Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

 

Hương xưa ngày cũ

 
 

Về thăm quê hương hè nầy tôi thông báo cho lũ bạn cũ biết trước gần cả năm, phải làm như vậy mới mong gặp đầy đủ chúng nó, những Dung, Mỹ, Liễu, Quế Lan của khóa 61-68 Gia Long ngày xưa. Tính toán kỹ càng vậy mà cuối cùng sau một tuần chân ướt chân ráo trên đất Sàigon tôi chỉ gặp có Dung, Liễu, và Mỹ. Phải đợi đến hai ba ngày kế tiếp mới hội đủ mặt “bá quan văn vỏ”.

Thời gian không buông tha cho bất cứ ai, bọn chúng tôi ai cũng đầy những nét phong trần của năm tháng. Ngoại trừ Liễu vẫn c̣n “pḥng không rủ bóng”, chúng tôi đứa nào cũng phu tử nặng vai. Tuy vậy chúng tôi vẫn nhận ra nhau dễ dàng dù có đă trên hai ba mươi năm cách biệt. Tiếng cười, cách nói của mỗi đứa vẫn như thuở c̣n cùng nhau quậy phá tại Đệ Thất 13 cho dến Đệ Tam, Nhị, Nhất A8 thời của áo trắng Gia Long.

Vẫn Dung Nancy xí xọn chải chuốt, lúc nào cũng thích chuyện tiếu lâm, hay chọc phá bạn bè, nó là con bạn lấy chồng sớm nhất, lên xe hoa khi chưa xong Tú Tài 2, giờ nó là đứa duy nhất trong bọn lên chức bà nội, bà ngoại, Dung đă về hưu sau mấy mươi năm làm thư kư Tổng Nha Ngân Khố, hiện an phận bên chồng, chăm lo cho cháu. Nó bảo đang tu tâm, nay chùa nầy, mai chùa nọ để hành hương t́m phương giải thoát mọi ưu phiền trần tục.

Và đây Liễu với khuôn trăng Thúy Vân tṛn vành vạnh ngược hẳn với cái tên cúng cơm của nó, luôn cười hỉ hả sảng khoái trứơc khi bắt đầu bất cứ một đề tài nào, con nhỏ một thời giàu sang ở nhà lầu cao 4 tầng chót vót nhưng lúc nào cũng giản dị hoà đồng cùng bè bạn. Ngày xưa, khi đă ra trường đi làm ở một Cty gần nhà Liễu, sau giờ làm trưa tôi tôi vẫn thường ghé nhà Liễu “ăn theo” những buổi cơm gia đ́nh vui vẽ dù đă ăn trưa chung với bạn bè trong sở trước đó rồi. Ba má, và các em Liễu coi tôi như ruột thịt trong nhà, và ngược lại tôi cũng coi như đây là mái gia đ́nh thân thiết thứ hai của ḿnh. Liễu học Luật, nhưng không làm luật sư mà làm ngành du lịch. Sau 75, gia đ́nh suy sụp, ba Liễu mất , mẹ Liễu đau bịnh liên miên, các em Liễu đưa mẹ về Sa Đéc, Liễu ở lại Sàigon đi làm gồng gánh nuôi mẹ và hai đứa em. Giờ Liễu đă về hưu, hai em Liễu cũng không có việc làm nơi miền thôn dă, tôi nh́n t́nh trạng không mấy sáng sủa của bạn ḿnh mà ái ngại trong tâm.

C̣n Quế Lan nhỏ nhắn xinh xinh nữa, con bé luôn nhỏ nhẹ, dịu dàng, tốt bụng, bạn bè ai cần ǵ nếu cô nàng có sẳn là hưởng ứng giúp đỡ không suy nghĩ. Cao không tới thước rưởi nhưng chẳng ai tưởng tượng được nó là mẹ của ba cô con gái xinh đẹp, ngoan và giỏi vô cùng, cô nào cũng tốt nghiệp thành danh luật sư, bác sĩ, kỹ sư. Lan là đứa cùng chồng thành công trên đường sự nghiệp dưới sự “pḥ tá” của ba cô quư tử. Nó giàu nhứt bọn hiện nay, xe hơi loáng bóng, đấu thầu xây dựng cầu đường có mặt hầu khắp mọi công trường, v́ vậy nó cũng là đứa bận bịu nhất trong đám, t́m được nó để rủ rê nhau hội họp là cả một sự khó khăn. Tôi xa quê hương nên gặp nó sau hơn 34 năm đă đành. Nó và Mỹ cùng ở Sàigon vậy mà cũng 34 năm rồi đây là lần đầu hai đứa nó tái ngộ cùng nhau. Chúng nó cười bảo nếu không có tôi về th́ chắn c̣n phải chờ lâu lắm cả hai mới có dịp thấy lại nhau như vầy. Ai bảo phải đi xa mới gọi là cách biệt, một đôi khi trong cùng gang tấc mà vẫn như xa ngàn trùng diệu viễn, đó đúng là trường hợp của Mỹ và Quế Lan.

Mỹ là cô bạn thân nhất của tôi, cô bạn có cái tên nếu hợp lại cùng tên tôi sẽ cho mọi người nhớ đến hai khối đại cường Mỹ - Nga trên thế giới. Hai nước đó đă một thời ḱnh chống nhau như nước với lửa trong khi tôi với Mỹ thương nhau như chị em cùng mẹ với cha. Mỹ hiền, đơn sơ giản dị, cái đơn sơ chân chất của người miền nam không phù phiếm, hai đứa tôi thân và ngồi bên nhau suốt bảy năm trung học, chia nhau từng cái bánh và hơi xấu hổ một chút thỉnh thoảng “cọp dê” nhau từng bài làm khó khăn . Mỹ ra đời bằng nghề giáo bậc Tiểu học. Như luật định hiện hành, tuổi trên năm lăm nên Mỹ cũng đă về hưu. Mỹ ở nhà chăm lo việc nội trợ. Chồng Mỹ hiền, anh là Phật tử thuần hành; hai con của Mỹ từ trai đến gái đều ngoan, đẹp và giỏi. Phải chi gia đ́nh hai chúng tôi không bị đại dương ngăn cách, tôi ao ước được cùng gia đ́nh Mỹ kết t́nh thông gia v́ tôi cũng có hai đứa con trai, gái tương đương tuổi với các con của Mỹ.

Hôm cả bọn gặp nhau lần đầu thiếu Quế Lan, chúng tôi trọn cả buổi sáng om vang cười nói nhắc “chuyện xưa tích cũ” dưới mái Gia Long, từ kỹ niệm bên bốn hông trường trên những con đường Phan thanh Giản, Ngô thời Nhiệm, Đoàn thị Điễm, Bà Huyện Thanh Quan đến những h́nh ảnh không phai trong sân trường với “ghế đá công viên”, tiểu lộ Catinat ươm đầy bóng mát, hồ bơi, thư viện, pḥng thí nghiệm, bịnh xá, căn- tin, “vơ trường”, đâu đâu cũng có dấu chân chúng tôi in hằn trong một thời quá khứ. Nhắc đến lớp học, chúng tôi luân phiên kể lể những buổi học lúc vui, khi buồn thăng trầm theo tính t́nh nghiêm khắc hay dễ dăi của thầy cô. Tôi hỏi thăm các bạn về những giáo sư tôi thương kính v́ chúng nó -nhất là Liễu – gần gủi không gian, nơi chốn cũ nhiều hơn tôi. Liễu bảo vẫn thường đến thăm cô Lệ Hạnh, giáo sư Pháp văn năm Đệ Lục, Đệ Ngũ của chúng tôi và biết cả địa chỉ nhà cô Hưởn (cũng là giáo sư Pháp văn, dạy chúng tôi năm Đệ Tứ). Mỹ thêm tin tức về cô Thoại Lan, giáo sư Việt văn kiêm Sữ Địa lúc chúng tôi học Đệ Tam, Đệ Nhị. Cả bọn đồng ư chờ gặp Quế Lan để cùng nhau đến nhà cô Lệ Hạnh và cô Hưởn, nhưng khi điện thoại hẹn giờ th́ cô Hưởn bận nẹn dời ngày khác gặp nhau.

Quế Lan đến, vẻ chửng chạc nhưng vẫn trẻ trung như ngày xưa. Cô con gái út của nó chở cả bọn đi ăn rồi thẳng đến nhà cô Lệ Hạnh. Đó là một gôi biệt thự nhỏ nhắn nằm trên đường Lê văn Sỹ, Phú Nhuận, biệt thự Trà My, cái tên làm tôi nhớ lại hương sắc của vị giáo sư tôi thương mến một thời, cô cũng đẹp như tên loài hoa thanh tú đó.

Chúng tôi nhấn chuông. Cổng biệt thự mở, một cô bé ra đón chúng tôi và vào báo tin cùng cô. Khoảng sân nhỏ trước nhà với đầy hoa cỏ đẹp, tôi ngẩn người ngắm mà thêm mến phục cô tôi v́ giữa thành phố Sàigon ốn ào náo nhiệt với bụi khói mịt mờ, sau cánh cổng là cả một không gian êm ả, thanh tịnh. Cô tôi đó, sau hon bốn mươi năm cách biệt và dù ở nhà vui đời nhàn hạ, cô vẫn chăm sóc kỹ cách trang điễm như lúc c̣n áo dài tha thướt trên bục giảng trước đám học tṛ. Đă bảy mươi tuổi, không c̣n nét tưoi trẻ của tuổi thanh xuân nhưng vẻ vui khoẻ làm cô thêm phần sáng đẹp. Cô không nhận ra đứa nào trong chúng tôi cả, ngoài Liễu là đứa hay đến thăm cô thường xuyên. Cô băo Quế Lan có vẽ Việt kiều mới ở ngoại quốc về hơn tôi. Chúng tôi kể lại cuộc sống hiện giờ của mỗi đứa ra sao cho cô nghe, và cô cũng thong thả nói cho chúng tôi biết cô thế nào trong quảng thời gian qua. Chuyện văn lâu cô hỏi tôi chừng nào rời VN để cô làm một tiệc nhỏ đăi đằng ăn uống. Cả bọn chúng tôi bàn tính với nhau và v́ tính khẩn trương về thời gian làm việc của Quế Lan nên chúng tôi xin cô khất đến khi nào thuận tiện sẽ cho cô biết. Rất tiếc, sau đó tôi v́ măi mê thăm viếng nơi nầy, nơi nọ mà không t́m được sự thỏa thuận đồng nhất giờ giấc cùng các bạn tôi nên lần gặp gở lđó với cô tôi là lần duy nhất cho đến khi tôi rời VN về Y’. Lúc chia tay, cô tiển chúng tôi ra tận cổng, nh́n cô thêm lần nữa tôi và các bạn tôi vẩy tay chào cô, thấp thoáng qua vai cô màu trắng của những gị lan đong đưa như lời hứa hẹn thêm một lần tao ngộ mai sau.

Ba tuần lễ trôi qua, lật bật mà chỉ c̣n hai hôm tôi phải lên đường trở lại châu Âu, Quế Lan vẫn bận việc, Dung đă về Lái Thiêu với chồng. Không c̣n thờI gian nữa, tôi mướn một chiếc xe du lịch nhỏ cùng Liễu, vợ chồng Mỹ và ha ingười bạn cùng làm chung sở ngày xưa đi thăm cô Thoại Lan, giáo sư Việt văn - Sử địa của chúng tôi những năm Đệ Tam, Đệ Nhị.

Nhắc đến cô Thoại Lan tôi nghĩ khó ai đă từng học dưới mái trường Gia Long mà không nhớ đến cô, cô nổi tiếng qua lối giảng sống động, rơ ràng những bài Sử Địa, những áng văn kim cổ ở cấp Đệ Tam, Đệ Nhị. Cô giỏi Hán tự, hay phân giải những từ ngữ sâu sắc. Tôi nhớ có lần cô đă hỏi Minh Thu, bạn học cùng lớp với chúng tôi, rằng nó có hiểu nghĩa Minh Thu là thế nào không? Minh Thu thưa, đó là mùa thu trong sáng. Cô bảo, ngoài nghĩa đó Minh Thu cũng là mùa thu tăm tối, âm u, v́ chữ “minh” nếu thêm một nét trong Hán tự c̣n có nghĩa là u minh đen tối. Minh Thu là cô bạn vừa hiền, vừa đẹp, con nhà giàu, học giỏi; chúng tôi ai cũng nghĩ Minh Thu sẽ có một tương lai tươi thắm với những căn bản Thu có được lúc bấy giờ. Qua bạn bè cũ, tôi đuợc biết sau nầy Thu làm Tiếp Viên Hàng không VN, nhưng có lẻ là mệnh số nên Thu chết trẻ năm 75 lúc hoành trở về từ Nhật để đón người thân. Quả là hồng nhan bạc mệnh, mùa thu của bạn chúng tôi ứng đúng như chiết giải của cô; sau nầy thuật lại cho cô nghe, cô ngậm ngùi bảo không phải cô cố t́nh dự đoán những điều không hay như vậy mà chỉ muốn giảng thêm những điều đối nghịch trong chữ Hán - Việt mà thôi.


(Trong h́nh từ trái sang phảI :
Nga, Liễu, Quế Lan, Mỹ và cô Lệ Hạnh ngồi ghế)

Khi chưa rời đất nước, có lúc tôi nghe tin cô đă xuống tóc quy y ở Vũng Tàu, vốn kính mến cô lại thêm sùng đạo Phật nên đă bao lần tôi có ư định t́m thăm cô nhưng duyên hội ngộ có lẻ chưa đến giờ nên lần lựa măi đến khi ra đi tôi vẫn chưa có dịp gặp cô như mong ước. Và lần nầy th́ tôi may mắn hơn nên tụ họp đuợc những bạn cũ để cùng nhau t́m lại cô chúng tôi. Liễu bảo nghe tin cô đang tu ở chùa Thường Chiếu tại Long Thành, trên đường đi Bà rịa – Vũng Tàu.

Hôm đó buổi sáng Sàigon trời chưa dứt hẳn cơn mưa trong đêm, chúng tôi nh́n nhau rồi nh́ những hạt mưa bắn tung tóe ngoài thểm khách sạn nơi tôi đang ở mà lo ngại. Khi chúng tôi lên xe bỗng mưa dứt, ra khỏi Biên Ḥa nắng vàng lấp lánh bên ngoài kính xe, chúng tôi vui vẽ cười nói vang rân suốt cả lộ tŕnh.

Long Thành trước năm 75 hảy c̣n khá hoang sơ, nhưng sau ngày thống nhất vùng đất nầy bỗng dưng được nhiều người chiếu cố đến khai khẩn canh tác. Người ta trồng nhiều nhất khoai ḿ và ngủ cốc nơi đây. Nhưng sau khoảng thập niên 80 chùa chiền lại mọc lên từng loạt. Liễu bảo chùa được cất nhiều vùng nầy v́ người Việt vốn hay theo tên chữ mà đặt việc, chữ Long Thành đuợc trại hoá thành Ḷng Thành, mà ḷng thành th́ thường hướng về Tam bảo như cá tính của đa số người Việt chúng ta, do đó suốt dọc quốc lộ từ Sàigon đến Bà Rịa, nếu chăm chú đếm những mái cong, tượng Phật thấp thoáng đó đây ta có thể đếm trên dưới gần hai mươi ngôi chùa lớn nhỏ. Trước khi đến chùa Thường Chiếu chúng tôi đă ghé qua rất nhiều chùa trên đường đi và sau cùng th́ dừng lại nơi chúng tôi muốn đến. Chùa lớn, rất đẹp với khung viên rộng răi đầy cây kiểng, trong ngoài chùa những tượng Phật trang nghiêm từ ái ngự toạ như đang nh́n ngắm chúng sanh. Chúng tôi vào lễ Phật, đi ṿng quanh chùa hỏi thăm tin tức cô Thoại Lan. May mắn thay, chúng tôi được các sư trong chùa chỉ qua chùa Linh Chiếu gần đó để biết rơ hơn v́ Thường Chiếu là chùa nam c̣n Linh Chiếu mới là chùa dành cho các nữ tu. Sang chùa Linh Chiếu, chúng tôi gặp sư trưởng chùa là Ni sư Thuần Trí, ni sư hiền lành đón tiếp chúng tôi, trà bánh cửa chùa tuy đơn sơ nhưng đậm t́nh đời - đạo, chuyện văn hồi lâu chúng tôi đuợc biết ni sư là sư tỷ của cô Thoại Lan v́ đă xuất gia trước cô. Cô chúng tôi bây giờ pháp danh là Thuần Chơn và đang tu tại am viện An Lạc bên hông chùa. Thế là cả bọn chúng tôi lại theo đường ṃn đầy bóng mát nơi đó t́m cô. Cô đón chúng tôi trong những tia nắng nhạt khi chiều sắp tắt, trà bánh lại được dọn ra trong trong mái tranh nhỏ ở hông am tự. Nói làm sao cho hết niềm vui phút giây gặp gở giữa cô tṛ chúng tôi. Tôi ṭ ṃ nh́n cô sau mấy mươi năm cách biệt, cô không khác xưa nhiều lắm dù dấu ấn thời gian không quên bỏ một ai. Vẻ thanh thản trong đôi mắt, nét an b́nh trên khuôn mặt , áo lam thanh đạm, tất cả thể hiện nơi cô sự sáng trên con đường cô đang bước. Cô nắm tay từng đứa, ân cần hỏi thăm cuộc sống mỗi người. Chúng tôi tíu tít như chim sáo ngày xưa, huyên thiên tả cảnh, tả t́nh những ǵ đă qua suốt gần bốn mươi năm cách biệt. Cô không nhớ được đứa nào trong chúng tôi cả, nhưng cần ǵ, chúng tôi nhớ cô là đủ rồi, có ai bắt đại dương mênh mông phải nhớ từng hạt cát nhỏ li ti bao giờ đâu. Tôi và các bạn tôi hỏi cô vài điều về đạo v́ chúng tôi cũng có người đang tập tu tâm, tu thiền. Cô ân cần giảng giải, nhưng chằng c̣n thời gian nữa v́ bác tài báo tin đă đến giờ phải trở về thành phố. Cô đưa chúng tôi lên chánh điện lể Phật và tiển chúng tôi ra cổng với bao lưu luyến, ân cần. Sân am chùa tỏa hương hoa chiều thơm ngát, tôi hái một cánh hoa vàng cầm tay như mang theo chút lộc của chùa, chút t́nh của cô.


(Nga, cô Thoại Lan va Mỹ)

Nay tôi đă trở về Y’ sau một tháng dong rủi ở quê nhà. Bao nơi chốn tôi đă viếng thăm, bao người quen tôi đă gặp, nhưng biệt thự Trà My, tu viện An Lạc là hai nơi tôi đậm ghi h́nh ảnh, các cô Lệ Hạnh, Thoại Lan và cáx bạn cũ của tôi là những người cho tôi bao nổi thân thương. Một thời áo trắng dưới mái trường Gia Long thuở nào đang sống lại trong tôi bằng hai buổi gặp gở thân t́nh đó như hương hoa kỹ niệm đang mùa lan tỏa . Giờ đây và mai sau này đường đời dù cách biệt, trời nứoc dẫu đôi phương nhưng ai xóa hương xưa ngày cũ trong tôi mỗi khi lần giở những trang lưu ảnh của một chuyến hồi hương


Đợi đèn xanh - Sài g̣n

Huỳnh Ngọc Nga
Italia - Torino 10.2005

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>