Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự



we shall overcome
Chúng ta sẽ chiến thắng

Lời bài hát

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn


Bài Học Từ Chiến Tranh

 
 



Ngày 18 tháng 12 (1967)




Ngày mai tôi và Moroldo sẽ rời Việt Nam. Người tôi nặng trĩu một nỗi buồn mênh mang, gần như một cảm giác có lỗi. Tôi có cảm giác, tôi cũng không biết nữa, như ḿnh sẽ đi trốn hay đúng hơn bỏ cuộc: không, phải chăng là có lỗi khi trở lại một thế giới nơi mà người ta khóc cho một người chết và nơi mà không c̣n tiếng đại bác bắn. Chỉ có riêng chúng tôi ra đi, và đột nhiên tôi chợt hiểu những người đă ở đây từ bao tháng, bao năm, họ đang thách thức cuộc đời họ từng ngày, và họ không muốn ra đi. Cùng lắm là họ đi Bangkok, đi Hồng Kông, họ nghỉ ngơi ở đó vào cuối tuần rồi họ lại quay về đây: họ bị hút bởi cái nam châm mà không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào bản hợp đồng ṭa báo của họ, hay vào một sự thích thú văn học, hoặc vào một t́nh yêu.Mà bởi một sự quyến rũ lạ lùng trong sự tàn khốc, trong nguy hiểm, trong sự thách đố với cái chết. Cho dù những tính cách khiếp đảm của nó cũng không thể xóa bỏ được sự thu hút của nó trong ta.
Tôi đang ch́m trong suy nghĩ, sáng nay, khi chúng tôi uống càphê trên sân thượng khách sạn Continental, đúng ngay trước Ủy ban Quốc gia, và trên tầng một của Ủy ban Quốc gia có một căn pḥng đang rực sáng: từ những cánh cửa sổ mở toang lấp ló chiếc kiệu đám ma, quan tài phủ vải đen với những cây nến thắp sáng của Bùi Quang San, 45 tuổi, thủ lĩnh của đảng Kuomingtang, bị ám sát hôm qua tại nhà riêng. Hai người đàn ông đă xông vào nhà và bắn ông ta vào cổ và ngực rồi họ ra lệnh cho người vợ không được rời nhà bếp rồi họ bỏ đi để lại trên bàn viết một tờ lệnh xử tử. Lệnh xử tử được đánh máy, kư từ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Tờ lệnh nói rơ rằng Bùi Quang San đă phạm tội ác chống lại dân tộc v́ đă cho phép con trai của ḿnh làm việc cho CIA. Không một ai tin. Thậm chí cả những người Mỹ họ cũng cho rằng lệnh xử tử này là gian dối và giả tạo: Việt cộng không để lại lệnh xử tử, Bùi Quang San đă bị giết bởi những kẻ giết người của chính phủ v́ ông ta đă có ư kiến cho rằng cần thiết phải gặp gỡ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng và ngồi bàn đàm phán ḥa b́nh. Có lẽ đúng, có lẽ sai, giờ c̣n quan tâm ǵ nữa. Chỉ cần biết rằng có thêm một xác chết trong thành phố này nơi mà cuộc sống của một con người không đáng giá một nắm gạo. Đang nh́n chăm chú vào đó, ánh mắt tôi nh́n theo vệt sáng phản chiếu trên cửa kính và tôi cảm thấy ḿnh c̣n sống.
- Một sự vĩnh biệt được chứ, hả ? Moroldo nói tay chỉ về hướng áo quan của Bùi Quang San.
- Hẳn thế.
- Tôi chỉ mong chóng đến giờ lên máy bay. Bangkok, Karachi, Teheran, Roma. Cô không nghĩ rằng ngày kia chúng ta sẽ tới Italia, về tới nhà ?
- Vâng.
- Mà cô không cảm thấy vui hơn ?
- Không.
Moroldo thật vô tâm. Anh ta phấp phỏng chờ tráng rửa những bức ảnh, thao thao bất tuyệt với các đồng nghiệp về những cái mà anh ta đă làm hoặc không làm: anh ta đơn giản cho rằng bốn mươi ngày này ở Việt Nam thực chất chỉ là một giai đoạn của công việc, của một sự nguy hiểm đă vượt qua. Nhưng đối với tôi nó c̣n có những ư nghĩa hơn nữa.
- V́ sao à, tôi không c̣n là tôi nữa sau khi tôi đă học được tất cả mọi điều này.
- Cô đă học được những điều ǵ ?
- Một điều đơn giản. Tôi sẽ nói cho anh biết.
Trong buổi chiều chúng tôi đến Ṭa báo Pháp: những người bạn của chúng tôi đă cư xử đúng như những người bạn cho tới ngày cuối. Mazure đă tặng tôi chiếc ba lô của anh ta, Felix tặng chiếc đèn bấm bỏ túi của anh ta, c̣n François tặng tôi một chiếc b́nh nước, một cái chăn rằn ri, một chiếc áo mưa có mũ. Sau đó anh ta mở một chai Champagne: với điều kiện là tôi sẽ gửi cho anh ta một chai Chianti (*một loại rượu vang nổi tiếng của vùng Toscana, Ư – nd ). Tất cả bọn họ đều xúc động, mặc dù họ giả tảng b́nh thường.
Và chúng tôi cũng vậy. Châu Âu, Hợp Chủng Quốc, chúng tôi có cảm giác như nó xa vời hơn cả mặt trăng. Phần c̣n lại của thế giới là một thế giới khác.
- Rốt cục tôi có thể biết được cô đă học được cái ǵ không ? Moroldo lại hỏi sau ly champagne thứ hai.
Tôi không trả lời anh ta, anh ta sẽ chẳng thể hiểu nổi. Và đây là cái mà tôi đă học được trong cuộc chiến tranh này, trên đất nước này, trong thành phố này: hăy yêu quư cuộc sống.


Biểu t́nh chống chiến tranh Việt nam

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>