Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự



we shall overcome
Chúng ta sẽ chiến thắng

Lời bài hát

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn
[31]

Sự Chờ Đợi

 
 



CHƯƠNG SÁU




Không ai c̣n nhắc đến Loan. Nếu như tên ông ta được t́nh cờ nói đến, François chỉ im lặng và mọi người không ai dám nói tiếp. Đôi khi v́ do đă từng quí trọng ông ta và bị sự khinh miệt ngăn cản, anh ta chỉ biết im lặng khi ai đó nói đến cái người mà anh ta trước đây đă quư trọng. Nhưng có khi ta không thể làm ngơ với sự thật : cái mà đang xảy ra quanh chúng tôi c̣n nặng nề hơn phát đạn của Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu một Việt cộng.

Sự chết chóc bao trùm xung quanh chúng tôi như những trận mưa, nó theo sát chúng tôi như một cái bóng,nó theo bất kỳ nơi nào chúng tôi đi, bất cứ việc ǵ chúng tôi làm: và nó dính chặt vào t́nh cảm và suy nghĩ của chúng tôi đến nỗi một sự giết người đơn thuần đă không c̣n đáng kể nữa, không c̣n ai để tâm đến nó nữa. Cuộc đánh nhau dữ dội ở Huế, và sự hủy diệt từ từng tảng đá đến từng tảng đá. Cuộc tấn công thu hẹp lại trong vùng Khe Sanh đầy hiểm nguy và cuộc tranh chiến diễn ra trên từng mét vuông. Trong cuộc băo tố như vậy Loan đă trở thành một cái mụn nhỏ nhoi mà cả đến tôi cũng chẳng c̣n để tâm. Cứ như thế, tôi bị hút vào trong cơn băo tố, bị ḥa trong những sự kiện quá lớn đối với bản thân,bị day dứt trong những câu hỏi mà mọi người khác không thể cho lời giải đáp: các mối hoài nghi của François, giờ đây tôi đă chắc chắn là như vậy, nó cũng là những sự hoài nghi tương tự của tôi. Nhưng trong những ngày ấy tôi không chuyện tṛ ǵ nhiều với anh ta, tại v́ thời gian này tôi không thường xuyên ở Sài G̣n, chính v́ vậy trong sự vất vả quá đỗi của tôi để mà hiểu rằng cái chết là ǵ và sự sống là ǵ, ư nghĩa làm người là cái ǵ, nó đă đi vào trong một sự tách biệt đơn độc mà giờ đây nó đang tràn ngập trong tôi một sự bất tin. Khi đọc lại những cuốn nhật kư đă viết tôi chợt thấy giật ḿnh sửng sốt. Những quyển này bị cáu đen, với những trang kẻ vuông hoặc kẻ ngang và nét chữ đầy các trang giấy là một nét chữ như không phải của tôi: nó dày đặc, chính xác, rành mạch. Thậm chí nó được viết về những điều man dại nhất không ai có thể tin được. Mà từ đâu tôi đă có được sức mạnh ấy để mà chịu đựng một ḿnh cái áp lực đớn đau, kinh hoàng khủng khiếp vậy? Từ ngày này sang ngày khác, từ tuần này sang tuần khác không hề xả hơi, không hề dừng một chút? Đôi khi tôi tự hỏi có phải ḿnh đang bơi trong một sự ngông cuồng. Trong cùng một cách và cùng một độ điểm như tất cả mọi người, thực là vậy. Ai đă từng nghĩ rằng chiến tranh là một nhà thương điên, rằng người ta phát điên v́ chiến tranh? Bất cứ một ai, hăy nói cho tôi nghe, làm sao mà họ có thể thức dậy vào buổi sáng và biết rằng chỉ trong một giờ hoặc một phút tới rất có thể họ không c̣n nữa? Làm sao mà họ có thể đi giữa hàng đống xác chết tan rữa và sau đó lại ngồi vào bàn ăn một cách thản nhiên? Làm sao mà họ có thể đương đầu với những hiểm nguy khủng khiếp và rồi thấy xấu hổ về một lúc hoang mang. Chẳng hạn như cái buổi sáng sớm ấy khi tôi đă chạy trốn khỏi sân bay nơi tôi đang chờ một phương tiện nào đó sẽ đưa tôi đến Khe Sanh. Hôm nay tôi tự khen ḿnh là đă làm đúng. Nhưng lúc ấy tôi đâu có cho là làm đúng, mà tôi c̣n gọi đó là sự hèn nhát. Và tôi đă tự khinh tôi. Tôi đă khùng.


Cứu thương







22 tháng Hai(1968)



Cúi gập người xuống chiếc máy đánh chữ như một người đua xe gập ḿnh xuống tay lái ô tô, François viết rất nhanh bảng tin báo cho ngày và lia hết tờ này tới tờ khác về phía một người Việt nam phụ trách máy đánh tin và người này cũng đang nhanh chóng chép lại. Chiếc máy đánh tin đập lách cách, dải giấy dài trôi lên trôi xuống, rơi xuống thành những đường gấp tṛn nhẹ.

Reserveurs/AFP/Saigon to Paris/Urgent/FP/ Họ sẽ tấn công tối nay, đây là lần tấn công thứ hai liên tiếp vào Sài G̣n. Một không khí sợ hăi lại xuất hiện trong thành phố đang tràn ngập tiếng nói và truyền đơn Việt cộng. T́nh h́nh này vẫn tiếp tục diễn ra trong mọi h́nh thái và càng làm tê liệt những người dân đang khép ḿnh trong sự chờ đợi một cuộc tổng tiến công lần thứ hai. Lệnh báo động đă được công bố vào ngày thứ ba cho tất cả những lực lượng bảo vệ thành phố. Những cuộn dây thép gai đă biến Sài G̣n thành một nơi pḥng thủ vững chắc và giờ đây đă được tăng lên gấp đôi. Tại trung tâm thành phố, trừ một số tuyến đường lớn như đường Tự Do, giao thông đi lại bị tắc bởi những xe quân sự. Những chiếc xe gip MP- Cảnh sát quân sự-phải phanh rít lại thật gấp để tránh không đâm phải những vật cản mà hôm trước không có: các lính canh gác huưt c̣i, bắn súng. Sài G̣n c̣n là thủ đô của sự kinh hoàng. Thậm chí các thông tin từ những nguồn tin đặc biệt đă đưa ra của các nhà quân sự lại trùng hợp với những tin đồn của những người xem tử vi ngày tốt xấu theo âm lịch. Nhưng tới nay các nhà quân sự c̣n bi quan hơn các nhà tử vi. Theo họ suy đoán, phần hai của cuộc nổi dậy vẫn chưa được phát ra và những cuộc dội bom vào sáng chủ nhật không thấm vào đâu so với những cuộc tấn công mạnh mẽ của bộ binh Việt cộng. Từ nguồn tin của Mỹ khẳng định rằng đă có ba quân đoàn đối lập có mặt gần Sài g̣n: quân đoàn số 7 Bắc Việt, quân đoàn số 5 và số 9 Việt cộng. Có nghĩa là từ 10 đến 15 ngh́n quân, đại đa số bọn họ đă tham gia vào cuộc nổi dậy ngày 31 tháng Giêng.

Từ ba ngày nay, trong bóng tối, một lực lượng Bắc Việt đă tấn công cầu B́nh Lợi nơi mà chỉ một tháng trước người Sài G̣n đến đó ăn cua chấm muối và hạt tiêu. Đây là lần đầu tiên bộ đội của Hà Nội cùng chiến đấu trong một lực lượng phối hợp tại cửa ngơ Sài G̣n. Trong khi đó những dàn tên lửa dầy đặc đang tiến tới từ biên giới Campuchia thẳng hướng Đông, về phía thủ đô của sự kinh hoàng.

Sài G̣n đang trải qua một thời kỳ khủng khiếp và hỗn loạn nhất trong hai mươi năm chiến tranh. Rất nhiều Việt cộng ở Biên Ḥa, một nơi cách đây khoảng 70 km, đă đột nhập vào thành phố trong đêm 31 tháng Giêng và có lẽ họ đang ẩn nấp chờ lệnh, với nhiệm vụ truyền tin và rải truyền đơn. Chưa từng bao giờ có nhiều truyền đơn như vậy. Có tờ viết: “Hăy tránh khỏi khu vực chợ và trung tâm, đêm nay chúng tôi sẽ ném bom ở đó”. Tờ khác viết: “Nếu ai có họ hàng bạn bè ở Sài G̣n, hăy bảo họ ra khỏi đó. Chúng tôi sẽ phá tan thành phố”. Thậm chí những tờ khác tiết lộ cho biết ngày tấn công tới, từ hôm nay tới cuối tháng, khẳng định rằng cuộc tấn công chỉ nhằm vào những người Mỹ: những đội quân của chính phủ bù nh́n sẽ không bị chạm tới. Như vậy mọi người bị khép kín trong những căn nhà từ sáu giờ chiều, người Sài G̣n đang chuẩn bị đối phó một cách mù quáng một đêm hấp hối và họ sẽ trải qua mười ba giờ đồng hồ để tự vấn đáp về cái mà họ đang chờ đợi. Những vụ nổ liên tiếp trong đêm, không tiếng nổ nào giống nhau. Dưới bầu trời khép kín, một phát đạn đại bác làm vỡ toang các cửa kính cửa sổ. Người ta cứ nghĩ rằng đó là tiếng nổ của đạn cối và người ta chờ một tên lửa loại 122 mi li mét. Máy bay và trực thăng bay lượn không ngừng trên các đường phố, những tràng đạn bắn cùng những cuộc dội bom, không ai dám ló mặt ra ngoài. Nhưng từ những căn nhà nơi mà không có một luật lệ nào c̣n khả thi người ta đă nh́n thấy những tia chớp đỏ loằng ngoằng từ phía ấy, phía chân trời và người ta nín thở. Sau ba tuần bị bao vây, sự mệt mỏi và nhụt khí gậm nhấm tinh thần của những người dân mà thường lệ họ đă quen với sự dửng dưng. Họ chỉ cần rằng sự khủng khiếp này sẽ chấm dứt, mà khi nào sẽ chấm dứt? Những cơn mưa sẽ tới vào hai tháng nữa và chỉ lúc đó, có lẽ vậy, mới có thể ngưng lại cuộc nổi dậy mạnh mẽ này mà với hiệu quả tâm lư nó đă thắng trên cả sự hiện diện về quân sự. Cuộc nổi dậy đă nhằm trúng vào cả lính Mỹ. Những bộ mặt lính phủ đầy bụi đă nói lên điều ấy từ một cuộc tuần tra trong những ruộng lúa cạn nước, bụi dính chặt mồ hôi và phủ lên da một lớp màng xám, lên những cái áo chống đạn, những cái quần, những đôi giầy. Và với diện mạo như thế họ đi khắp thành phố:cái nh́n của họ bất động sau những khẩu liên thanh trên xe bọc thép”.

Tôi không biết kể thêm ǵ nữa, không c̣n ǵ nữa để mà kể thêm: mỗi buổi tối đều như nhau. Sau buổi họp báo tại Juspao, Claude, Felix, François và Marcel từng người từng người một đến và nói: “Thể nào cũng xảy ra đêm nay”. Đêm qua đi trong một sự căng thẳng như sợi dây chun kéo sắp đứt: tôi ngủ với một mắt nhắm một mắt mở, người cứ giật nẩy khi có một phát nổ. Tới tinh mơ tôi tỉnh dậy mệt mỏi, không c̣n muốn làm ǵ nữa, và rồi c̣n muốn làm ǵ đây ngoài việc t́m kiếm những cuộc đụng độ nhỏ về phía ngoại ô? Điều duy nhất có lẽ là đi về phía Bắc, đúng hơn là đi Huế. Tuy vậy, nếu cuộc tấn công xảy ra, sân bay Tân Sơn Nhất là điểm đầu tiên bị chiếm: tôi có thể bị tách biệt khỏi Sài G̣n. V́ thế không một ai đi đâu hết, và cũng v́ thế, có lẽ vậy, chúng tôi hay bẳn tính, bất lịch sự: có thể nói rằng một sự hiềm khích lẫn nhau bất th́nh ĺnh xảy ra giữa chúng tôi. Chỉ trừ có Derek Willson, người Anh đă đến thay thế Mazure: một chàng trai ba mươi bẩy tuổi người cao, dáng dấp vụng về, cử động chậm chạp và nhũn nhặn. Anh ta châm lửa cho người ta hút thuốc, mời người ta ngồi ghế: rơ hay! Cần bao nhiêu lâu nữa để anh ta cũng trở nên xấu tính như chúng tôi: phải nh́n anh ta lúc ăn xuất phần C. Anh ta không ăn trong hộp đâu: anh ta đổ ra trên một cái đĩa một cách nhẹ nhàng, rồi xếp bàn với bộ th́a dĩa và cốc, giấy vệ sinh thay cho khăn ăn, cứ từ cách anh ta lấy từng hạt đậu ra người ta có thể nói rằng đó không phải là những hạt đậu mà là ṣ huyết tươi sống hoặc trứng cá hồi. Tôi đang t́m cách kết bạn với anh ta bởi v́ rằng anh ta biết nói tiếng nước tôi. Trước khi làm nhà báo anh ta dạy văn học Ư tại trường đại học Oxford, đặc biệt chuyên môn về những nhà văn hạng trung của thế kỷ thứ mười bẩy, c̣n khi nghe anh ta nói th́ tôi thích thú như điên: anh ta nói “mặt nguyệt” thay v́ nói “mặt trăng”, “hồ điệp” thay v́ nói “con bướm”, “thân phụ tôi” thay v́ nói “bố tôi”. Anh ta cũng trú tại khách sạn nơi tôi ở.


Cứu thương - Bịnh Xá trong rừng U Minh

Châu Loan Phạm
Người dịch

Từ TP Hồ Chí Minh - 06.2006

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>