người hướng dẫn kễ cho chúng tôi :
Đảo Cát bà này là một quần đảo bao gồm nhiều đảo lớn, nhỏ. Đảo chính là Các Bà rộng khoảng 100 km², Cách cảng Hải Pḥng 30 hải lư, tiếp nối với vịnh hạ Long tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển. Diện tích vườn quốc gia Cát Bà được quy hoạch bảo vệ là 15.200 ha, trong đó có 9.800 ha rừng và 4.200 ha biển.

Địa h́nh vườn đa dạng, chủ yếu là dăy núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú. Có những băi cát trắng phau, mịn màng, cho ta tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung b́nh 150 m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng cao 322 m so với mặt biển. Tại đây, hệ động vật có tới 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài ḅ sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt là loài vượn đầu trắng t́m thấy ở các vách núi đá cheo leo ven biển Cát Bà. Đây là loài thú quư được ghi vào sách đỏ để bảo vệ, trên thế giới hầu như không c̣n loại này, Ở đây c̣n có khỉ vàng, sơn dương và nhiều loài chim đẹp như cao cát, bói cá, hút mật, đầu ŕu. ..
Ở trên đảo Cát Bà có tất cả 3 hang động :

1- Hang Hùng Sơn.
2- Hang Trung Trang.
3- Hang Thiên Long.

Ba băi biển đẹp và thơ mộng nhất để phục vụ cho du khách :

1 - Băi cát tại đảo Cát Bà gọi là các cô III là gần nhất phố Cát Bà.
Băi cát của cát cô I và II có : Quán bar giải khát, pḥng tắm nước ngọt và pḥng vệ sinh. Từ băi cát cô 1 có một chiếc cầu bằng sắt bắt luồn theo những cụm đá tảng ven bờ. Chiếc cầu dài gần 1km dẫn bộ ra băi cô 2 (Cát tiên). Băi này cũng có pḥng cho khách trọ. Đây cũng là nơi khá yên tĩnh. Ta chỉ nghe tiếng sóng ŕ rào.

Băi thứ 3 hoang dă hơn. Du khách phải đi thuyền mới có thể khám phá nơi này được. Thật t́nh, băi này ít đẹp hơn 2 băi trước.


2 - Băi Cát Hao lại nằm gần làng Hiến Hào băi cát trắng mịn, hoang dă. Hiện nay chưa được đẹp bắng băi Cát Cô. Ngược lại băi này có tương lai đầy hứa hẹn v́ đă và đang có nhiều dự án qui mô.

Chúng tôi tới vườn quốc gia vào lúc 9g. Từ khách sạn đến đây phải trải qua lộ tŕnh 10 km. Đường được tráng nhựa nhưng cũng có đoạn bị ổ gà. Đôi khúc quanh co. Phong cảnh rất đẹp và nên thơ. Chốc chốc ta lại thấy những mái nhà cổ xưa có trồng cây ăn trái như táo tàu từng chùm nặng triễu trông thấy rất mê khiến tôi thèm muốn vói tay hái trái. Xe ôm đưa ta đi dưới bóng cây rợp mát. Ngang qua các hang Trung Trang, Hùng Sơn. Qua khỏi Hùng Sơn chừng 5 km là đến Vườn quốc gia Cát Bà.

Khu rừng này được canh gát bảo vệ. Là khu rừng nguyên sinh nhiệt đới lớn của Việt Nam. Theo đều tra bước đầu, ở đây có 745 loài thực vật, 495 chi, 149 họ, trong đó có 350 loài cây thuốc. Nhiều cây quư cần bảo vệ như cḥ đôi, trai lư, lát hoa, cọ Bắc Sơn. ..

Vừa ngắm cảnh vừa nghe tiếng chim hót. Thật t́nh tôi chưa thấy loài khỉ hay vượng đầu trắng, cũng không thấy loài nhím hay mèo rừng trên cây như sách đă nói...Có lẽ phải vào sâu trong rừng nguyên sinh để được xem chúng. Tôi chỉ thấy vài con sóc tung tăng trên cành cây kim giao.
Con đường đi thẳng lên tới Kim Giao dẫn ta qua một lối ṃn leo lên từng dốc núi. Có lúc ta phải bám vào các phiến đá bén như dao. Chúng tôi phải rất cẩn thận để khỏi bị đứt tay. Tôi nói với bà Alice :
- Bà có sao không ?
Bà nh́n tôi cảm động cười và nói :
- Tôi không hề ǵ hết, cám ơn Marcelle.
Tôi mĩm cười nói tiếp:
- May là ḿnh mang giầy bố basket,lần sau nếu ta trở lại nơi này sẽ mang theo găng tay cho an toàn và dể leo hơn bà nhỉ.
Bà ph́ cười và nói :
Vậy à ? Marcelle định trở lại nơi này 1 lần nữa à ?
- Dạ phải.
Cả hai chúng tôi cùng cười và bà tiếp lời :
- Marcelle can đảm thế hi! hi!
Một lúc sau, chúng tôi cũng leo lên đến đĩnh Kim Giao. Waouh ! Xung quanh chúng tôi là một biển trời mênh mông. Màu nước lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Gió thổi mát. Ai cũng vừa thở hổn hểnh vừa ngắm cho thỏa thích.

Anh Hải ơi ! Em muốn gào thét thật to để âm thanh xuyên qua núi rừng hùng vĩ này đến tai anh. Báo tin sự hiện diện của "Cô bé lọ lem". Đẹp quá anh ơi ! Mệt quá anh ơi ! Chân em rả rời và đang run run..

Chúng tôi ngồi lại nghỉ xả hơi khoảng 10 phút là phải quay trở xuống...
Leo núi là vấn đề mà xuống núi là cả một vấn đề. Leo xuống nguy hiểm hơn leo lên nhiều !
Em sợ quá anh ơi …!!

Chúng tôi về khách sạn đă 12 giờ ngoài. Trời bắt đầu nắng gắt.
Bửa cơm trưa thịnh soạn, ấm cúng và vui nhộn, ông Gérard tiếp chuyện rất hài hước và đem tôi ra làm cái đinh của bữa ăn. Những câu đố dí dỏm tiếp theo là những tiếng cười nất nẻ của ông làm vang động cả pḥng.

Bửa ăn kéo dài đến 14 g. Chúng tôi ghé bưu điện cạnh khách sạn bỏ thư rồi thả bộ dạo phố Cát Bà. May quá ! Đảo có chợ chiều. Các ông bà pháp miệng bô bô làm náo động cả khu phố lôi cuốn đám trẻ con đi theo như đi xem hát xiệc. Các cụ ông cụ bà cũng chăm chú nh́n đoàn chúng tôi và cười theo.

Một ông tây hỏi giá bao nhiêu để mua 1 trái chuối hương. Ông chỉ trái chuối rồi múa tay ch́a ra 1 ngón tay. Bà cụ tỏ ra hiểu ư khách. Nhanh nhẹn đáp lại bằng dấu hiệu 1 ngón để nói giá 1000 VND. Ông tây tưởng bà cụ đ̣i 1 đô la.
Ông xoay lại nói với tôi :
- Bộ bà ta muốn chém tôi sao mà.. bán 1 đô một trái chuối ?
Tôi và Alice cười ầm lên và tôi thông dịch cho ông : - 1 ngh́n một kư đó ông Gérard à. Hi !Hi !
- Vậy à ! Hi !Hi !
Ông xoay lại nói với bà cụ :
-D'accord ! (Đồng ư )
Bà bán hàng không hiểu.
Ông lại nói
- OK !
Bà bán hàng đă hiểu và cười tủm tỉm cân cho ông 1 kư rồi lại thêm cho ông tây 1 trái chuối mà nói :
- Mày dể thương quá con khỉ đỏ ạ. Mụ tặng cho mày thêm một trái chuối đú nha.
Ông tây không hiểu ǵ, thấy được tặng cho thêm 1 trái lại cười hè hè.
C̣n tôi th́ cười muốn vỡ bụng với ba chữ "con khỉ đỏ".

Bửa cơm tối xong, chúng tôi chúc cho nhau giấc ngủ ngon như thông lệ rồi ai nấy về pḥng. Sáng hôm sau họ phải về Hải Pḥng, đi Hà Nội để đi tiếp cuộc hành tŕnh tới Huế. ...chỉ riêng tôi ở lại đảo Cát Bà thêm 2 ngày nữa.


*

Sáng hôm nay, tôi thức dậy muộn v́ muốn nghỉ ngơi nhiều để lấy sức.

Khi xuống pḥng khách th́ bốn bề trống trải. Mọi người đă lên đường ! Tôi là du khách duy nhất của đoàn ở lại trên đảo này. Ăn sáng xong. Tôi đi dạo quanh đảo Cát Bà bằng xe ôm cho đến trưa mới về khách sạn ăn cơm.
Nghỉ lao chừng 15 phút tôi lại ra biển tắm.

Tôi đi dọc theo con đê để t́m ra băi. Bỗng tôi nghe có tiếng gọi sau lưng tôi :
- Chị ơi ! Chị !
Tôi ngó xuống chân đê, một cô lái đ̣ mĩm cười và nói :

- Chị lấy thuyền đi chơi he ?
- À, không, cám ơn cô, tôi đă đi chơi hôm qua ngoài vịnh rồi.
- Không, em chở chị đi chơi xung quanh đây thôi.
- Có ǵ mà đi chơi xung quanh biển. Tôi đă đi dạo quanh vùng này hồi sáng rồi. Tôi chỉ thích đi tắm biển chiều nay.
- Nhưng chị chưa đi xóm chài ạ. Ở biển chỉ có cát thôi không có ǵ vui đâu. xóm chài vui lắm chị à.
- Tôi do dự một hồi và tự nói một ḿnh "đúng rồi ḿnh chưa biết xóm chày mà".
- Được rồi, cô lấy tôi bao nhiêu ?
- Chị cho bao nhiêu th́ em lấy bấy nhiêu.
- Không được, không nói giá th́ không đi đó nha vă lại tôi không mang nhiều tiền theo e rằng không đủ để trả cho cô.
- 10.00 thôi chị có đủ không.
Tôi không trả lời v́ c̣n do dự…
Cô ấy lại tiếp lời :
- Đi đi chị, hôm nay em không có khách. Bị ế ! Đi giùm em nghe chị !
- Ừ thôi th́ đi. Nhưng mà nơi ấy có xa lắm không ?

Mặt chị tươi vui hẳn, đôi mắt sáng ngời và trả lời :
- Không xa lắm đâu chị ạ.
Tôi lên thuyền. Chiếc thuyền bé con rung rinh làm cả hai cùng cười.
Chiếc máy nổ, thuyền rời bến, thuyền lả lước trên mặt biển, cô lái đ̣ gợi chuyện với tôi và kể cho tôi nghe về cuộc sống ở nơi này.

Không đầy 3km gần Trân Châu thuyền tới một xóm chài náo nhiệt. Nhà bè nối đuôi nhau san sát. Người dân ở đây sống trong một thế giới riêng biệt của họ. Càng đến gần tôi nghe giai điệu vọng cổ phát ra đùng đùng từ máy ghi âm. Những căn nhà kế tiếp ùn ùn tiếng ca nhạc từ máy truyền h́nh. Có tiếng chó sủa, tiếng gọi mời ơi ới ḥa với tiếng cười tiếng khóc của trẻ con...
Chị lái đ̣ đưa tôi đến một khu nhà có hầm làm hồ nuôi cá.. tôm biển, để cung cấp cho thành phố Hải Pḥng. Nếu tôi muốn thưởng thức những món đặt sản này th́ họ sẽ nấu ngay tại chỗ.

Có đủ các tiệm buôn bán tấp nập. Ỡ đâu cũng buôn buôn bán bán. "Một trăm người bán một vạn người mua" nhưng tôi cảm tưởng ở đây th́ ngược lai. Khi tôi nói với cô lái đ̣ như vậy th́ chị ấy ph́ cười và bảo tôi rằng :
Chị ơi, họ có vốn th́ họ bán để nuôi thân mà cũng có khi họ cũng bị cụt vốn v́ buôn bán lổ lả bởi sự tranh cạnh nhau, nhưng cũng có một số người giỏi họ làm giàu được.

Sau cùng cô mời tôi lại nhà riêng chơi để biết mặt 2 đứa con của cô ấy. Tôi không ngờ… nhà cô ta là một chiếc thuyền có mui mục nát che nắng mưa. Chiếc thuyền con cập lại con thuyền mẹ. Chúng tôi bước lên. Có giọng nói của trẻ con vui mừng mẹ về …một đứa gái lớn không đầy 8 và một đứa em trai 4 tuổi, chúng ở nhà chờ mẹ về…
Căn nhà trên thuyền rất giản dị. Không bàn ghế. Không máy truyền h́nh radio. Không giường nệm mà… chỉ có những chiếc chiếu lót mục nát. Đầu kia là ḷ xô dầu để nấu nướng và 1 cái thùng nước ngọt không đầy 10 lít để xài trong ngày. Có khi cho 2 hôm.
Tôi liên tưởng khi trời mưa gió rét chị và hai con sống dưới thuyền này. Chắc chán sẽ bị dột ướt ! Tôi thấm thía khi nhớ lại lời anh Hải nói với "Cô bé lọ lem" của anh 38 năm về trước. Anh nói về cuộc sống của thuyền nhân ở đây và quê hương : "Cô bé biết không, thực ra nơi ấy không hề là một vùng đất muôn đời êm ả như cái vẻ ngoài của nó". Cũng như bố anh đă nói với anh: "suốt 4000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu vực Vịnh Hạ Long đă trải qua những thăng trầm và biến cố dữ dội, gắn liền với vận mệnh dân tộc, thử thách ḷng kiên trung bất khuất của biết bao thế hệ.".
Tôi cảm thấy ḷng se thắt lại. Xót thương cho người dân Việt Nam tôi c̣n phải sống trong cảnh cơ hàn. Bây giờ tôi mới hiểu hết ngôn ngữ từ đôi mắt của cô lái đ̣ nh́n tôi khi tôi bước lên thuyền.

Cô đứng bên cạnh tôi và h́nh như đă đọc hết tư tưởng của tôi. Cô cười và nói
- Biển nơi này đẹp lắm chị à. Chúng em sống như vậy cũng quen. Chúng em không thích cuộc sống bon chen và ồn ào. Ở đây có những đêm trăng sáng biển lại càng đẹp và thơ mộng hơn nữa. Xin mời chị nước chè của Thái Nguyên.
Tôi đở lấy bát chè và uống một cách ngon lành. Chị rót cho tôi thêm một chén nữa. Đôi mắt chị ngượng ngùng và nói :
- Chị là một người khách lạ đầu tiên em mời đến đây. Chị thông cảm cho em v́ nhà không có ghế ngồi…

- Không sao, tôi ngồi trên chiếu cũng được rồi. Cô đừng ngại !

Chúng tôi trở thành thân mật hơn. Hai đứa trẻ liếu lo bên cạnh tôi. Chúng làm tṛ đùa cho chúng tôi cười. Cô nướng miếng khô cá, xé đôi và nói :
- Xin mời chị, khô cá này là do nhà em câu và em phơi bỏ xâu chị ăn xem có được không nhá.
-Cám ơn cô.
Tôi trả lời và ăn một cách ngon lành.
Cô kể cho tôi biết vùng này có rất nhiều loại thuỷ hải sản giá trị như : Cá thu, cá nhu, cá muối, lượng … và một phần lại không nhiều là cá đuối, cá bơn. Lại có cá mực nhiều lọai như mực ống, mực lá, mực nang, mực nang hoa, mực nang chấm…. chúng sống từng đàn, gọi là ổ mực và sống ở sát đáy, chỉ khi t́m mồi mới nỗi lên. Loài này thích ánh sáng, nơi nước ấm, có độ mặn cao.
Xung quanh khu vực vịnh Hạ Long c̣n có những ngư trường tôm. Mùa vụ khai thác từ tháng 8 đến tháng 2 âm lịch. Tháng 9-10 là thời gian có sản lượng cao. Riêng tháng 8-9 tôm he hay đi thành đàn nổi trên mặt biển có mật độ dày đặc. Có cả tôm, cua, ghẹ, cáy bùn, cáy xanh, c̣ng ram… lại có rong biễn (rau câu) chỉ vàng, rong mơ, rong mơ có 3 cạnh, rong mơ nhánh, rong mơ liềm, chúng sống trong các rặng đá, ven vùng vịnh Hạ Long và c̣n nữa …tôi nhớ không hết nhưng theo tôi nhỉ.

Tôi ngồi nghe cô kể say mê tới lúc xế chiều phải đi về. Bỏ lại cậu bé đang ngủ ngon bên chúng tôi với chiếc mền phai màu và con gái đang học bài.

Cô đưa tôi về, dọc đường cô kể chuyện về tuổi thơ của cô trong thời chiến tranh. ...
Tôi vừa nghe cô nói vừa ngắm mặt trời chiều êm mát. Gió thổi nhè nhẹ đưa con thuyền lướt êm trên sóng nhỏ... Tôi nhớ đến anh. Tôi lại mơ !

Cô lái đ̣ :
- Chị ơi ! đả tới bờ rồi !
- À à à. Đă tới rồi ?
- Vâng ạ, em xin lổi đă làm chị buồn lây v́ những chuyện của em ….
- Không, không phải. ..
Tôi móc túi ra lấy tiền trả công cho cô ấy.
- Chị lộn rồi. Chị đưa cho em dư nhiều quá đấy !
- Không, cô cứ cầm lấy … để dành mua thuốc khi các cháu đau ốm !
Cô ta ôm lấy cánh tay tôi cảm động và nói :
- Sao chị tốt quá nhỉ ?
- Không, không phải vậy. V́ tôi không muốn quên rằng ḿnh là ai, từ đâu ra và từ nơi nào đến.
- Kỳ sau về chị nhớ trở lại nơi này chơi nhá. Em sẽ đợi chị về. ..
- Không ! Đừng ! Đừng bao giờ mong đợi kẻ ra đi !
- Vâng em sẽ không đợi. Nhưng nếu có dịp về th́ chị cứ cho người nhắn em biết nha.
- Vâng.
- Chị đi bằng an nha !
- Vâng.
- Cám ơn chị! Em phải về.
- Không có chi.
- Tạm biệt chị.
- Vĩnh biệt cô.

Thuyền cô lái đ̣ rời bến. Tiếng máy nổ vang phá tan bầu không khí yên lặng của đảo. Thuyền của cô đi xa dần. Tôi thả bước chầm chậm dưới ánh đèn đường mờ nhạt. Tôi sực nhớ một câu hỏi của anh :
- "Trong bóng tối ta thấy những ǵ và ngoài ánh sáng ta thấy ǵ ? hở Cô bé ? ".

Anh Hải ơi ! Anh có c̣n nhớ đêm cuối cùng giă biệt Cô bé lọ lem không ? Anh c̣n sống ?

Nay Cô bé của anh đă đi quá nửa đời người. Tóc đă điểm bạc và đă hiểu câu hỏi này của anh ngụ ư ǵ !


Phải, trong bóng tối ta thấy ta và ngoài ánh sáng ta thấy mọi người.




Xem kỳ [1] [2]


(*) h́nh của Peter & Jackie Main


Nhà bè *

Bạch tuyết
Paris 10.2005

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>