Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

 

Mưa rơi trên Thành phố

 
 

Mưa! Mưa đă từng là đề tài muôn thuở cho những người viết văn, làm thơ, những tâm hồn đa cảm đưa Mưa vào thế giới t́nh yêu, lăng mạn, buồn man mác, hay buồn sâu thẳm… Mưa T́nh yêu; Mưa trên Tuyệt vọng; Mưa trên Biển vắng; Mưa trên Cuộc t́nh; Mưa rừng; Mưa trên phố Huế… Và đây: Mưa rơi trên Thành phố. Thành phố nào? Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhưng không phải là bài hát, mà là sự thực, hay nói đúng hơn, một “thảm họa” về mưa. Chắc bạn đọc sẽ nói rằng: “ biết rồi, khổ lắm, nói măi”! Cái “ biết rồi” này chỉ có thể áp dụng cho những ai đă sống quanh năm suốt tháng cả đời tại đây. Nhưng với những ai từ nước ngoài về , th́ những trận Mưa tầm tă ấy (mà mưa nhiều th́ cũng tốt chứ sao, mưa làm sạch không khí, rửa sạch bụi đường, tốt cây mát trời…), hay nói đúng hơn, những trận mưa ngập lụt ấy, th́ quả là một kinh nghiệm không một chút lư thú nào.

Rời máy bay tại phi trường Tân sơn nhất vào một ngày cuối tháng bẩy, giữa mùa hè, ta có thể tưởng như cơ thể sẽ phải đón nhận một luồng hơi nóng phả hầm hập vào người.Nhưng không đâu: trời mát, nắng không gay gắt lắm, trong nhà không cần bật quạt hay máy lạnh như các tháng khác. Khá dễ chịu, trong khi thời tiết ngoài Hà nội quá nóng, và cả Nha trang nơi có biển đẹp mà cũng nóng gay gắt. Thế mà ở đây, nơi Thành phố, buổi tối đi đường bằng xe máy c̣n thấy hơi ớn lạnh, mùa hè mà khí hậu như vậy là được rồi.

Đó là một đặc điểm của Sài g̣n mà giờ ta mới cảm thấy, và trời luôn mát như vậy, là v́ sao? Ơn Mưa! Hàng ngày, sáng hay chiều, cơn mưa bỗng ập tới, mưa ào ào như trút nước, mưa xối xả, mưa giăng kín trời đất, mưa giăng trên các nóc nhà, các đường phố như chụp nước lên con người ở đây. Và cũng có lúc Mưa hiền từ hơn, Mưa chỉ lác đác rơi vài ḍng như thổi khói, như bảo cho ta biết rằng Trời không phải lúc nào cũng làm Mưa ồn ĩ.

Nhưng dù Trời có thiện chí chứng minh tính cách hiền ḥa ấy, th́ những lúc trời giận dữ đổ mưa lại gây khổ sở cho con người. Hôm nay cả ngày chưa mưa, rồi bắt đầu từ bốn giờ chiều, mưa bỗng bất ngờ ập xuống. Mưa to lắm, nhưng không thể cản trở người qua lại. Mưa cứ mưa đi, người chạy xe máy vẫn tiếp tục hành tŕnh. Đường phố vẫn đông đặc xe máy, ô tô, xe hàng, xe khách, xe thồ… dưới trời mưa tầm tă.

Mưa chỉ có mười lăm phút thôi, nước đă trào dâng các đường phố. Và mực nước cứ dần dần tăng , tăng cao, lúc đầu mới chỉ thấy nước lấp lốp xe máy, sau đă thấy lên nửa bánh xe, rồi gần lấp cả bánh xe, cả biển số. Có người đă bắt đầu phải xuống xe, đẩy xe, chân lội b́ bơm trong ḍng nước như lội sông lội suối.

Mưa vẫn tiếp tục rơi ào ào không ngớt, biết lúc nào trời sẽ thôi mưa? Cứ tiếp tục mưa như thế này th́ cả thành phố sẽ biến thành những nhánh sông mất. Những người may mắn hơn trong cuộc đua với Mưa này là những người đi xe hơi, hay xe buưt: v́ mưa không tới nơi, không ướt đầu, nước không thấm chân. Nhưng xe th́ đợi hoài măi mới nhích lên được vài bước, thỉnh thoảng lại đi được dài hơn vài mét th́ xe rẽ nước như đang vượt sóng, nước bồng bềnh, bắn sang hai bên, một cảm giác ǵ đó: hoang mang, sợ hăi, như xe đang vượt sông. Và tội thương cho người trên đường bị nước tạt.

Xe hơi, taxi,xe khách xếp thành hàng dài trên đường 3/2, một con đường lớn chạy suốt quận 10 tới gần trung tâm thành phố, tại ngă tư giáp với đường Lê Hồng Phong quả là thảm cảnh, xe tắc nghẽn bốn phía, có hai cảnh sát nước ngập đầu gối vẫn cần mẫn chỉ đường cố gắng giữ trật tự đi lại cho thông đường.

Lúc này xe hơi nào có gầm cao là thượng sách, đỡ lo nước ngập vào sàn xe, làm ướt hệ thống máy nổ. Nhiều taxi có gầm xe thấp đă thấy nước mấp mé khung cửa, mà Mưa vẫn tiếp tục mưa.

Những chiếc mũ bảo hiểm nhấp nhô, những tấm áo ni lông phủ kín người đi xe máy đă ướt sũng dính chặt vào thân, lại có cả những người không có áo mưa vẫn cứ đi, mặc cho mưa quất mưa quần. Áo quần họ ướt nhèm như có thể vắt ra hàng xô nước.

Những người đi xe máy cố chống chọi với mưa, với ngập lụt, để t́m cách thoát khỏi vùng nước tràn mênh mông ấy, để được về tới nhà, trút bỏ cái mũ bảo hiểm nặng trịch ướt nhoèn nước mưa kia, để được thay bộ quần áo khô ráo, sạch sẽ, để được rửa sạch lau khô đôi chân sau hàng giờ ngâm trong nước lụt, đâu có sạch sẽ ǵ. Dù là nước mưa trời rơi xuống nhưng đă ḥa lẫn với nước cống, nước thải của các hệ thống cống rănh đô thị. Chỉ mới nghĩ tới thôi ta đă thấy khiếp người.

Ấy thế mà:” biết rồi, khổ lắm, quen rồi!”. Điều này ta có thể đọc được trên những gương mặt ướt sũng nước mưa của những người đi xe máy. Dù họ đang chờ thành hàng, dù họ đang lách lỏi qua những chiếc xe hơi, dù họ đang cong lưng đẩy chiếc xe ngập già nửa trong ḍng nước, dù họ phải quẳng xe lại một chỗ khóa lại v́ xe bị tắt máy, rồi lội nước về nhà… ta vẫn có thể thấy được sự kiên nhẫn, chịu đựng trong cảnh ngập lụt, họ thản nhiên, b́nh tĩnh, như không có chuyện ǵ xẩy ra.

Cảm giác này đă được chứng minh bằng những câu chuyện kể lại sôi nổi của những ai gặp lại nhau vào ngày hôm sau, tại các quán ăn, cà phê, tiệm gội đầu… Chẳng có ai tỏ vẻ tức giận cáu kỉnh mà c̣n cười vui kể lại cảnh lội nước về nhà, họ nói: “lúc ấy lại thấy vui lắm, đường xá nước ngập mênh mang, ai nấy đều lội b́ bơm, vui v́ thấy ai cũng như ai…Chỉ có điều, nước dơ quá, rất nhiều băng vệ sinh phụ nữ nổi lềnh bềnh, dễ sinh bệnh tật…”.

Nghe mà rùng ḿnh.

Sự thản nhiên, b́nh tĩnh, quen rồi của họ.

C̣n ta th́ sao? Lúc ấy ta ṭ ṃ quan sát, và ngạc nhiên, rất ngạc nhiên về sự thản nhiên của họ. Và ta cảm thấy không được như họ, và trí óc ta tưởng tượng: “ trời ơi, nếu cứ tiếp tục mưa như thế này, nước sẽ ngập dâng cao hơn nữa, và rất có thể, xe hơi của ta sẽ bị tắt máy. Đến nước ấy, ta sẽ phải làm ǵ trước biển nước, biển người này, chẳng ai sẽ có thể giúp ta lúc này, ta sẽ phải để xe lại đó, giữa đường, giữa ḍng nước, trời tối, v́ đă bẩy giờ tối rồi”. Cần nhớ rằng, mưa đă bắt đầu từ lúc bốn giờ chiều,không mấy khi ngơi nghỉ.

May sao, nhà ta sắp gần tới rồi, rốt cục th́ cũng nhích được về nhà. Thở phào, nhẹ nhơm, nhưng đầu không yên mà muốn ta viết những ḍng này. Hỡi ôi, thành phố, công tŕnh hạ tầng kiến trúc, công tŕnh thoát nước, hăy cho ta luôn tự hào về những đổi thay tốt hơn lên, hăy chú trọng giải quyết những vấn đề cơ bản này. V́ không thể, không, không thể để người dân của đô thị lớn này cho đến giờ vẫn phải chịu đựng cảnh nước ngập, không những trên đường phố giao thông mà nước c̣n ngập vào nhà.

Giờ ta mới hiểu: v́ sao cái câu “ sống chung với lũ” của mọi người đă thành câu cửa miệng

Châu Loan Phạm
TPHCM - 01.08.2008

chauloanpham@yahoo.it

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>