Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Người lữ hành


Ca khúc
Bà Mẹ Gio Linh
Nhạc Phạm Duy
Ca sĩ Duy Quang
Lời bài hát


Tượng đài Nguyễn Thái Học và các đồng chí

 


Yên Bái và Những Người Anh Hùng

 
 

Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2005

Chuyến xe lửa 10 giờ 20 đưa tôi từ Lào Cai về Yên Bái.
Ngày hôm ấy bầu trời miền bắc âm u ch́m trong rét buốt mưa dầm. Nhiệt độ từ trên cao nguyên Sapa 10°C khi xuống ga Lào Cai th́ lên được 14 °C. Chuyến xe buổi sáng nầy đông khách không c̣n một ghế trống . Tuy lạnh nhưng trên toa tôi cảm thấy ấm cúng với một bầu không khí vui vẻ. Bên cạnh tôi có một ông cụ vui tính và một cặp vợ chồng. Ông kể chuyện đông tây cho chúng tôi nghe mải mê. Một lúc sau, ông quay sang tôi và hỏi :

-Cô này đi đâu mà mang chiếc va li to tướng như vậy ? Trong ấy có vàng hay hàng ǵ mà bự như thế kia ? rồi ông cười hề hề. Tôi trả lời:

- Dạ con đi tham quan Yên Bái. Trong va li này chỉ có sách và quần áo thôi bác à .

- Yên Bái. Có Bà con ở đâu ?
- Thưa không có ai cả.
- Vậy là đi công tác à ?
- Dạ không, đi thăm mộ 1 người.
- Thế à.
- Thưa ông, ở Yên Bái ông có biết lăng mộ của ông Nguyễn Thái Học ở đường nào không ?
- Ông ngó sang cặp vợ chồng bên cạnh và hỏi :
- Hai ông bà có biết lăng Nguyễn Thái Học ở đâu không ?
Bác kia trả lời :
- Tôi ở Hồ thác bà nhưng thường nghe đến Nguyễn Thái Học bị xữ chém tại Yên Bái nhưng không biết lăng mộ nằm ở đâu tại Yên Bái nầy. Ông cụ cũng tiếp lời luôn :

- Đúng thế, tôi cũng như ông vậy.
Họ vừa dứt lời th́ tàu đă đến Ga Yên Bái. Kim đồng hồ chỉ 15giờ 20.

Tôi ra gare xe lửa t́m khách sạn. Thành phố Yên Bái ấm áp hơn so với Sapa và Lào Cai. Nhiệt độ bây giờ là 17°C. Mưa vẫn tiếp tuc.

Tôi đă đọc về Yên Bái :

Diện tích có 6.808 km²
Dân số 679.684 người
Các huyện : thị xă Nghĩa Lộ ; huyện : Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên B́nh, Văn Chấn, Trạm Tấu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tầy, Nùng , Thái, Mường, Cao Lan, Khơ Mú, Phù Lá và Giày .

Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng lại là cửa ngơ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cữa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, phía tây giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.
Địa h́nh của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối chằng chịt lắm thác ghềnh.
Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa, cḥ chỉ... Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên Bái là quế Văn Yên, chè suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục Yên.
Thị xă Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hoá.
Thắng cảnh Yên Bái c̣n giữ được nhiều vẻ hoang sơ. Môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm. Khí hậu ở đây trong lành, khách sạn của tôi trọ cách nhà ga không đầy 200 mét. Thật dể dàng cho tôi ngày lên đường.

Ngay chiều hôm ấy, tôi lấy xe ôm để đến thăm di tích. Nơi Nguyễn Thái Học và 17 đồng chí của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đă hi sinh. Di tích nằm ở ngay thị xă Yên Bái, trên quốc lộ Nguyễn Thái Học, cách ga xe lửa chừng 2 cây số. Người lái xe ôm đưa tôi đi thẳng vào phía bên trong của Công viên. Ông không đợi v́ tôi muốn bách bộ trở về khách sạn chiều nay. Công viên văn hóa nầy trải rộng trên một diện tích khoảng 5 ha. Lối đi quanh hồ rợp bóng hàng cây, có vườn hoa, có sân chơi thể thao, có hồ bơi, du thuyền và những thảm cỏ xanh mượt. Hài ḥa với hai lăng mộ tập thể. Mỗi lăng từ 16 đến 20m² cao toàn bộ 7 mét. Mái lợp ngói mũi, xung quanh và bệ lăng lát đá xẻ hoặc lốp đá mài, tạo vẻ nghiêm trang, tôn kính.

Tượng đài Nguyễn Thái Học và nhóm phù điêu cao khoảng 7m mô tả tinh thần đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và phản ánh một số nét tiêu biểu của phong trào yêu nước những năm 30.

Nơi đây có dựng bia ghi lại sự kiện lịch sử cuộc khởi nghĩa Yên Bái và tinh thần hy sinh của các liệt sĩ.

Có một nhà lưu niệm và trưng bày tiểu sử danh nhân Nguyễn Thái Học, và các liệt sĩ bị Pháp xử chém.

Khu di tích có diện tích khoảng 3.000 mét vuông.

Đứng trước lăng mộ dưới mưa, tôi đặt lên bia đá một nhành hoa hồng đỏ và đốt 3 nén hương kính bái người và những anh Hùng liệt sĩ.

Trọng điểm của chuyến về thăm Việt nam này của tôi là đi thăm cho kỳ được Sapa và trên đường ghé qua Yên Bái để thăm di tích này.

Tôi được biết ông Nguyễn Thái Học từ lâu và rất hâm mộ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Tôi tôn kính tinh thần yêu nước và là ḷng can đăm sắt đá của họ dành cho đất nước. Tuy tôi chỉ được đọc qua quyễn "TUẤN CHÀNG TRAI NƯỚC VIỆT" của ông Nguyễn Vỹ và một số tài liệu khác.

Ông sinh vào tháng mùa đông ngày 1 tháng 12 năm 1902 (Quư Măo) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên. Từ 4 tuổi ông được cha mẹ cho đi học chữ Hán, và năm 11 tuổi ông bắt đầu theo học chương tŕnh tiễu học Pháp-Việt tại Việt Tŕ.
Năm 19 tuổi ông thi đậu vào trường cao đẳng sư phạm Hà Nội, và nhận học bổng của chánh phủ Bảo hộ Pháp.
V́ do tính cương trực và không thích khuất phục lối giáo dục của người Pháp, ông bỏ học năm thứ ba, và sau đó ghi danh học trường cao đẳng sư phạm thương mại.
Ông say mê lư thuyết cách mạng của Montesquieu, Rousseau, tư tưởng tự do, b́nh đẳng, bác ái của cuộc Đại cách mạng Pháp 1789. Lê-nin đă khẳng định : "Cả thế kỷ XIX, một thế kỷ đă đem lại văn minh và văn hoá cho loài người, đă trôi qua dưới dấu hiệu của Cách mạng Pháp…"
Ông đă sớm hoà nhập vào con đường cách mạng tư sản, tất nhiên không phải là đồng nhất, mà có những sắc thái biểu hiện khác nhau. Như ông đă viết thư trong nhà tù và gửi cho Hà Nội nghị viện Pháp . Bức thư này cũng không được chuyển tới tay người nhận. Trong lá thư nội dung rằng :

"Lúc đầu tôi đă tưởng rằng có thể đạt mục đích bằng cách hợp tác với người Pháp. Những thất bại liên tiếp đă làm cho tôi hiểu rằng người Pháp không thành thực mong muốn có sự hợp tác đó và tôi sẽ không thể phục vụ đồng bào tôi khi các ông làm chủ đất nước tôi".

Những câu thơ ông đă làm trong nhà lao như sau :

"Bấy lâu mơ ước đoạn đầu dài.
Như nguyện ngày nay thật chẳng sai
Máu nhỏ tốt tươi mầm cách mạng
Đầu rơi nảy nở giống anh tài…"

Bất măn v́ cho rằng "Chế độ của Pháp cường quyền áp bức ở Việt Nam’’ mà Nguyễn Thái Học trở thành một người của các cuộc bạo động, muốn "đuổi người Pháp về nước Pháp, đem nước Nam trả người Nam cho nhân dân khỏi lầm than, được thêm phần hạnh phúc".

Về bối cảnh lịch sử :

Sau khi thành bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định xử tử ông Bazin vào tháng 2 năm 1929 tại chợ Hồm Hà Nội, người Pháp đă khũng bố rất gay gắt. Pháp treo giá đầu của ông Nguyễn Thái Học rất cao : "năm ngàn đồng cho những ai bắt được ông".

V́ thiếu kinh nghiệm " không biết cách tổ chức lực lượng để thành sức mạnh", " không biết lấy lư luận cách mệnh để vận động cách mệnh"...

Dù lịch kỳ khởi nghĩa mật định đă đến, thế nhưng hai khu vực do hai ông Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu phụ trách, công việc chuẩn bị vẫn không đều nhau. Lại thêm những trở ngại xảy ra bất thường làm cho lịch tŕnh khởi nghĩa phải hoăn đi hoăn lại mấy lần. Mà mỗi lần hoăn lại th́ những khó khăn mới lại xảy ra. Sau cùng, ngày ước hẹn là ngày 9-2-1930. Nhưng gần tới ngày, Nguyễn Thái Học lại gửi giấy xin hoản một lần nữa đến ngày 15-2-1930. Người cầm giấy bị bắt nửa đường nên nhật kỳ khởi nghỉa bị tiết lộ và ngày khởi nghĩa của hai miền ngược và xuôi đó không được nhất trí… .
Đặc tính lăng mạng cách mạng. Ông vẫn thừa biết sẽ rất khó thành công. Nhưng ông để lại cho đời câu nói :

Không Thành Công Cũng Thành Nhân




Ông bị bắt ngày 23-3-1930 tại Yên Bái. Có tất cả 87 người bị cáo, 13 tử h́nh (trong số này có ông là Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính..). Ngày thi hành án : 17-6-1930.

Ngày hành quyết, trước giờ phút khủng khiếp, người ta đưa rượu mời ông, ông từ chối, chỉ muốn hút điếu thuốc lào và ông là người cuối cùng bước lên máy chém. Ông thản nhiên mỉm cười nh́n công chúng binh lính, nh́n máy chém rồi can đăm cất giọng đĩnh đạc hô to “Việt Nam vạn tuế“ sắc mặt ông thản nhiên đọc thơ bằng tiếng Pháp :

Mourir pour sa patrie
C’est le sort le plus beau
Le plus digne d’envie…

dịch :

Chết v́ Tổ Quốc chết vinh quang
Ḷng ta sung sướng, chí ta nhẹ nhàng...

rồi ông hô “Việt Nam vạn tuế“. Ông thản nhiên hút mấy hơi thuốc, ung dung bước lên máy chém, ... một tiếng “phập“, máu của ông phun vọt lên trời như suối đỏ. Đầu của ông rơi cùng 12 thủ cấp đồng đội. Khi đầu ông bị lưỡi dao máy chém cắt đứt văng ra pháp trường mắt ông vẫn mở trừng trừng, miệng ông vẫn c̣n mâp máy. Khi ấy ông được 27 tuổi xuân.

Lúc đó, có biết bao đôi mắt người dân đau khổ, xót xa nh́n các ông chết, có biết bao người Mẹ Việt Nam chua xót nh́n đứa con thương yêu bị hành h́nh, để lại trong ḷng người thêm bao hận thù, căm phẫn. Có một phụ nử chết giấc rơi xuống đất có vài tiếng chửi rủa hét lên. Nào những tiếng khóc than ...trong số đó có một người ...một người vợ chưa cưới của ông từ Hà Nội đến pháp trường chứng kiến giờ phút hành h́nh. Chị không khóc, không than. Mang trong tim trong niềm xót xa. Chị tên là : Nguyễn Thị Giang, chị sinh năm 1909 tại thị xă Phú Lạng Thương tỉnh Bắc Giang.

Chị rời khỏi pháp trường với một trái tim tan nát. Ngay chiều hôm ấy, chị t́m về Phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nơi quê hương của Nguyễn Thái Học, dưới gốc cây đa cổ thụ trên đường về làng, chị dùng súng ngắn tự kết liểu đời ḿnh với một tâm hồn cùng ông thư hẹn phút trùng lai ... .

Suy nghĩ miên man, tôi rời tấm bia đá, bước xuống vài bật đá và dừng bước dựa lang cang của bờ hồ. Tôi say ngắm mặt nước phẳng lặng trong cơn mưa bụi thật lâu. Tôi đang nghĩ về chị Giang. Tôi gọi thầm : Chị ơi ! Thương quá !

Không một tiếng động. Không một ngọn gió. Bốn bề lại im lặng. Trời sắp tối.

Tôi trở lại bia đá. Bàn tay tôi mân mê lên mặt đá đen có những hàng chữ vàng ghi khắc “Chết v́ Tổ Quốc. Chết vinh quang“. Nh́n lên bản đá to trước mặt tôi có ghi khắt tên 17 liệt sĩ:

Nơi đây an táng các liệt sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) Bị thực dân Pháp hành h́nh :

8-5-1930
- Ngô Hải Hoàng
- Nguyễn Thanh Thuyết
- Đặng Văn Cương
- Đặng Văn Tiệp

17-6-1930
- Nguyễn Thái Học
- Nguyễn Văn An
- Nguyễn Văn Thịnh
- Nguyễn Văn Tiềm
- Nguyễn Văn Cửu
- Nguyễn Văn Liên
- Ngô Văn Du
- Phó Đức Chính
- Bùi Tư Toàn
- Bùi Văn Chuân
- Đào Văn Nhít
- Đỗ Văn Tư
- Hà Văn Lao


Trời đang tối. Một ḿnh tôi rời khỏi công viên trong mưa khi đêm buông xuống. Dưới ánh đèn đường. Tôi vừa dẫm lên bóng của chính ḿnh vừa đuổi theo những ḍng suy nghĩ trong đầu. khi ra đến cửa tôi hết sức ngạc nhiên khi cậu lái xe ôm ban chiều đứng dưới mưa chờ tôi.

- H́nh như tôi không có đặt cậu đợi tôi mà. cậu đă đợi từ bao lâu ?

- Vâng ạ, chị có nói không cần phải đợi và tôi chỉ mới vừa đến đón chị thôi. Tôi suy nghỉ thấy rằng chị cần sự có mặt của tôi. Khu công viên này vắng bóng người. Trời mưa và sắp tối. Tôi lo ngại quá ...lở có điều ǵ.

Tôi rất cảm động trước lời lẻ của cậu ta. Tôi lên xe. Xe chạy một mạch về tới khách sạn. Tôi trả tiền công cho cậu nhưng cậu một mực không nhận. Tôi hơi khó chịu và hỏi :

- Sao kỳ vậy ? Cậu phải đổ xăng và mất công chờ tôi nữa kia ?

Cậu mĩm cười thật tươi và trả lời :
Tôi chỉ tự nguyện đến đón và thích chở chị về tới nơi. Tôi yên tâm.

Rồi Cậu rồ máy chạy khuất mất trong phố đêm bỏ tôi ở lại trong ngơ ngác dưới ánh đèn đêm.

Bạch tuyết
Paris 3.2006

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>