Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này


Ngọc Nga (phải) và con trai Giuseppe Tâm (giữa)

 

Một Chiều Mưa

 
 

(Viết thay cho con trai Muscarello Giuseppe Tâm)

Đặt chân lên thành phố Saigon lần thứ hai nầy cùng má tôi sau mười năm cách biệt, chàng trai hăm mốt tuổi với hai gịng máu Y’-Việt trong tôi không hiểu ḿnh đang là ngừoi t́m về nguồn cội hay chỉ là một khách du hành Âu châu b́nh dị. H́nh như tất cả nơi đây đều mới lạ, không chỉ riêng tôi nhận xét mà ngay cả má tôi cũng xác nhận điều nầy. Thành phố quê mẹ tôi sinh động và tươi đẹp hơn nhưng cũng mù mịt khói bụi lưu thông hơn. Duy chỉ một điều không thay đổi tôi nhớ lại đuợc chốn nầy đó là những cơn mưa sáng, mưa chiều luôn hăm dọa những ai chưa từng quen hai mùa mưa nắng ở VN.

Sau bao ngày thăm viếng nơi nầy nơi nọ, hôm nay là ngày chay lạt của má tôi, d́ Xuân - bạn thân của má tôi - đưa hai mẹ con tôi đến tiệm cơm chay Bồ Đề ở đường Phạm ngũ Lảo để dùng cơm trưa. Tiệm đông khách ra vào nườm nượp, chúng tôi khó khăn lắm mới t́m được một bàn trống gần cửa ra vào. Trong khi chúng tôi kêu và đợi món ăn, tôi ṭ ṃ nh́n ngắm chung quanh như thói quen của khách lạ phương xa và tôi bỗng thấy một h́nh ảnh đặc biệt. Một người đàn bà tàn tật cụt nửa chân, bà đang dùng hai đầu gối di động trên nữa đôi chân c̣n lại, lê lết khắp từ bàn nầy đến bàn khác để bán những tập lưu ảnh cảnh đẹp VN cho khách ăn trong các tiệm quán. Nét phong sương in hằn trên khuôn mật, với bộ quần áo thô sơ nhưng bà có dáng vẻ tự tin, tự tại. Khi bà đến bàn chúng tôi, má tôi hỏi giá và dù biết hơi mắc hơn giá bán ở tiệm sách má tôi cũng mua hai tập ảnh để gửi bạn bè, bà con bên Y’.

Tôi chợt ngó sang trước tiệm đối diện khoảng cách không xa bên kia đường, có một tiệm bán thức ăn Y’ và món pizza truyền thống của nơi tôi chào đời. Nh́n những món ăn chay mới được dọn ra tôi chợt thấy chán nản và nhớ làm sao một dĩa spaghetti hay một bánh pizza thân quen thường nhật. Tôi bỗng hiểu ra lư do v́ sao những lần ở nhà tôi thấy má tôi thỉnh thoảng bảo thèm tô canh chua cá lóc, dĩa rau muốn luộc xanh om, v.v…. Th́ ra hương vị thức ăn cũng là cái t́nh quê hương vô h́nh tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta, nhất là khi chúng ta bước chân đi xa rời nơi chốn cội nguồn. Má tôi nh́n tôi và quả đúng là đôi mắt của người mẹ, người nhận ra liền sự thèm muốn đó trong tôi. Dúi vài tờ giấy bạc vào tay tôi, má tôi bảo tôi cứ tự nhiên sang tiệm bên kia ăn hoặc ở đó kêu món ǵ tôi thích rồi nhờ họ đem sang bên nầy bàn của chúng tôi. Thấy nơi ấy có nhiều khách phương Tây đang líu lo chuyện văn, tôi đứng dậy bước sang chọn bàn ngồi gần để nghe ngóng xem họ có cùng giống tộc của Cesare như tôi không, nếu phải th́ thực may biết mấy v́ đi xa mà gặp đồng hương th́ c̣n ǵ thú hơn. Và tôi nghe thất vọng khi thấy họ nói toàn tiếng Đức, nhưng đă lở ngồi rồi, tôi không dời về bàn cùng má tôi và d́ Xuân nữa.

Người đàn bà tàn tật cụt chân đang tiến vào tiệm ăn tôi đang có mặt và hướng về phía sau lưng tôi, nơi có vài ba người ngoại quốc ở đó. Tôi không biết họ có mua không, chỉ thấy một lúc sau bà đi về phía chúng tôi. Có thể đă nhận ra tôi là người bên kia tiệm với má tôi nên bà không ghé bàn tôi mà dừng chân nơi bàn của những người khách Đức. Họ không ngước nh́n bà, cứ như sự hiện diện của bà chẳng có ǵ dù bà đang ch́a ra một cọc bưu ảnh để mời họ mua. Bà cứ đứng đó chờ, có lẻ sự kiên nhẩn của bà làm họ bực bội nên một người trong bọn móc bóp rút ra tờ bạc mười ngàn đồng rồi ném lên bàn về phía bà mà không cần nh́n bà dù chỉ một ngước mắt để chọn bưu ảnh, họ muốn ngầm bảo với bà rằng tiền đó, bà hảy đi đi, họ không cần mua. Tôi cũng ngở là bà sẽ nhận tiền và bước đi, nhưng ngạc nhiên làm sao, bà cất tiếng rỏ ràng, tiếng Việt với những từ ngữ mà tôi dễ dàng hiểu được:

- Tôi bán bưu ảnh chứ không ăn xin. Nếu không mua, các ông hảy cất tiền của các ông đi, tôi không nhận.

Những ông khách da trắng đó ngẩng đầu lên ngó bà, họ chẳng hiểu bà nói ǵ, nhưng thấy bà đẩy tiền trả lại, họ b́nh thản cất tiền vào rồi tiếp tục nói chuyện với nhau, không màng nh́n đến bà nữa. Ngươi đàn bà tàn tật khập khểng trên đôi đầu gối lặng lẻ bước ra khỏi tiệm và đi về đầu ngỏ. Tôi nh́n theo và chợt nghe xúc cảm dâng đầy. Người dân của quê ngoại tôi tự trọng đến thế sao? Vậy mà bấy lâu nay tôi nghe má tôi thở than hoài về một quê hương khốn khổ sau hơn phần tư thế kỷ chiến chinh, tôi cứ ngở trong sự khốn cùng đó người ta có thể mất tất cả để đổi lấy miếng ăn. Ít ra giờ đây tôi đă thấy tận tường cái khí thanh cao trong mảnh áo nghèo của người phương Nam nước Việt, cái khí khái đó sao hao hao giống h́nh ảnh cậu bé Ư Đại Lợi của văn hào Edmondo De Amicis khi thảy tiền vào mặt những kẻ đă khinh thị nước Y’ của cậu. Và trong giây phút xúc cảm đó, tôi nghe sung sướng tự hào rằng ḿnh mang trong người hai gịng máu của hai dân tộc chỉ biết ngẩng cao đầu. Buổi ăn tàn, tôi trở về bàn cùng má tôi và d́ Xuân, kể lại chuyện vừa nghe thấy, tôi chép miệng nói với má tôi:

- Nếu gặp lại bà ấy lần nữa, con sẽ làm một cái ǵ đó có t́nh hơn cho bà.

Một tuần lễ trôi qua, tôi theo má tôi ruỗi dong từ thành phố nầy sang thành phố khác. Những chuyến xe liên tỉnh, những khách sạn lạ xa cho tôi thấy rơ hơn khác biệt của VN hôm nay và của mười năm về trứơc. Và hôm nay chúng tôi và d́ Hai - chị bà con của má tôi –đang trên xe trở lại Saigon sau một ngày về Bến Tre thăm xứ dừa miền Tiến Giang sông nước. Trời lại đổ cơn mưa, tôi nghe bụng dạ lao xao đói, chỉ mong đến nơi sớm để cùng má và d́ tôi ghé một tiệm quán nào đó ăn chiều. Xe Du Lịch Sinh Café bỏ chúng tôi xuống trước cửa Côngty đường Phạm ngũ Lảo, mưa vẫn chưa dứt hột. Má tôi thường bảo mưa nhiệt đới dai dẳng như mối t́nh dai dẳng của má đối với quê hương, tôi không biết sau những chuyến đi tham quan như vầy cái t́nh đó của má tôi có truyền sang được chút nào cho tôi hay không, chỉ biết rằng tôi mong mưa dứt hột để tôi không bị ướt trên đường về khách sạn v́ từ nơi xuống xe đến nơi ở của chúng tôi chỉ cách hai con đường ngắn và bao nhiêu xe taxi đă được các khách tham quan đồng hành xuống trước tranh mất rồi. Nhưng khổ nổi má tôi chỉ đem theo có một cây dù trong khi chúng tôi có ba người. Tôi để dù cho má tôi và d́ tôi che, c̣n tôi, tôi phóng nhanh người đi trước cho mau về đến nơi. Ngang qua khúc quẹo đường Bùi Viện để về khách sạn, tôi chợt dừng lại, không phải để đợi má và d́ tôi mà v́ tôi vừa thấy người đàn bà tật nguyền hôm nào. Bà đang lê đôi gối trước cửa một tiệm ăn, không dù che cũng chẳng phủ áo mưa. Tôi nh́n bà quên cả nước mưa đang từng giọt rơi nhanh xuống người tôi. Và như nghĩ ra được điều ǵ, tôi chạy ngược về phía má và d́ tôi đang c̣n chậm chạp phía sau. Tôn chắn ngang trước mặt má tôi, vội vả nói:

- Má cho con mượn cây dù.

Má tôi ngạc nhiên nh́n tôi chưa kịp đưa th́ tôi đă nhanh nhẩu cầm như giựt chiếc dù trên tay người rồi chạy nhanh về phía người đàn bà tàn tật, ḷng thầm mong bà đừng biến vào một ngỏ hẽm nào. May mắn thay, bà vẫn c̣n đứng đó, ướt sủng, co ro. Tôi đến bên bà, đưa chiếc dù tận tay và nói mau:

- Chiếc dù nầy của bà đó, bà che cho bớt lạnh.

Người đàn bà khốn khổ nh́n tôi ngơ ngác, và như chợt hiểu ra, bà cầm dù, nói tiếng cám ơn và mĩm cười hoan hỉ. Tôi thấy mắt bà long lanh ướt, không biết nước mưa hay nước mắt t́nh người. Tôi sung sướng thấy bà không từ chối như đă từ chối những tờ giấy bạc miệt khinh của những khách da trắng hôm nào. Má tôi và d́ tôi cũng vừa đi trờ tới, hai người nh́n cảnh trứoc mặt và cũng mĩm cười hiểu chuyện, tôi thấy vẻ hài ḷng của má tôi, điều đó làm tôi nghe hạnh phúc. Chúng tôi cùng bước dưới mưa, nhưng tôi nghe ḷng ấm áp lám sao. Từ giây phút nầy tôi không nghĩ ḿnh là một du khách t́m thăm xứ lạ nữa. Những giọt nước trong cơn mưa chiều đang tưới mát hồn tôi để tôi nghe nữa gịng máu Việt đang luân lưu đưa tôi trở lại nguồn bằng một chuyến hồi hương về thăm quê mẹ.


HALLOWEEN TẠI SÀIGÒN - 2005

Huỳnh Ngọc Nga
Italia - Torino 10.2005

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>