Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự



we shall overcome
Chúng ta sẽ chiến thắng

Lời bài hát


Jane Fonda viếng thăm lính Cụ Hồ

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn

CHƯƠNG III

Ḥa Thượng Thích Trí Quảng

 
 


Ngày 8 tháng 12 (1967)


Trong cái ngôi chùa này chẳng có vẻ ǵ thúc đẩy người ta đến với chủ nghĩa anh hùng. Thậm chí trông chẳng có vẻ ǵ là nhà chùa, không có vẻ uy nghi mà cũng chẳng có vẻ hoang tàn. Không như những cảnh đền chùa đẹp nguy nga như người ta thấy ở Băng Cốc hoặc ở một số nước châu Á khác. Nhà chùa ở đây là những căn nhà nhỏ ngoại ô, nằm che khuất trong những ngơ hẻm nhỏ, bẩn thỉu, ô uế. Khó có thể t́m ra, nhận ra nó v́ trông chẳng khác ǵ những căn nhà khác. Trừ khi ai đó cố ư đi t́m những nơi này mới nhận ra trước mặt nhà có treo tấm biển “Chùa Tư Nghiêm”, “Chùa Xá Lợi”. Không khí cuộc sống quanh chùa ồn ào, hỗn đoạn: tiếng chuông xe đạp, xích lô, tiếng rao hàng í ới của những người bán hàng rong, tiếng chó sủa, tiếng trẻ con nô đùa chạy đuổi nhau hoặc đi tiểu vào góc tường. Em có biết không đă từng có một Sài G̣n xưa thời thuộc Pháp mà các khách du lịch châu Âu giầu có rất thích vẻ dân tộc đơn sơ của nó. Không có xe thiết giáp, không có xe gíp gắn súng liên thanh, không có trạm gác với những bao tải cát. Mà là những đám đông người dày đặc với vẻ hoan hỉ họ đi lại trong những chiếc nón lá, như một ḍng sông đầy nón chảy lướt ŕ rào. Mỗi đường phố là một cái chợ nhỏ với những bà bán hàng ngồi sụp trên mặt hè mời mọc khách mua hàng trải trên mặt đất, cá tươi nhẩy tanh tách, gà quay, cơm trắng, trứng luộc, dứa, nếu khách hàng không để ư họ th́ họ giật giật áo khách với vẻ nài nỉ dễ thương: trước sự đầy ắp của thức ăn và không khí vui vẻ, ta không thể nghĩ tới chiến tranh. Ở đây cái chết cùng chiến tranh dường như đă bỏ quên ta.
Sáng nay tôi đi t́m Trí Quảng tại chùa Xá Lợi. Tôi phải vượt qua những người hành khất, những con chó hung dữ, hàng đống rác rưởi, và một cái hố bom mới tới được ngôi chùa. Nơi có cái hố như bây giờ, nơi Trí Quảng giờ đang trú ngụ, hai năm trước đó Ḥa thượng Tien Minh đă đậu xe ở đó. Khi ông ta lên xe và mở máy, một trái bom cài đă nổ tung làm ông ta mất ruột. Thế mà ông ta vẫn sống, một cách kỳ diệu, với một bộ ruột ghép. Rơ ràng đó không phải là bom đặt của Việt cộng. Thành kẻ thù của Mỹ và của chính phủ, Tiên Minh sát cánh cùng những người cộng sản tranh đấu chống Pháp và giờ bị tố cáo là sử dụng chùa chiền để che giấu Việt cộng. Cả chùa Xá Lợi nữa chăng ? Sao lại không có thể. Nó có vẻ rất phù hợp: bên trong chùa có rất nhiều cầu thang, hành lang, lối đi dẫn tới những cái sân bí mật, rồi là những ban công, những căn pḥng từ đó những cặp mắt ẩn náu có thể theo dơi ta từng bước. Căn pḥng của Trí Quảng có hai cửa, mỗi cửa đều được canh pḥng bởi ba đến bốn nhà sư nhanh nhẹn và kiên quyết: khó mà có thể tin được nơi này là khu đầu năo của sự đấu tranh dựa trên những cuộc tự sát. Không có vẻ là cuộc tự sát cả vụ việc Trí Quảng vào năm 1966 khi ông ta như một con dê núi vượt qua tường của sứ quán Mỹ để tránh bị bắt và trốn cái chết. Bộ mặt tṛn và khôn ngoan của ông ta, cái nh́n ranh mănh và không tin tưởng, rồi cái nụ cười tinh quái ấy như dấu diếm điều ǵ khó biết, tất cả bộc lộ một sự thèm khát cuộc sống. Hăy nh́n ông ta khi ông ta quan sát xem có bị theo dơi không.


We shall overcome some day !


Hăy nh́n ông ta trong khi ông ta khóa căn pḥng lại trong đó được bày có mỗi một cái giường, một cái bàn trên bày một tấm ảnh của Gandhi, một cái ghế và một cái bô tiểu: tuy thế có cả một cái radio đời mới nhất, một máy điều ḥa không khí và một hộp sô cô la là thứ kẹo mà ông ta rất thích. Hăy nghe ông ta giải thích về phương hướng của ông ta để giữ một vị trí quyền lực thứ ba tại Việt Nam, trong khi ông ta t́m cách thuyết phục tôi rằng ông ta không đứng về phía cộng sản mà cũng không về phía thực dân: ta cứ tưởng đó là một con người nghĩ tới cái chết hay sao ? Ai muốn chết mà nhảy tường vào trong sứ quán, mà không khóa cửa pḥng bằng ch́a, không lập chương tŕnh phương hướng dài hạn, không mất thời gian để ăn sô cô la. Ai muốn chết th́ người đó cảm nhận một sự b́nh an tuyệt vời trong sự hy sinh và im lặng: là rời xa bất kỳ mọi thú vui, mọi tranh căi, mọi cảnh giác. Và rồi tôi đặt một câu hỏi: “Ḥa thượng Trí Quảng, sẽ có c̣n tiếp tục những cuộc thiêu thân của các Phật tử nữa chứ ? Ông có tin rằng cần phải có sự hy sinh cuộc sống của nhiều người nữa chăng”. Và ông ta trả lời tôi như sau.
- Những cuộc thiêu thân tự sát của các Phật tử vẫn tiếp diễn cho tới khi c̣n tiếp diễn cuộc thảm sát dân tộc. Bản thân tôi quá sẵn sàng để châm lửa tự thiêu. Ngay lập tức, nếu cần thiết hoặc ít ra có lợi. Bất cứ một Phật tử thật sự nào đều sẵn sàng thiêu thân: hai mươi lít xăng và mười phút đau đớn có thể dễ dàng chịu được nếu như cần thiết để bảo vệ niềm tin của một dân tộc. Những người Thiên chúa giáo phải hiểu được điều đó. Tôi không biết những người Thiên chúa giáo họ đă nghĩ ǵ khi họ tôn vinh những người tử v́ đạo lên bàn thờ, tuy vậy tôi tin là tôi hiểu được ư nghĩ của những người tử v́ đạo khi họ để ḿnh bị treo trên cây thánh giá hoặc bị sư tử ăn thịt. Một hành động cao quư nhất của một con người có thể thực hiện được là hy sinh cuộc sống bằng sự đớn đau.
Câu trả lời ấy hoàn toàn là như vậy. Mười hai giờ tôi đi ăn trưa trên sân thượng của Continental: cùng với Mazure, Catherine và những phóng viên thường trú khác. Không khí lúc đó sao ngột ngạt, bất động, mặt trời th́ ẩm ướt nhẹ nhàng, và mọi người đều rơi vào trạng thái uể oải với những câu nói chậm chạp, đùa bỡn mà tôi không nhập tâm: “Chuyện ǵ đă xảy ra vậy ? Cô nghĩ ǵ đấy ?”, cuối cùng th́ Mazure cũng thốt lên. “Không nghĩ ǵ cả”, tôi nói. Nhưng thực ra tôi đang nghĩ, đang nhớ tới câu trả lời ấy và sự việc xảy ra sau đó. Sau cuộc nói chuyện, Trí Quảng đă yêu cầu tôi một việc: liệu tôi có thể đem một lá thư khi tôi trở về Roma ? Tôi đă trả lời ông ta chắc chắn là được, và ông ta bắt đầu ngồi viết. Một cách từ từ, thỉnh thoảng tẩy tẩy xoá xoá hoặc nghĩ ngợi lời viết. Rồi ông ta chép lại và giao cho tôi trong ngón tay mỏng mai, buồn bă.
- Tôi phải trao cho ai đây, Ḥa thượng Trí Quảng ?
- Trao cho Đức Giáo hoàng, nếu có thể được.
- Trao cho Đức Giáo hoàng ?!
- Vâng. Đức Giáo hoàng là một người đứng đầu đầy quyền lực: ngài có thể khiến mọi người từ cộng sản tới thực dân lắng nghe ngài. Ngài có thể tạo ra những cuộc đàm phán bí mật để thương lượng kết thúc chiến tranh, ngài có thể yêu cầu kéo dài thời gian nghỉ ngơi trong ngày lễ Năm Mới và Tết. Trong sự tuyệt vọng của chúng tôi chỉ cần nghĩ tới ai đó hiểu chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi.
Tôi đă hứa với Trí Quảng sẽ đem lá thư tới tay Đức Giáo Hoàng và chúng tôi đă bắt tay nhau thật lâu. Tại khách sạn tôi đă giấu lá thư giữa một đống giấy tờ và tôi đă cất tất cả vào một ngăn kéo khóa lại.
- Tôi cho rằng có một chuyện ǵ đó đă xảy ra với cô – Mazure cố hỏi.
- Không, không – tôi nói – Không có ǵ hết.
- Nếu vậy th́ cô đang nghĩ ǵ ?
- Tôi không nghĩ ǵ hết, Mazure.
Tôi muốn được biết tướng Loan, người đă biến họ thành tṛ cười với những b́nh cứu hỏa. Từ cái ngày mà có lệnh hoăn thi hành án ba người Việt cộng, cái tên của ông ta đeo đẳng tôi. Bất cứ chỗ nào tôi đến, bất cứ sự việc nào xảy ra, người ta luôn nghe thấy nhắc đến tướng Loan. Họ gọi ông ta là Nỗi Kinh Hoàng của Sài G̣n, một người dă man nhất của Việt Nam.


Jane Fonda giữa những người biểu t́nh
chống chiến tranh

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>