Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự



Cuộc Thảm sát ở Mỹ Lai

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn
[24]

Loan và Khu Gia Định, Chợ Lớn

 
 



CHƯƠNG BỐN



Chiều 8 Tháng Hai




Loan là người đă giải tỏa họ: trong khu Gia Định, Chợ Lớn, G̣ Vấp, Phú Thọ Ḥa. Họ đă rút lui về những khu nghèo, với những người nghèo họ hiểu nhau hơn: những người nghèo họ cùng nói một thứ tiếng. Và Loan đă đến giải tỏa họ giữa những người nghèo. Trong những ngày đầu ông ta dùng phương pháp chống người đấu tranh: ông ta bắt cứ mỗi lần hai, hay ba người rồi ông ta giết họ bằng một phát đạn. Nhưng khi ông ta nhận ra rằng đuổi bắt họ từng nhà một thật là khó, ông ta đă dùng đến việc ném bom. Sự việc diễn biến như sau. Ông ta đến nơi, và với loa phóng thanh, ông ta ra lệnh cho người dân phải giải tỏa. Nhiều lắm là trong hai tiếng. Hai tiếng đă qua, ông ta ra lệnh: và hỏa ngục bắt đầu. Tên lửa, súng cối, súng hạng nặng. Rồi hỏa ngục im lặng, ông ta ra lệnh tiếp và các máy bay cất cánh. Những quả bom 500 kg rơi xuống, bom napalm loại 700 kg, nổ tung thành những đám cháy. Và toàn khu bốc cháy, cùng với những Việt cộng. Chỉ có những người không chịu giải tỏa, ông ta nói, đó là Việt cộng. Và đành phải chịu vậy nếu không đúng là như vậy, nếu những ai không chịu giải tỏa cho dù cả những người già, người điếc, người đau ốm, trẻ con mà đến phút cuối cùng cũng không t́m ra họ. Tai vạ cho họ, c’est le guerre – chiến tranh là vậy.
Tôi đă nh́n thấy ông ta trong lúc hành động, vào sáng nay cùng với Mazure. Tôi nh́n từ xa v́ không muốn ông ta giơ tay cho tôi bắt. Trên bộ quân phục ông ta mặc một áo khoác bọc thép để chống mảnh đạn. Ông ta cử động với vẻ mềm nhũn như thường lệ. Ông ta quan sát đám đông với vẻ quàu quạu của Maria Antonietta khi nói: “Họ không có bánh ḿ à? Nếu vậy họ mua bánh sừng ḅ !”. Đám đông chạy trốn xô đẩy nhau, ḅ, lợn, xe đạp, người gồng gánh, ră rời v́ mệt mỏi và đau đớn dưới những chiếc nón, họ kéo đi như một con sông nước ngập dâng v́ đê vỡ và họ không biết sẽ dừng lại ở đâu. Đi trốn ư, mà trốn ở đâu? Một nửa của Gia Định không c̣n nữa. Chỉ c̣n lại những đống gạch đen đổ vỡ và thỉnh thoảng từ giữa đống gạch ấy nhô lên phần c̣n lại của một bức tường, một khung cửa, một đồ đạc hóa thành tro. Xung quanh là những tắc xi cháy thành than, những xe buưt lật ngược, máy may lổng chổng.
Stalingrad hoặc Berlin trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đặc biệt là những xác chết. Không có cách nào để thu thập được tất cả. Rất nhiều xác rữa ra dưới sức nóng của mặt trời, vừa được tạm che bằng một cái chiếu hoặc một tờ báo, và không khí sặc mùi tanh tưởi đến phát nôn.
- Cô có ngửi thấy không ?
- Có ngửi thấy.
- Mà từ đâu ra vậy ?
- Từ những viên đá kia.
- Không, từ cái chiếu kia, từ tờ báo kia.
Dưới cái chiếu có một đứa trẻ vào khoảng bốn tuổi trần truồng. Trong bàn tay phải cầm chặt một quả táo đă cắn một miếng. Và trên thi thể nhỏ bé đă trương ra ấy không nh́n thấy vết thương. Dưới cái chiếu có một người việt cộng nằm: biết là việt cộng v́ tay có đeo giải băng đỏ. Anh ta đă bị bắn vào đầu. Anh ta không c̣n đầu. Tuy vậy anh ta có một bông hoa hồng trên ngực phía trái tim. Vâng, một bông hoa hồng. Có trời mới biết được làm sao họ t́m ra một bông hồng ở Gia Định, và ai có can đảm để đặt lên trái tim của một người việt cộng không c̣n đầu.
Tôi đă đi bộ hơn một tiếng đồng hồ ở Gia Định, cùng với Mazure. Tôi cũng đến ngôi chùa của Trí Quảng để xem. Hoặc cái mà trước đây là ngôi chùa của Trí Quảng: chỉ c̣n lại mặt đằng trước, tất cả đều thủng lỗ chỗ và nứt toác. Và c̣n lại những bậc cầu thang dẫn tới pḥng ngăn của ông ta: nơi có một cái bàn và bức ảnh của Gandhi. Ít ra tôi cảm thấy như vậy. Thật là khó để mà phân biệt được một bức tường với bức tường khác sau khi Loan đă đi qua. Loan và những bông hồng của ông ta, một giọt sương ban mai đọng trên một cánh hoa của từng bông hoa. Loan và chiếc đàn piano của ông ta, những bản nhạc Chopin vào những buổi tối. Loan và bài thơ đóng khung.
- Tại sao ông ta lại làm như vậy ? Tại sao ?
- Trí Quảng bị tố cáo là đă giúp đỡ Việt cộng.
- Thế Trí Quảng giờ ở đâu ?
- Biến mất rồi. Ông ta ẩn nấp trong một vài ngôi chùa nào đó.
Rồi chúng tôi đến Chợ Lớn nơi Việt cộng tập trung ẩn náu như trong một pháo đài con. Dân chúng ở Chợ Lớn hoàn toàn đứng về phía họ: chứa họ ở trong nhà, cho họ ăn uống, giúp họ bắn.
Chợ Lớn đă bắt đầu tổ chức từ hai ngày, trước cuộc nổi dậy Tết: ngày 28 tháng giêng một tốp thanh nữ mặc quân phục đă phân phát súng và truyền đơn. Chợ Lớn là Vùng Đỏ với những thông báo: “Cấm vào. Tại đây chúng tôi cầm quyền”. Chợ Lớn cứng đầu, Loan cho là thế: dưới lệnh giải tỏa không một ai chịu chấp hành. Và thế là đến cả Loan cũng không dám tàn sát hàng loạt nơi đây bằng súng đại bác và napalm. Người ta đánh nhau từ cửa này tới cửa kia, từ cửa sổ này tới cửa sổ kia, tại khu vực Chợ Lớn. Việt cộng có súng cối hạng nhẹ, di chuyển được: nếu ai đi trên con đường có vẻ yên tĩnh, nghe thấy tiếng rít trong gió, và không kịp nằm xuống đất th́ viên đạn đă nổ tung.
- Chú ư, nằm xuống !
- Nằm xuống !
Một đám khói bụi chui vào mắt, một trận mưa đá nhỏ rơi trên người.
- Cô bị thương à ?
- Không, tôi không sao. C̣n anh ?
- Tôi cũng không sao. Nhưng hai người kia họ bị đau.
Đó là hai nhà báo của NBC. Một người bị trúng đạn vào chân và một người bị vào bụng. Cái giá phải trả thật là đắt để mà gửi những h́nh ảnh tin tức cho chương tŕnh thời sự truyền h́nh tới tiệm thực phẩm ở Second Avenue, tới nhân viên của Chase Manhattan ở Madison Avenue, tới những người dửng dưng để rồi họ hỏi ḿnh là ở Việt Nam có đúng là trời nóng không. Và đây Loan đang đi tới, với những cử chỉ nhũn nhẽo, và một xe tuần giao tặng ông ta sáu người việt cộng vừa bị bắt. Họ là những người nông dân từ mười bốn tuổi đến mười tám tuổi, họ mặc quần cộc và đi dép Nhật buộc dây gai sau gót chân. Người trẻ nhất giữ một tay trên bụng và giữa các ngón tay một ḍng máu chảy ra. Loan quan sát từng người từng người một, trong sự im lặng, từng người từng người việt cộng đáp lại ông ta bằng một nụ cười diễu cợt. Từng người từng người một để cho bị bịt mặt và bị đẩy về phía một bức tường và đứng yên đó với nụ cười giễu cợt. Cho đến cả người bị thương cũng nhếch mép cười, mặc dù những vết máu giờ đây đang biến thành ḍng máu chảy giàn giụa. Người này mỉm cười cho đến lúc thân thể trượt xuống, tay vẫn c̣n để trên bụng và ngă vật về phía trước rồi chết. Sau đó người ta kéo dựng người này lên, như kéo một cái túi rác rồi vứt lên trên một cái xe tải: cùng với những người chết khác sẽ bị chôn chung trong một hố, sau khi đă bị thiêu cháy bằng súng phun lửa.
- Thôi đi đi, Mazure. Chúng ta đă nh́n thấy đủ rồi.
- Thậm chí c̣n quá đủ, cô bạn thân mến ạ. Thậm chí c̣n quá đủ.
- François nói rằng Việt cộng đă bị thua. Anh có tin rằng có đúng là họ bị thua không ?
Anh ta im lặng một chút. Rồi lắc lắc cái đầu.
- Tôi không biết. Tôi không tin chắc lắm.


Bản đồ Địa đạo Củ Chi


Buổi tối



Tôi cũng vậy. Tôi chưa tin. Ở Tân Sơn Nhất họ chiến đấu giỏi như ở Chợ Lớn, Gia Định, G̣ Vấp, và ở đó họ không phải là những cậu bé mặc quần cộc. Họ là những quân Bắc Việt trong những bộ quân phục sạch sẽ và thẳng nếp. “Càng giết họ”, tay thượng úy Mỹ phụ trách bảo vệ sân bay nói, “họ càng tiếp viện nhiều quân mới. Cũng với những bộ đồng phục sạch sẽ và thẳng nếp”.
Ở Biên Ḥa họ nắm được t́nh thế. Phần c̣n lại của đất nước này thực tế nằm trong tay họ. Có mười ba thành phố bị tấn công, và cả ba mươi mốt huyện nữa, hầu như không có một nơi nào lực lượng chính phủ đánh chiếm lại được. Họ kháng chiến tại Quảng Trị, Phú Lộc, Cần Thơ, Mỹ Tho, Kông tum, Biên Ḥa, và rồi ở Nha Trang. Ở Đà Nẵng. Có nghĩa là từ vùng Châu Thổ cho tới vùng Trung Nguyên lên tới phía Bắc nơi họ làm chủ được Huế: trên thành phố thánh địa phấp phới cờ màu vàng đỏ và xanh của FLN – Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng. Họ đă bền bỉ chiến đấu như thế nào, đó là một sự khó hiểu: sự khác nhau giữa phương tiện của họ và phương tiện của Mỹ ví như một con voi to khỏe và hàng ngh́n con kiến ốm yếu. Ấy vậy mà họ bền bỉ chiến đấu, thật kỳ diệu. Giống như khi con voi dùng ṿi để đập kiến, đập chết nhiều kiến hầu như gần hết: nhưng voi không thể nào rũ sạch được hết kiến. Bởi v́ từ giữa những nếp gấp của bụng voi, dưới đôi mắt voi, trong lỗ mũi voi, trong mắt, bất cứ chỗ nào ṿi voi không tới được, những con kiến trụ lại đấy. Và đẻ trứng. Không chỉ riêng quân lực số 33 của Quân đoàn Bộ binh số 23 của Sóc Trăng bị Việt cộng đánh tan. Mà cả 169 địa điểm quân sự khác nữa. Cho dù chính quyền Mỹ và Nam Việt muốn hay không muốn sự việc này được viết ra. Quả vậy việc tường thuật lại sự thật đang trở nên khó khăn: François đang bị gay go. Họ đă gọi anh ta, và họ phản đối về những tin tức đă đăng báo cho tới giờ về cuộc tấn công dịp Tết.
Đặc biệt họ không tha thứ cho bài viết của Mazure từ Huế: bài báo đó đă kể lại việc anh ta được đối xử rất tử tế từ những đội quân Bắc Việt và từ bài báo này anh ta đă công nhận rằng dân cư ở Huế tiếp đón Việt cộng một cách nồng nhiệt: tiếp tế đồ ăn thức uống cho họ.
Cuộc đối thoại có vẻ căng thẳng và đối nghịch
- Mazure đă liên hệ với kẻ thù
- Thưa các vị không phải. Mazure đă bị bắt.
- Mazure đă ở trong vùng kẻ thù chiếm đóng
- Mazure làm việc nhà báo.
- Mazure đă kể những chuyện bịa đặt.
- Anh ta đă kể cái mà anh ta đă trông thấy và nghe thấy.
- Ông sẽ chịu trách nhiệm chứ ?
- Tôi chịu toàn bộ trách nhiệm về bài báo mà anh ta đă viết và chính tôi đă chuyển nó đến Paris.
Họ đă trả lời anh ta bằng sự đe dọa sẽ cho Ṭa báo Pháp đóng cửa và cho rời khỏi Việt Nam cùng với những người làm báo. Sự việc không xảy ra như vậy nhưng việc trục xuất Mazure th́ rất có thể xảy ra. Mấy người nói điều này không thể tránh được: họ không dám đối diện với cú sốc là hủy bỏ một văn pḥng của một công ty nước ngoài, nhưng họ sẽ loại trừ một phần tử. Có một điều lạ hơn cả là họ hay nói về Mazure, không bao giờ nói về Catherine là người đă cùng với anh ta từ đầu cho đến cuối cuộc phiêu lưu mặc dầu Catherine làm việc cho một hăng Mỹ và đă bán cho tờ báo Life về câu chuyện và cả những tấm ảnh ở Huế.
Thật là khác, có phải không ?
Tôi quan sát họ với vẻ ngậm ngùi. François đi đi lại lại như một con mèo hung tợn và quăng đập ống điện thoại. Mazure th́ ngồi một góc với vẻ buồn bă và lắc đầu. Catherine th́ thỉnh thoảng xuất hiện với bộ mặt thất vọng và diễn tả sự bất đồng của cô ta.
Nhưng ánh mắt của cô ta toát vẻ lạnh lùng, xa vắng. Ở tuổi hai mươi ba cô ta đă thấm được bài học độc địa mà chiến tranh tạo ra: “Họ bắn nhau, ai thoát được th́ thoát”.


Ra mặt trận

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>