Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Truyện ngắn

 

Bước chân ngày trở lại

 
 

Hắn đứng giữa pḥng chờ trong khu đến của phi trường Liên Khương, khách đồng hành với hắn lao xao với thân nhân đang đứng đợi, khung cảnh nhộn nhịp như ngày hội. Riêng hắn, chẳng nh́n trước ngó sau, hắn chỉ dơi mắt ra ngoài nơi có bầu trời trong xanh đang nhả nắng. Có một cái ǵ đó nữa như thân quen, nữa như xa lạ khiến hắn ngại ngần, cái thân quen của chàng lảng tử trên bước t́m về và cái xa lạ của cảnh sắc chung quanh làm hắn nghe chùn chân dội bước. Cũng nơi chốn nầy hơn bốn mươi năm về trước, hắn đă đến và đă gặp nàng giữa chốn thông ngàn Đà Lạt, một cuộc gặp gỡ t́nh cờ nhưng dường như có bàn tay thiên định để bây giờ dù dâu bể đổi dời hắn vẫn trở về để t́m lại sợi chỉ hồng đă trói buộc trái tim hắn với nơi gió núi mây ngàn này.

Khi xe buưt của hảng hàng không Air VN đến, hắn và mọi người lên xe để vào thành phố. Tuyến đường xe chạy h́nh như dài hơn tuyến xe ngày trước, những ngôi nhà với kiến trúc hiên đại chen lẫn nhũng ngôi biệt thự cũ kỹ ẩn ḿnh sau những cánh cổng đầy hoa, trời tháng ba vào xuân âm ấm mát, màu xanh của lá hiện diện khắp mọi nẻo đường, xe qua thác Prenn xe tiến về trung tâm thành phố và dừng lại trước trụ sở Air VN. Hắn xuống xe buưt, t́m một chiếc Honda ôm chở đến nhà một thằng bạn cố cựu. Khi xe chạy ngang trường Bùi thị Xuân hắn bỗng nghe trái tim như đập mạnh hơn, cứ như ngày nào hắn đến đứng đợi nàng giờ tan học. Chuyện t́nh xưa của hắn và nàng nếu kể ra cũng chẳng có ǵ đặc biệt giữa gái trai trong tuổi học tṛ, nhưng hắn vẫn nhớ và mang nó bên ḿnh suốt mấy mươi năm v́ nó là mối t́nh đầu của thuở “Ngày Xưa Hoàng Thị”.

.....Ngày đó hắn đang học năm thứ hai khóa 5 trường Chính Trị Kinh Doanh, ráng học sao để chạy đua với chiến cuộc đang hồi khốc liệt, ráng học sao để có được mănh bằng trước lúc giấy nhập ngủ gọi đến tên ḿnh. Có lẻ v́ lư lẻ đó hắn chỉ miệt mài sách vở, hết giảng đường đến thư viện, lúc nào cũng học và học, học đến nổi chẳng c̣n th́ giờ để ngắm hoa nở trong sân trường và dĩ nhiên cũng không thấy má hồng, môi thắm, mắt sáng long lanh của các cô bạn sinh viên lớn nhỏ luôn lượn quanh như đàn bướm trong mùa khai hội. Cũng cần phải nói thêm một điều là hắn tuy không xấu trai nhưng chẳng phải tuưp người lư tưởng cho các cô ngày đêm tương tư mong nhớ. Hắn không biết tán tỉnh, ga-lăng như bao chàng trai khác, dân miệt Long Xuyên nên hắn chân chỉ hạt bột đến nhiều lúc tưởng chừng như chàng “ngố” dù đó là chàng “ngố” biết làm thơ khi nhớ nhà, biết đàn guitar hát khẻ khi nh́n lá thu bay. Hắn “lờ”các Đại Học ở Cần Thơ và Saigon để lên Đalat lúc đầu không phải v́ “ ái mộ” ngành Chính Trị -Kinh Doanh, cũng không phải v́ yêu xứ hoa đào miền sương nắng mà v́ một ông..thầy bói. Nói ra th́ ai cũng cười chuyện khó tin nầy, nhưng đó là sự thật. Người biết rơ chuyện nầy không ai hơn mẹ hắn v́ chính bà là người chủ động “đẩy” hắn lên đường “du học..nội địa”.

Khi hắn đổ Tú Tài toàn phần, hắn đă dự định ghi danh học Viện Quốc Gia Hành Chánh với hy vọng sau nầy tốt nghiêp được bổ nhiệm về ngồi trên mấy cái ghế Tỉnh trưởng, Ty trưởng của tỉnh nhà nhưng một ông bán chiếu dạo nổi tiếng khắp vùng về nghề bói toán đă bàn ra tán vào những điều trời chưa biết, đất chưa hay khiến mẹ hắn “hạ lệnh” cho hắn phải tránh xa mấy viện Đại học “kỵ” tuổi con bà. Theo lời đồn đại th́ ông bán chiếu nầy lúc nhỏ lượm được một quyển bí kíp về khoa bói toán dưới chân núi Cấm và đem về học hỏi, về sau dù thông thạo tử vi, tướng số nhưng ông không mở tiệm coi bói mà hành nghề bán chiếu dạo kiêm luôn bói toán. Không biết hư thực ra sao, nhưng h́nh như ông đoán khá trúng nên một đồn mười, mọi người kháo nhau mua chiếu của ông để đuợc nghe ông đoán vận mệnh tuơng lai cá nhân, gia đạo. Mẹ hắn cũng là một trong những khách hàng đó của ông. Bà mua đôi chiếu hoa không kèo nài giá cả, trao trả xong xuôi bà đem h́nh và tuổi tác hắn ra để nhờ” thầy” cho biết nên cho hắn theo hướng nào để “tầm sư học đạo”. Khi biết hắn tuổi Dậu, cầm tinh con gà, ông gật gù nói:

- Chà chà, tuổi con gà nếu là gà mái th́ suốt đời làm tôi mọi cho gà trống, chỉ việc đẻ trứng nuôi con, cực khổ không sao kể xiết. Cậu Út đây là gà trống, gà nhà chứ không phải gà rừng. Gà trống nuôi nhà lại có hai loại, gà chọi và gà làm cảnh để gây giống cho đàn gà mái của gia chủ. Cứ theo như tử vi của cậu th́ cậu nhà thuộc loại gà chọi....

Mẹ hắn chận lời ông bán chiếu ngay:

- Căn cứ vào đâu mà ông biết thằng Út nhà tôi cầm tinh con ..gà chọi vậy?

- Có khó ǵ đâu, trong h́nh cho thấy cặp chân mày rậm của cậu, loại chân mày tướng đấy nghen bà, thêm vào đó bà nh́n xem cục cổ hay cục Adam của cậu ḱa, nó có khác ǵ của mấy con gà đá đâu, đó là chưa nói đến cái tướng đứng ngang tàng, quynh tay, dang chân của cậu nữa, nếu là gà cảnh th́ cậu sẽ có những bộ dạng nho nhả hơn. Bà có đồng ư như thế không?

Bà mẹ hắn giọng nghi ngờ:

- H́nh nầy nó chụp trong buỗi diễn tập thể thao nhà trường nên dáng điệu như thế, chứ mấy h́nh khác đâu có như vậy. Nhưng thôi, ông nói tiếp đi.

- Gà chọi phải đi xa mới mong tạo thành tích, ở gần thiên hạ biết tông để có cách đối ứng nên khó đạt kết quả. Đó là chưa kể cậu sanh nhằm giờ Tư, tính theo ngũ hành rất hợp Mộc, bà cứ theo hướng nào thuận Mộc th́ cho cậu đến đó mà học. Điều tui lưu ư bà là tuổi cậu đây hơi xung với tuổi bà và ông nhà, bà tuổi Mẹo ông tuổi Tư – Tư Ngọ Mẹo Dậu tứ hành xung - nên tránh học gần để giảm bớt cái xung đó bà.

Ông bán chiếu nói ba đồng bốn đỗi, đúng sai ǵ mẹ hắn cũng đâu biết, nhưng khi ông ta về rồi, mẹ hắn trầm ngâm suy nghĩ, không phải suy nghĩ một hôm mà cả tuần tiếp nối. Sau đó, bà bàn với chồng cho hắn ghi danh lên Đà Lạt học, xa như vậy cũng là quá xa rồi, chẳng lẽ cho hắn đi ngoại quốc học mới gọi là xa. Không cần biết chi nhiều về Âm Dương, Ngũ hành, nhưng chỉ nghe danh rừng thông bạt ngàn vi vút của bản nhạc“Đồi Thông Hai Mộ” bà cũng đủ hiểu “Mộc hành” chính tông chỉ về Đà Lạt, cái hướng nầy chắn chắn yên tịnh – ít gà mái lao xao - hơn Cần Thơ, Saigon để con “gà chọi” của bà yên tâm học tập. Riêng hắn th́ sao cũng được, thời chiến mà, học bao nhiêu rồi cũng “một, hai, ba đàng trước bước; bốn, năm, sáu đàng sau quay” nơi chốn quân trường truớc khi bị cơn lốc thời cuộc cuốn trôi không tiếc nuối.

Mùa hè năm 1968, như một đứa trẻ mới đến trường lần đầu, hắn cùng mẹ lên Đà-Lạt để xem địa thế phong thổ nơi đây thế nào. Vừa đặt chân xuống phi trường Liên Khương hắn đă nghe dễ chịu ngay với cái nóng “nhẹ nhàng” không gay gắt như chốn đồng bằng chỉ hai mùa mưa nắng. Dạo quanh thành phố nhỏ bằng nắm tay so với Cần Thơ, Saigon nhưng hắn mê ngay những con dốc hữu t́nh, những con đường đá đỏ, những hồ, những thác, chợ, quán, tiệm, hàng, lẫn trong đó là hoa ngàn, gió núi. Tất cả thật yên ả, không chỉ cảnh sắc thiên nhiên mà cả con người nơi đây cũng hiền hoà, đôn hậu. Và đến khi mẹ hắn dẫn hắn đến ngôi trường thuộc cung Mộc theo lời ông bán chiếu th́ hắn thật sự ngất ngây như chàng thư sinh ngày xưa lần đầu choáng váng bởi cửa Khổng sân Tŕnh đất Trường An. Cây bách to thẳng tắp trước cổng như biểu trưng người quân tử cơ hồ muốn nói lên ư niệm, mục đích của người sáng lập ngôi trường. Hắn bước qua chiếc cổng to, rộng có tấm bảng đồng mang tên Đại Học Chính trị Kinh Doanh và biết hắn đang bước qua một khúc quanh trọng đại của đời ḿnh. Khúc quanh đó trên thực tế ngộ nghĩnh thay lại bắt đầu với hai hàng thông dài như đôi mi cong mỹ nữ chạy dọc theo con đường từ cổng đến gần cuối các giảng đường, chen giữa con đường thơ mộng đó có những nhịp cầu gỗ, những cụm hoa vàng, hoa đỏ với đủ tên gọi của những ngừơi con gái đẹp. Hắn tự dưng nghe có cái ǵ vô h́nh trói buộc hắn với ngôi trường và thầm cám ơn ông thầy bói đă mở lối đưa đường cho hắn đến đây. Là con trai út trong gia đ́nh nên hắn quen được cha mẹ, anh chị cưng ch́u mọi thứ, mẹ hắn phải bấm bụng lắm mới cho hắn đi học xa như vầy, bà lo “thằng nhỏ” không biết sống ra sao khi thiếu bàn tay chăm sóc của bà, nhưng không lẻ bắt nó ở nhà hoài bên gối mẹ. Tất cả những lo âu của mẹ hắn chợt như nhẹ bớt sau khi tiếp chuyện cùng Cha Lập, Viện Trưởng, một người có dáng dấp nhân từ, phúc hậu dễ đem đến sự tin cậy cho người đối diện với ông. Mẹ con hắn đuợc Cha đưa đi tham quan các địa điễm của trường. Không biết có phải v́ là Đại học tư thục hay không mà nơi đây từ chốn ăn, ở đến các giảng đường học tập, thư viện đều khang trang, sáng đẹp, mẹ hắn hài ḷng, an tâm dẫn hắn trở lại Long Xuyên để chuẩn bị hành trang ngày hắn “nhập môn thọ giáo” ngôi trường “thiên định”.

Mùa khai giảng năm đó, hắn khăn gói một ḿnh trở lại xứ hoa đào. Tất cả tuần tự diễn biến tốt đẹp với sự tổ chức chu đáo của Ban Giám đốc nhà trường, nhất là của cha Lập, người sáng lập Viện Đại học nổi tiếng nầy. Hắn có cảm t́nh ngay với cha Viện trưởng không phải v́ chiếc áo nhà tu thanh khíêt của ông mà c̣n v́ tính đối đăi thân t́nh, nhân ái giữa một bậc trưởng thượng cùng những người thấp kém hơn ông. Hắn chọn ban Văn, được ở lầu B và bắt đầu cuộc đời sinh viên xa nhà. Một năm trôi qua tương đối khá suông sẻ tốt đẹp, hắn đậu liền mấy chứng chỉ của chương tŕnh năm dự bị. Đà lạt trở nên thân quen vói hắn gần như Long Xuyên quê nhà. Chỉ khác một điều nơi đây hắn không thấy những đồng lúa xanh, lúa vàng chạy dài bát ngát mà chỉ thấy thông ngàn cao vút sân trước, vườn sau; những cây thông vi vu trong gió tạo cho hắn bao thi hứng làm thơ khi trăng treo ngoài cửa, hoa nở bên mành. Hồn thơ lai láng với tâm t́nh lăng mạn như thế đó, vậy mà hắn chưa để lọt mắt một cô nàng nào cả. Cuộc đời hắn ở đây sẽ không có ǵ để nói ngoài chuyện cảnh đẹp, trường xinh, tṛ ngoan, thầy tốt nếu chẳng có một ngày định mệnh đẩy đưa để không biến hắn thành cây thông trong sân Cù mà lại thành cây si trước cổng ngôi trường con gái của thành phố đầy hoa này, trường nữ trung học Bùi thị Xuân.

Đó là năm thứ hai hắn “ngụ” tại Đại học xá CTKD, hắn đă bắt đầu có nhiều bạn, nhưng thân nhất có lẻ là Thuần, học năm thứ hai ban Toán, lúc nào hai đứa cũng như h́nh với bóng. Nghĩ cho đúng th́ tạo hoá cũng thật khéo sắp đặt để hắn và Thuần thành cặp bài trùng ngộ nghĩnh. Hắn lăng mạn như một thi nhân trong khi Thuần chính xác đâu ra đó như một bàn máy tính, có thể những khác biệt đó khiến cả hai thân nhau để ứng trợ nhau những điều khiếm khuyết. Chơi thân lâu ngày nên hắn biết Thuần thầm để ư một người đẹp tên Thủy học năm thứ hai ban Sư Phạm, Thuần hay t́m cách rủ rê hắn xuống dăy kư túc xá nữ để ngắm nàng nhưng luật của cha Lập lưu ư sự biệt lập rơ ràng hai khu nam, nữ để tránh t́nh trạng xao lăng việc học có thể xảy ra khiến anh chàng chỉ c̣n cách nh́n nàng ở những buổi ăn hay nơi giảng đừơng trong những giờ có chung lớp Anh văn. Tuy vậy Thuần vẫn không chịu thua và luôn cố t́nh t́m cách để gặp nàng.

Một sáng cuối tuần vào tháng mười một, sắp đến Giáng sinh nên trời đông lạnh ngắt, hắn c̣n đang cuộn chăn ngủ nướng th́ Thuần đến lay giật ngược bắt hắn phải nhảy xuống giường, giọng Thuần cấp bách:

- Thay đồ mau lên rồi theo tao ra chợ ăn sáng, tao bao mầy hôm nay, nhanh lên, nhanh lên.


Hắn càu nhàu:

- Đi ăn sáng mà hối như đi ăn cướp vậy.Tao c̣n buồn ngủ lắm, mày rủ thằng khác hay đi một ḿnh đi.

- Không được, tao không thể đi một ḿnh được. Thủy xuống chợ với mấy cô bạn , tao muốn mầy đi theo để yễm trợ “tác chiến” cho tao.

Nể bạn nhiều hơn nhớ hương tô bún ḅ Huế trong ḷng chợ Đà Lạt, mười phút sau đó hắn đă “áo giáp” sẳn sàng đi theo “trợ chiến” cho Thuần. Ra khỏi cổng trường, thay v́ bách bộ như trong những ngày nắng đẹp dạo cảnh ngắm đất trời, cả hai nhảy lên xe lam chạy thẳng ra chợ. Đà Lạt chỉ có một chợ chánh duy nhất, thời đó chưa khang trang lắm như bây giờ nhưng cũng có đủ các sạp hàng để tranh đua cùng các tiệm quán chung quanh. Khi xe đến chợ, Thuần kéo hắn nhảy xuống rồi đứng ngó ngơ ngác như nai lạc rừng, hắn biết bạn muốn t́m “nàng” v́ theo lời Thuần kể th́ Thuần nghe Thủy rủ cô bạn cùng lớp xuống chợ mua sắm chi đó. Nh́n vẻ mặt bồn chồn của bạn, hắn nhắc:

- Mầy nói bao tao ăn sáng, sao bây giờ đứng đây? Muốn kiếm nàng th́ phải vô chợ chứ. Tao đến hàng bún ḅ Huế của bà Năm đấy.

- Vô th́ vô. Mầy muốn ăn ǵ th́ cứ tự tiện - Thuần đáp không cần suy nghĩ.

Đôi bạn kéo nhau vô chợ, t́m đến hàng bún ḅ Huế quen thuộc mà đa số ai cũng nghe tên. Trời lạnh, bên bếp ḷ than cháy nhỏ, nồi nứơc lèo màu đỏ vàng óng ả, từng làn khói nhẹ bay đưa hương thơm của ớt, của sả ḥa quyện ngào ngạt làm nức ḷng thực khách. Thường nam giới ít ai chịu khó ngồi sạp ăn hàng mà chỉ thích vào tiệm có bàn ghế cho ra vẻ đàng hoàng, trịnh trọng hơn, nhất là những đấng mày râu đang thời điểm làm thợ săn t́nh ái. Ở đây cũng thế, khách hàng của bà Năm chủ nhân đa số là phe tóc dài, nhưng hắn vốn máu dân miền Nam thích ḥa đồng với tất cả mọi môi trường, nên gái, trai, nam, phụ, lăo, ấu ǵ hắn cũng chẳng quan tâm, miễn tô bún ḅ đúng vừa khẩu vị của hắn là được rồi, vô tiệm lớn chưa hẳn đă ngon như những gian hàng sập xệ như vầy, thiên hạ thường nói” tốt gỗ hơn tốt nước sơn” th́ ở đây hắn cũng có thể ví von “ngon miệng tô bún ḅ hơn ngon mắt nh́n bàn ghế đẹp” .

Trong lúc Thuần vẫn đứng, dáo dác ngó t́m đông, tây bóng dáng người đẹp th́ hắn kéo ghế ngồi và kêu hai tô bún cho hắn và Thuần, v́ biết được trả bao nên hắn tinh quái dặn bà hàng cho hắn tô lớn với đầy đủ gị, thịt gấp đôi. Đưa tay đón tô bún thơm phức mùi mắm, ớt, chanh nồng mũi, hắn trộn đều bún, giá, rau rồi khoan khoái đưa vào miệng, liếc sang Thuần thấy chàng ta tô bún một tay, đôi đũa một tay, mắt cứ đong đưa đảo lộn t́m kiếm, hắn vùa tức cười, vừa tội nghiệp cho bạn, hắn thầm nghĩ không biết t́nh yêu là cái chi chi mà nó “hành” con người đến thế. Tô bún của hắn đang cạn dần hơn phân nữa th́ Thuần bỗng bỏ đủa, bỏ cả tô bún c̣n đầy xuống chiếc bàn con trước mặt và đứng dậy như bị điện giật, rồi không nh́n hắn Thuần vừa nói vừa bước nhanh về cửa sau chợ khi thấy bóng Thủy thấp thoáng cùng cô bạn trên bực thềm:

- Mầy ngồi đây chờ, chút nữa tao quay lại.

Hắn ngẩn người, lắc đầu ra vẻ như thông cảm lẫn thương hại sự đeo đuổi nhọc nhằn của bạn rồi tiếp tục ăn. Tô bún ḅ hết, thằng bạn quái ác vẫn chưa trở lại, hắn kêu thêm ly sửa đậu nành nhâm nhi để kéo dài thêm thời gian nhưng ly sửa cạn mà Thuần vẫn bặt tăm. Hắn bắt đầu sốt ruột và run trong bụng, ban đầu chỉ lo lo, sau nghe bụng thực sự đánh lô tô. Hắn rủa thầm tánh thiếu dự pḥng của ḿnh, phải chi trước lúc ra đi hắn bỏ theo cái bóp tiền th́ mặc xác thằng bạn muốn biến đâu th́ biến. Khách đến mỗi lúc một đông, tô bún của hắn đă được dọn đi, bà Năm bán hàng nh́n hắn như chờ đợi, hắn làm mặt tỉnh hỏi:

- Bao nhiêu tất cả vậy bà?

- Tính luôn tô của bạn cậu và ly sửa đậu nành, riêng tô của cậu thêm gị, thêm thịt nên chẩn cḥi hai mươi lăm đồng.

Hắn vờ đưa tay lục túi quần t́m bóp tiền, lần ra túi pardessus rồi nhăn nhăn mặt như nghĩ ngợi để nhớ ra việc ǵ, hắn “À” lên một tiếng đoạn làm ra vẻ hoảng hốt, lúng túng nói:

- Bà chủ ơi, cháu không đem bóp tiền theo rồi. Bà cho cháu về trường lấy tiền trả sau được không?

- Trường cậu ở đâu? Xa hay gần?

- Dạ, cháu học ở Chính Trị Kinh Doanh, đi bộ hơi lâu một chút v́ cháu không tiền đi xe lam được.

Và thấy người chung quanh - mà đa số lá các cô gái trẻ - đang ngó ḿnh, hắn ấp úng phân giải:

- Tại cháu ỷ y hôm nay tới phiên bạn cháu trả tiền nên mới ra cớ sự nầy, bà thông cảm cho cháu.

Bà chủ hàng bún, tướng người phốp pháp, mặt mày vui vẻ, bà cười cười:

- Trời lạnh như vầy đi bộ cực lắm. Thôi, cậu ngồi qua một bên, chắc chút nữa bạn cậu trở lại t́m cậu, trả tiền cho tui rồi về chung với cậu. Nếu đợi lâu không được th́ cậu cứ về, ngày khác trả cũng được.

Hắn nghe nóng bừng mặt, bụng chửi đổng “thằng Thuần mất dạy, mê gái, hại bạn” và đứng dậy nhường ghế cho người khách phía sau để bước sang đứng dựa lưng vào vách chợ gần hàng bà Năm, mắt hắn ngó bốn hướng t́m bóng “bạn tri âm”. Độ năm phút sau, trong lúc hắn c̣n chú tâm ngóng đợi th́ bỗng cô giúp việc của bà Năm đến bên hắn nói khẽ:

- Anh đi đi, có người trả tiền cho anh rồi, khỏi chờ bạn anh nữa. Người đó c̣n đưa tiền cho anh về bằng xe Lam nữa nè.

Nói xong cô dúi vào tay hắn tờ giầy bạc năm đồng, hắn ngạc nhiên hỏi:

- Ai vậy? Ai mà tốt quá vậy cô? Cô làm ơn cho tôi biết để c̣n trả nợ cho người ta nữa.

- Ḱa, cái cô mặc áo lạnh màu hồng đang bước xuống bậc thềm cửa trước chợ đó.

Không đợi cô hầu bàn dứt lời hắn đă phóng nhanh theo hướng cô chỉ và bắt kịp người áo len hồng:

- Cô ơi, đứng lại cho tôi hỏi thăm một chút.

Thiếu nữ phía truớc xoay người lại, nh́n hắn và không nói ǵ. Hắn ngập ngừng giây lát rồi nhẹ giọng:

- Phải cô trả tiền mấy tô bún giùm tôi không? Nếu phải, xin cám ơn cô thật nhiều. Cô có thể cho tôi địa chỉ để tôi đem tiền đến trả lại cho cô?

Cô gái chớp mắt, dịu dàng trả lời:

- Có bao nhiêu đâu. Mai mốt lỡ tôi lâm vào trường hợp như ông biết đâu sẽ có người giúp tôi lại mà, ông đừng bận tâm làm chi.

- Như vậy cô đuợc phước c̣n tôi mắc nợ - hắn cáu kỉnh ngắt lời cô gái -. Không ṿng vo nữa, cô ở đâu để mai tôi đến trả nợ cho cô?


Lần nầy th́ cô gái ngạc nhiên trố mắt nh́n hắn, cô không ngờ anh chàng lại “cộc” đến thế, ăn nói chẳng nễ nang “ân nhân” chút nào hết. Đă vậy cô cho mắc nợ đến ...kiếp sau luôn. Nghĩ sao làm vậy, cô không thèm trả lời và ngoảnh mặt bước thẳng ra chổ gửi xe lấy chiếc ” Honda dame” rồ máy chạy mất dạng về con dốc cuối khu Ḥa B́nh. Hắn ngó theo khói xe tan loăng giữa trời đông, vừa bực chính bản thân ḿnh, vừa giận Thuần đă xui ra cảnh khó khăn nầy lại vừa giận “con nhà ai” sao khó chịu, có cái địa chỉ cũng tiếc không thèm nói, hừ, chắc tính nợ để lâu gia tăng tiền lời chăng? Nh́n đồng hồ tay thấy gần muời giờ, nắng đă lên cao, sương bắt đầu tan bớt, hắn lững thững bước dọc theo khu Ḥa B́nh, đầu miên man suy nghĩ món nợ tự dưng bị quàng vào cổ, nhưng có cái ǵ đó xui hắn nhớ đến cô “chủ nợ” nhiều hơn số tiền “được vay”. Chắc “con nhỏ” đă theo dơi hết mọi diễn biến chuyện của hắn bên gánh hàng bà Năm nên ra tay “nữ hiệp” cứu hắn thoát cảnh “đứng thế chưn” chờ Thuần trở lại trả tiền. Hắn muốn giận Thuần để không thèm nghĩ ngợi xa xôi chuyện mới xảy ra, nhưng không hiểu sao khuôn mặt soan hiền, sóng mũi thanh tân với đôi mắt long lanh sáng, đôi môi hồng bé nhỏ của cô nàng cứ theo ám ảnh đầu óc hắn hoài và vô t́nh hắn chắc lưỡi nói bâng quơ một ḿnh “Con nhỏ đẹp thiệt!!!!!!”

Đang vừa đi vừa vẫn vơ tâm trí, hắn chợt thấy Thuần ngồi cạnh Thủy và cô bạn trong quán chè Hoàng Lan, Thuần đang tán hưư tán vượn chuyện ǵ không biết chỉ thấy hai cô gái chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng lại cười vui vẻ, gật gù ra chiều tâm đắc lắm. Th́ ra anh chàng đă “gài” được “con mồi” vào tṛng rồi, không cần sự yễm trợ của hắn nữa nên dễ dàng bỏ quên hắn giữa gánh bún ḅ Huế, biến hắn thành “con nợ” bất đắc dĩ không văn tự, giấy tờ. Thôi kệ, cũng mừng cho Thuần, con đường t́nh của bạn hắn chắc sẽ dễ dàng hơn khi đă qua được “cửa ải” ban đầu, hắn nghĩ thầm như vậy và định đứng đón xe Lam để trở về trường với số tiền mượn tạm của cô gái áo hồng. Nhưng một tia chớp lóe lên trong đầu hắn, hắn ṿng lại chợ, t́m đến hàng bún ḅ Huế, gặp cô hầu bàn hắn hỏi:

- Cô có biết cô gái trả tiền giùm tôi ở đâu không? Lúc nảy tôi có hỏi nhưng cô ấy không trả lời.


Cô hầu bàn nhanh nhẩu:

- Tôi không biết cổ ở đâu, chỉ biết cổ học trường Bùi thị Xuân, thỉnh thoảng không có giờ học cổ và các bạn của cổ ra đây ăn hoài hà.

Hắn thở phào đắc chí, cám ơn cô bán hàng rồi về trường không cần chờ Thuần. Vấn đế bây giờ là phải có thời gian thích hợp giờ giấc giữa các buổi học của hắn và giờ vào lớp hay tan trường của nàng, tưởng đâu xa chứ ngôi trường con gái nầy nhắm mắt lại hắn cũng biết đuờng t́m đến mà. Trưa hôm đó Thuần về học xá với gương mặt của người trúng số độc đắc, thấy hắn, Thuần sực nhớ việc đă bỏ hắn “bơ vơ giữa chợ”, anh chàng đưa tay đánh vào đầu ḿnh rồi nói:

- Xin lổi mầy nghen, hồi sáng tại tao sợ mất dấu của Thủy nên quên trở lại t́m mầy. Thôi, để tao trả mầy tiền ăn buổi sáng.

- Mầy đi mà trả cho “người ta”. Nếu không có “thiên hạ” chắc tao giờ này ngồi rửa chén trừ nợ ở hàng bún ḅ Huế rồi. Lần sau để tao ngủ, làm ơn đừng rủ rê đi đâu nữa nghen.

- “Người ta” nào? - Thuần hỏi lại và ngạc nhiên trước lối nói ỡm ờ của hắn.

- Ai biết đâu nè, chỉ biết cô nàng học ở Bùi thị Xuân mà thôi.

Sau đó hắn kể lại hết đầu đuôi câu chuyện buổi sáng, Thuần nghe xong cười ngất, bảo bạn:

- Trời đất, nói chuyện với gái mà nói giọng điệu của mầy th́ đến thánh cũng chạy huống hồ một cô gái dễ thương như vậy. Tao không hiểu một thằng thơ văn lảng mạn như mầy tại sao không biết ngọt ngào với phụ nữ, văn thơ đó mầy để tán tụng cỏ cây thôi à? Bây giờ mầy tính sao đây?
- Tao muốn trả nợ và xin lổi cử chỉ thiếu lịch sự của tao với nàng, vậy thôi.

Thuần nh́n thẳng vào mắt hắn, gọng chế giễu:
- Thiệt không? Tao đánh hơi nghe mùi “tương” của mầy rồi đó nghen, “tương tư” ấy mà. Nói thiệt đi rồi tao giúp cho, mầy “cảm” cô nàng rồi phải không? – và không đợi hắn trả lời, Thuần tiếp – Ngày mai có môn Anh văn ở giờ cuối, tao sẽ cùng mầy t́m cách “chuồn” sớm trước mười lăm phút, đón xe Lam đến trường Bùi thị Xuân chắc cũng đúng giờ tan lớp, tụi ḿnh đứng chờ trước cổng để mầy nhận diện “người ơn”, có ǵ khó khăn tao nhào vô tiếp cho mầy vài” chiêu”. Nhưng nhớ làm ơn bỏ cái tật ăn nói cộc cằn của mầy giùm cho tao nhờ, nếu không “nợ” của nàng kể như tính sổ đó nghen mậy.

Hắn như mở cờ trong bụng và tự dưng nghe cám ơn Thuần đă đem hắn “bỏ chợ” để tạo duyên gặp gở cho hắn với nàng. Hôm sau, theo kế hoạch, hai chàng có mặt ngay địa điễm đă định trước mười phút giờ tan trường. Đà Lạt tuy không rộng lớn nhưng trường ốc nổi tiếng khắp nơi. Quân sự có trường Vơ Bị, trường Chiến tranh Chính Trị. Dân sự có đại học Chính Trị Kinh Doanh, Couvent de Oiseaux, Lycée Yersin, Nữ Trung họcBùi thị Xuân, và trời xui đất khiến “con gà chọi” đồng bằng sông Cữu bây giờ phải đứng chờ trước cổng trường của những “con gà mái” xứ hoa đào. Nếu trường của hắn tự hào với rừng thông sân trước vườn sau sân Cù ŕ rào sớm tối th́ ngôi trường con gái mang tên nữ tướng lừng danh họ Bùi cũng xanh màu cây cỏ thắm tưoi, rào tường rực rở sắc hương hoa tỷ muội, trong sân trường mấy gốc mimosa như đang đợi xuân về để khoe vàng cùng áo trắng nữ sinh. Bên kia đường nơi hắn và Thuần đứng dơi mắt nh́n vào trường là bóng mát cây anh đào trước một ngôi biệt thự xinh xắn. Hai chàng trai trẻ đứng chờ không bao lâu th́ bên trong chuông reo kiểng đổ, cổng trường bật mở. Hắn kéo cao cổ áo pardessus, giương mắt chăm chú nh́n những chiếc áo dài trắng phủ áo len muôn màu từ cổng túa ra. Thuần tỉnh bơ ngắm trời ngó đất, đầu óc lan man nhớ Thủy. Hắn bỗng thúc tay vào hông Thuần, giọng mừng rở:

- Kia ḱa, nàng đó. Cái cô tóc dài mặc áo len hồng đi cạnh cô tóc kẹp mặc áo len vàng đấy, mầy thấy chưa? May quá, hôm nay nàng không đi Honda. Bây giờ tao phải làm ǵ đây? Nhanh lên, kẻo nàng đi mất.

- Từ từ, làm ǵ mầy quưnh quáng lên vậy. - Thuần gắt hắn – Bây giờ qua đường đón nàng trả tiền chứ c̣n phải làm ǵ nữa. Nếu muốn quen biết lâu dài th́ xin lổi sự thô lỗ của mầy hôm qua. Nhớ xuống “tông (ton)” nhỏ nhẹ nghen mậy. Có ǵ c̣n tao đây, yên tâm đi.

Buổi trưa hôm ấy, mặt trời như ngừng lại ở trước cổng trường Bùi thị Xuân để soi rọi mặt mày của hắn khi hắn và Thuần băng qua đường bắt kịp hai cô gái, gương mặt hắn vốn “bạch diện” thường ngày, bây giờ bỗng đỏ ửng như mặt Quan Vân Trường (*).Trước đôi mắt ngạc nhiên của hai thiếu nữ, hắn giả vờ tỉnh táo nh́n cô áo len hồng và nói:

- Chào cô, cô c̣n nhớ tôi không? Xin lổi đă đường đột chận lối làm phiền cô. Nhưng cô cho phép tôi hoàn lại số tiền cô đă giúp tôi hôm qua.

Vừa nói hắn vừa đưa bao thư có đựng ba mươi đồng bên trong. Cô gái áo len vàng ngơ ngác ngó hắn trong khi cô áo len hồng nh́n hắn v́ bất ngờ, sau vài tích tắc để định thần cô đưa tay nhận phong b́ và thản nhiên nói:

- Tôi nhận đây. Như vậy ông khỏi phải phân vân chuyện nợ, phước giữa ông và tôi. Chào ông.

Rồi kéo tay bạn, cô lách người để đi về phía trước. Hắn hoảng hốt ngó Thuần cầu cứu, Thuần không nói ǵ chỉ hất hàm ra dấu cho hắn bứoc theo cô gái. Hắn tiến lên bước song đôi cùng nàng, giọng khẩn khoản:

- Cô ơi, hôm qua tôi giận thằng bạn tôi đây -hắn lấy tay chỉ Thuần – đă làm cho tôi mang ách giữa đàng nên tôi nóng nảy giận lây người khác mới sinh ra ăn nói bất lịch sự với cô. Cô có thể tha lổi cho tôi được không?

Thiếu nữ không nói ǵ, vẫn líu lo chuyện tṛ cùng cô bạn đồng hành làm như không quan tâm đến sự có mặt của hắn. Thuần bấy giờ mới lên tiếng:

- Chào cô, tôi là Thuần, bạn của thằng “thô lổ” nầy đây. Mọi chuyện đúng như lời nó nói, cô nên xí xoá cho nó nhờ, đừng giận nó nữa, nếu không nó sẽ theo năn nỉ cô suốt quảng đuờng cô đi và mỗi ngày nó sẽ đứng chờ cô trước cổng trường để tiếp tục đợi cô và theo xin lỗi như hôm nay cho đến chừng nào cô “đại xá” cho nó mới thôi.

Cô gái khựng lại trước những lời nói đó, cô nhíu mày suy nghĩ rồi ngó cả hai chàng, cô nói:

- Tôi đâu có lỗi đâu mà hai ông xin. Tôi cũng đâu giận người dưng làm chi cho mau già.

Nghe giọng nói có vẻ bông đùa nhẹ nhàng của nàng hắn thở ra nhẹ nhơm, Thuần không bỏ lỡ cơ hội t́m cách để hắn biết tên nàng:

- “Cô nương” đây đă “hỉ xă” cho mầy, xin lổi cô.... à, cô tên chi cho nó biết để nó nói cho tṛn câu tạ tội. Thằng bạn tôi tên Quang nhưng không sáng lắm nên mới lầm lổi với cô như vậy.

Cả hai cô gái cùng cười, hắn cũng cười theo v́ biết đă được “ân xá”. Hắn ch́a tay ra, bắt chước lối cư xử tây phương khi muốn kết bạn với người đối diện mà hắn học được trong mấy phim ciné Âu Mỹ:

- Tôi là Quang, xin chào hai cô.

Hai cô nữ sinh lúng túng, nét thẹn thùng hiện lên trong mắt. Cô áo vàng bạo dạn bắt tay hắn trước:

- Em tên Huyền, xin chào anh.

Hắn siết tay cô rồi buông ra, quay sang cô áo len hồng, nhẹ nhàng hắn nói:

- Cám ơn được cô tha lỗi, thưa cô....

Cô gái khép chặt đôi tay vào chiếc cặp ôm trước ngực để không bắt tay hắn, ửng hồng đôi má, cô dịu dàng đáp:

- Em tên Phượng, chúng ta đừng nhắc chuyện lỗi phải nữa nếu là bạn với nhau.

Chưa bao giờ thấy hắn cuộc đời tươi như lúc đó, đúng là tiền hung hậu kiết, và chưa bao giờ Thuần nghe thằng bạn “cộc cằn” của chàng lại ăn nói lịch sự như hôm nay. Huyền đón xe Lam về nhà cô, nhà Phượng ở trên đường Vơ Tánh gần trường CTKD, hắn và Thuần đuợc dịp làm vệ sĩ đưa nàng về tận nhà trước khi trở lại học xá.Trên đường chung bước, hắn hỏi lư do tại sao nàng lại giúp hắn trong cơn “hoạn nạn” hôm qua, Phương cười bảo nàng nghe hắn và Thuần bàn chuyện ngoài cửa chợ lúc nàng gửi xe Honda, lúc thấy bà Năm bắt hắn đứng chờ Thuần trở lại nàng động ḷng trắc ẩn nên ra tay “nghĩa hiệp” cứu hắn bằng sự thật tâm chứ không có hậu ư “làm ơn được phước” như hắn gán ghép cho nàng. Hắn nghe mà ngượng ngùng và ngó Thuần, nàng hiểu ngụ ư cái nh́n đó nên lém lĩnh bảo hắn:
- Sau nầy đi ăn với ai, dù được mời, anh cũng nên nhớ bỏ theo tiền để pḥng thân. “Cẩn tắc vô ưu” anh à.
Lần nầy th́ đến lượt Thuần đỏ mặt v́ bị trách khéo, nhưng chàng hóm hĩnh tự bào chữa:
- Nếu không có sự vô ư của “vản bối” th́ nhị vị làm sao có thêm bạn mới như hôm nay, phải cám ơn kẻ nầy mới phải đó nghen.

Cả bọn cười vui vẻ, hắn ngỏ ư mời nàng và Thuần ghé vào quán ăn trưa nhưng Phượng từ chối bảo không thể để người nhà chờ cơm. Họ dừng lại trước cổng nhà nàng, một ngôi nhà vừa tầm nhưng xinh xắn với những cụm hồng đỏ thẫm bên trong sân vườn và những dây tigôn leo dài trên song sắt cổng rào. Phượng vào sân khép cổng và khuất sau cánh cửa nhà mà hắn vẫn c̣n lưu luyến ngó theo, Thuần cốc đầu hắn, hối:

- Về mau, dám hôm nay hết cơm ăn lắm đó, lần nầy th́ mầy hại tao treo bao tử rồi.

Kể từ hôm ấy hắn làm thơ nhiều hơn và cũng siêng ra ngoài nhiều hơn. Ban đầu hắn c̣n rũ Thuần cùng đi, sau dần dần hắn lẽn đi một ḿnh, khi bỏ buổi cơm trưa những ngày không có giờ cuối buổi học sáng, lúc vắng mặt cả buổi chiều những hôm trống thời khóa biểu. Thuần biết rơ hắn đi đâu, với ai, nhưng lúc sau nầy chuyện t́nh của chàng với cô bạn đồng môn tiến triển khá tốt đẹp nên chàng thích ở lại trường để những lúc thuận tiện đi ṿng xuống khu nữ học xá chứ không đi “trợ ứng” cho hắn nữa. Thực ra, hắn cũng chẳng cần sự ứng tiếp của Thuần như lúc ban đầu, trái lại hắn cần đi “đơn thân độc mă” để nghe thoải mái hơn những lúc kề cận bên nàng. Không cần nói, ai cũng biết nàng đây là Phượng, “ân nhân” của hắn hôm nào. Từ ngày được nàng “ân xá” hắn thay đổi cung cách ăn nói với mọi người, nhất là với phái nữ, hắn biết chào, biết khen các cô trong học xá khi các cô mặc áo mới, vỗ tay tán thưởng khi có cô nào đó hát hay trong những buổi lễ liên hoan và thơ hắn làm không c̣n để vịnh trăng, hoa, mây, nước hoặc nhớ nhà, thương mẹ, hiếu cha mà thấp thoáng đâu đó có bóng dáng h́nh bóng một mỹ nhân hay vịnh tả một mối t́nh. Mối t́nh đó, Thuần biết, hắn biết và Phượng cũng biết v́ bao nhiêu bài thơ hắn viết Thuần đều kiễm duyệt trước khi hắn trao tặng cho nàng. Phượng nhận những vầng thơ đó như nhận mối t́nh của hắn dù t́nh đó chưa có một tiếng ngỏ, một lời trao. Mối t́nh khởi đầu bằng chuyện nghĩa ơn, tuy không có là bao nhưng nó ghi vào tâm hắn tấm ḷng nhân hậu của cô gái, sự nhân hậu đó không phải dễ t́m giữa thời buổi kim tiền nầy. Trong ân nghĩa c̣n có cái đam mê tuổi trẻ, hắm đắm say ở nàng khuôn mặt thiên thần trong sáng, dáng vẻ thanh tao, giọng nói dịu dàng, tất cả đă cho hắn hiểu rơ thế nào là ư nghĩa của t́nh yêu, danh từ mà mới ngày nào hắn cười chế giễu Thuần khi thấy bạn khổ sở ngày đêm trên đường chinh phục Thủy.

Kỹ luật trường CTKD rất nghiêm minh, không phải đóng tiền rồi có thể dọc ngang tự toại, giờ học, giờ giải trí phân minh rơ ràng, hắn không thể tùy tiện muốn gặp nàng lúc nào cũng được, phải đợi những ngày cuối tuần, ngày lễ hội mới tự do xuất viện đi đó đi đây. Thật ra, đó cũng là điều tốt cho cả Phượng, v́ nàng đang trong thời điễm “gạo” thi Tú Tài, cần học hơn viễn vông t́nh ái. Bao nhiêu lần tiệm kem, quán chè, bao nhiêu chiều hồ Than Thở, thung lủng T́nh Yêu cả hắn và Phượng chỉ bâng quơ chuyện thơ văn trên trời dưới đất, rồi “anh đưa em về” chào nhau trước cổng, chưa bao giờ hắn được mời vào bên trong vườn cấm nhà nàng, không biết tại Phượng e dè khi hắn chưa buông lời ngỏ ư hay tại t́nh chỉ mới ướm hồng chứ chưa đủ chín vàng để cổng vườn rộng cánh đón khách bước chân thăm

Hè năm 1970 hắn và Thuần cũng như bao sinh viên ở xa khăn gói về thăm nhà. Mối t́nh của Thuần và Thủy đă chính thức qua giai đoạn trao lời mở ngỏ, họ dự định khi ra trừong sẽ t́m việc làm tại Đà Lạt và ở lại mănh đất nầy để tạo dựng tương lai. Cũng cuối niên học năm đó cha Lư đến thay cha Lập trong chức vụ Viện trưởng. Hắn lên phi cơ về Saigon trước khi mua vé xe đ̣ đi Long Xuyên mà ḷng dạ xốn xang, lớp lưu luyến cha Lập, người mà hắn ngưỡng mộ thương mến sau hai năm đèn sách, lớp mang nổi nhớ cánh Phượng xứ hoa đào. Mấy tháng hè qua mau, hắn ngạc nhiên không hiểu tại sao bao nhiêu thư hắn viết cho nàng mà chẳng có lấy một bức hồi âm, linh tính cho hắn biết có cái ǵ không ổn đă xảy ra Tháng mười rồi đến, hắn lại t́m về học viện CTKD tiếp tục năm thứ ba chương tŕnh ban Sư Phạm, nhiệm ư Việt. Hắn lên hơi sớm, c̣n hơn tuần nữa mới khai giảng niên học mới, Thuần cũng chưa thấy tăm hơi bóng dạng nơi đâu.

Một trưa nắng đẹp, không báo trước với Phượng, áo quần chỉnh tề, hắn lững thững bách bộ từ cổng trường hắn t́m đến trước nhà nàng. Hắn đem theo một kí khô cá sặc, đặc sản miền Tây nam bộ để tặng nhà nàng, xứ lạnh ăn cơm nóng với khô dưa th́ không ǵ tuyệt vời hơn, hắn nghĩ như vậy và thầm đắc chí với món quà trên tay. Hắn sẽ đường hoàng nhấn chuông vào thăm Phượng để hỏi tin tức kết quả kỳ thi Tú Tài II vừa qua của nàng ra sao. Đến nơi, chuông reo, Phượng rạng rỡ hơn bao giờ ra mở cổng. Nàng ngạc nhiên trước sự xuất hiện bất ngờ của hắn và ân ần mời hắn vào nhà, trà nước lăng xăng, thăm hỏi líu lo sau khi trả lời cho hắn biết nàng đă đậu Tú Tài với số điễm ưu. Cha mẹ nàng tế nhị sau khi đă chào hỏi, nhận quà của hắn xong rút lui vào trong cho “hai đứa” chuyện tṛ thoải mái. Hắn hỏi Phượng chuyện những bức thư hắn gửi chẳng thấy hồi âm, nàng bảo sau mùa thi nàng đă vào Saigon để ôn luyện thi tuyển vào Đại học Y khoa, thật may mắn, nàng đă trúng tuyển và đang chờ ngày nhập học nay mai, v́ thế thư của hắn nàng chỉ mới nhận được khi từ Saigon trở lại Đàlạt, chưa kịp trả lời th́ hắn đă có mặt nơi đây. Rồi đưa tay vén chiếc màn hoa ngăn giữa pḥng khách và pḥng bên trong nhà, Phượng chỉ cho hắn thấy mấy chiếc valise hành lư đuợc sắp ngay ngắn, nàng vô tư nói:

- Anh nh́n ḱa, tất cả đă sẳn sàng, cuối tuần nầy em vào Saigon ở nhà cô em để chính thức học năm dự bị Y Khoa. May mà anh đến kịp, chứ nếu không chắc em lên đường mà chẳng gặp lại anh.

Hắn nghe tai ù, mắt hoa, tin tức chia ly bất ngờ khiến tinh thần hắn hoảng loạn. Hắn ngớ ngẩn hỏi nàng:

- Sao Phượng học chi xa vậy? Đalạt cũng có Đại học cho Phượng học gần nhà mà.

- Nếu như anh nói th́ tại sao anh lên chi đây để học khi Cần Thơ, Saigon cũng có trường gần nhà anh hơn..

Hắn làm thinh, ḷng tự hỏi Phượng vô t́nh hay cố ư để chọn sự xa cách nầy. Cô gái nh́n vẻ mặt sầu nảo của hắn, giọng cô tŕu mến an ủi:

- Anh đừng buồn, ḿnh sẽ liên lạc tư từ thường xuyên với nhau mà. Những dịp lễ lớn em sẽ về thăm nhà và thăm anh nữa.

Nhưng cô gái chỉ gửi cho hắn độ nữa năm thư tín rồi dần dần thưa hẳn, hắn bao lần t́m đến nhà hỏi thăm tin tức nàng th́ ngừoi nhà cho biết cô bận học liên miên nên chuyện vắng thư là lẽ thường t́nh. Phục sinh năm đó cô có về nhà thật nhưng cả hai chỉ gặp nhau trong thoáng chốc vội vàng, Phuợng lúc nào cũng bận, chuyện trường, chuyện học như phủ ngập cuộc sống của nàng cho dù trong thời gian nghĩ lễ. Hắn thấy có một cái ǵ đó thay đổi trong ánh mắt của nàng và hắn nghe khổ sở, ganh tỵ khi nghĩ đến những chàng sinh viên Y-Dược kề cận nàng hôm sớm cùng dưới mái giảng đường Y Khoa. Nhưng trách nàng sao được, hắn chưa là ǵ của nàng hết, hắn như con két chỉ biết líu lo giọng hót mà không đủ chất nồng t́nh ái để lột lưỡi thốt tiếng yêu đương. Hết mùa lễ, Phượng trở lại Saigon, hắn học tuột dốc thấy rơ. Cuối năm đó hắn hỏng hai chứng chỉ và trở về Long Xuyên nhận giấy nhập ngũ của Bộ Động Viên.Vào Vơ Bị Thủ Đức hắn ra trường với quân hàm chuẩn úy Biệt Động Quân, biệt phái về Tiểu Khu B́nh Long, đặc cách ngành Chiến Tranh Chính Trị. Hắn quen những cô em gái hậu phuơng mỹ miều từ những trường trung học , có những mối t́nh bốn phương qua tiếng nói chương tŕnh Dạ Lan, hắn tưởng ḿnh quên cánh Phượng rừng thông, nhưng những đêm quân trại, giũa miền đất đỏ hắn bỗng nghe nhớ hương tô bún ḅ Huế chợ Đà Lạt, nhớ người t́nh lỡ và hắn buồn để biết ḿnh vẫn c̣n yêu cô nữ sinh trường Bùi thị Xuân năm nào.

Sau ngày 30.4.75 miền Nam mất, hắn vào trại cải tạo, trước ở Hàm Tân, sau bị chuyển ra Bắc, đúng gần sáu năm sau mới đựoc trở về và sang Mỹ theo diện H.O vào năm 1983, cha mẹ hắn ở lại v́ không muốn rời xa mồ mả tổ tiên. Ở Mỹ, cuộc sống xứ người khiến hắn cần một người bầu bạn, sau hai năm định cư hắn cưới vợ, một cô vợ đồng hương Long Xuyên hai mùa mưa nắng. Vợ hắn không đẹp nhưng dễ nh́n và tháo vát, hắn không biết hắn có yêu vợ hay không v́ h́nh như hắn cưới nàng v́ nhu cầu cuộc sống chứ không bằng đam mê của thuở thiếu thời, vậy mà hai vợ chồng hắn vẫn có đuợc hai mặt con “làm vốn” như thiên hạ. T́nh cờ hắn liên lạc lại được với Thuần qua nhóm Thụ Nhân ở Mỹ. Thuần và Thủy bây giờ đang là nội, ngoại của đàn cháu năm, sáu đứa. Thuần cũng ba ch́m bảy nổi sau ngày hết chiến tranh, vợ chồng chàng đưa nhau về Đà Lạt sinh sống như lời ước nguyện thuở nào, và thật ngẩu nhiên ngôi nhà của họ lại nằm trên con đường dẫn đến ngôi trường cũ của họ ngày xưa. Qua lại nhiều lần bằng internet,Thuần cho hắn biết v́ thế cuộc đổi thay, Phựong chưa kịp tốt nghiệp Y khoa, nàng đă lập gia đ́nh , chồng nàng là một bác sĩ học trước nàng ba khóa, họ có với nhau 3 đứa con và tất cả vẫn c̣n ở VN, nghe đâu sau nầy chồng Phượng vượt biên sang Mỹ và làm giấy bảo lănh cho vợ con cùng sang nhưng Phượng chỉ cho mấy đứa con ra đi c̣n nàng ở lại v́ cha Phượng mất, không muốn bỏ mẹ già quạnh quẽ ở lại một ḿnh nàng về Đà Lạt sống cùng bà dưới mái nhà cũ thời c̣n con gái. Hắn nghe chuyện bằng trái tim dững dưng, không b́nh phẩm cũng chẳng hỏi thêm ǵ hết, nhưng ngày qua ngày chợt dưng có cái ǵ thôi thúc khiến hắn muốn trở về thăm lại quê hương. Hắn mua vé máy bay đi một ḿnh, bảo với vợ con hắn cần về lo vài công chuyện làm ăn của Công ty hắn đang hợp tác.



x

x x



Và bây giờ hắn đang ở đây, không phải trên đất Long Xuyên ruộng c̣ bay thẳng cánh hay tại thành phố Saigon nơi có cơ sở giao thương với Cty hắn đang làm việc mà ở tại Đà Lạt, xứ sở của ngàn hoa, của nơi hắn lần đầu biết vui buồn thương nhớ chuyện t́nh yêu. Hắn về bằng bước chân của cố nhân t́m lối cũ, chiếc xe Honda ôm chở hắn đă qua mọi nẻo thân quen một thời có bạn, có thầy. Những con đường Hàm Nghi, Phan đ́nh Phùng, Thành Thái, Bá Đa Lộc....v.v..nay một số đă thay họ đổi tên; những quán chè, quán kem, bánh khói, tiệm hàng mọc lên như nấm. Đà Lạt là thành phố du lịch nên từ trước nơi đây khách sạn không thiếu, khách sạn Palce nằm ven bờ hồ Xuân Hương thơ mộng là điểm trọ lư tưởng tiêu biểu, nhưng so với bây giờ thành phố dường như trở thành xa lạ với hắn bởi con số nhà nghỉ vượt mức kỹ lục, đi đâu cũng thấy bảng quảng cáo nhà hàng, quán ăn, khách sạn, hắn thấy choáng ngợp bởi sự vươn lên quá đà của thành phố dịu hiền này, đó là chưa kể nhữg biệt thự với kiến trúc hiện đại đang làm mất đi nét thanh tú của những ngôi biệt thự cổ, những ngôi nhà đơn sơ nhưng trang nhả một thời. Những đồi chè, cà phê, những ruộng rau xanh, liếp cải một số biến thành tụ điễm du lịch, đâu đâu cũng thấy hội hè, hội cả ngay trong những ngày không có hội. Đà Lạt ngày xưa mang dáng vẻ một cô gái VN thùy mị, đẹp trang đài trong nghi lễ gia phong, cô gái đó đang bị cơn lốc kim ngân với nhũng nhà đại doanh nhân, thương nghiệp dần dần thay h́nh đổi dạng để biến cô thành một thiếu nữ mang nét ngổ ngáo, tân thời. Hắn ngẩn ngơ nh́n thành phố t́nh nhân đang xoay lưng ngoảnh mặt cùng hắn bằng chiếc áo mới phù hoa. Lúc đi ngang chợ Đà Lạt hắn chợ nhớ ngày đầu gặp Phượng, nhớ món nợ hai tô bún ḅ và mối duyên muôn thuở không thành. Phải chi ngày xưa hắn đừng ṣng phẳng, cứ để nợ ngàn đời hai tô bún ḅ biết đâu nợ sẽ thành duyên. Hắn biết ḿnh trở lại đây v́ tâm thức vẫn chưa phôi pha dáng hoa ngày cũ, hắn muốn ít ra trong đời phiêu bạt hắn phải có một lần thấy lại người xưa, một lần thôi rồi khép lại trang sữ t́nh đời hắn, một lần thôi để nói cho nàng biết có một thời hắn làm con két học nói tiếng yêu mà nói măi chẳng nên lời để bây giờ kẻ chân mây, người góc núi.

Chiếc Honda ôm chở hắn ngừng trước địa chỉ nhà Thuần, đôi bạn ôm nhau gần như nghẹn ngào phút giây tái hợp, Thủy bồng cháu ngoại ra chào hắn rạng rỡ nụ cười. Hắn ngắm nghía mái tóc muối tiêu của vợ chồng bạn rồi ngó xuống chiếc bụng đang gia tăng ṿng số của ḿnh và ngẫm ra đuờng đi của tạo hoá với hướng bước của thời gian. Hắn nhận lời ngụ ở nhà Thuần trong thời gian lưu trú tại thành phố này, họ vang vang cười nói kể nhau nghe chuyện đời nhau sau ngày rời trường CTKD, lời cha Lập được họ nhắc lại trong đạo làm người với chữ thủy chung, câu nhân nghĩa. Hôm sau Thuần đưa hắn đến thăm khuôn viên trường cũ, sân Cù đó, hàng thông đây, cổng rào không c̣n tên trường trên biển đồng trước ngỏ, hắn nh́n vào bên trong mà thở dài nghe như có tiếng thở than của một thời quá khứ, đúng là “cảnh đó người đây luống đoạn trường”. Thuần kéo hắn về thực tại:
- C̣n chổ này nữa, mày muốn đi với tao không?

Hắn vờ hỏi v́ biết ngay ư định của bạn:
- Đi đâu?

Thuần cười tũm tĩm, choàng vai hắn kéo đi. Cả hai bước lại trên con đường quen thuộc ngày nào và họ dừng chân trước nhà Phượng thuở xưa. Hắn trố mắt nh́n, trước mặt hắn là một khách sạn mini tân kỳ xinh xắn với biển hiệu “Kim Phượng”, cổng khách sạn rộng mở chứ không khép kín như mấy mười năm về trước. Thuần hất hàm hỏi hắn:
- Vào không?

Hắn tần ngần, nữa muốn, nữa không. Hàng rào hoa bụp đỏ xanh dầy kín lá, hắn đứng nép bên dăy màu xanh đó ngó quan sát bên trong, chợt thấy một bà phốp pháp, phấn son xanh đỏ, đeo kính, áo quần sang trọng từ trong bước ra ngồi xuống bên ghế sau quày tiếp tân mở sổ đọc như t́m kiếm điều ǵ. Có vài nét quen quen trên khuôn mặt người đàn bà đó khiến hắn ngây nh́n, Thuần nh́n hắn rồi xác định:
- Phượng đó. Muốn vào thăm nàng không?

Hắn như sực tỉnh, nh́n lại lần nữa “cố nhân” rồi lắc đầu:
- Thôi về, mầy. Gặp nhau nữa để làm ǵ? Gần bốn mươi năm rồi có c̣n ǵ để nói nữa đâu.
Thuần tin lời bạn, khoác vai hắn chậm bước về nhà. Chàng đâu biết được hắn đang mang tâm tư của nàng công chúa xứ Ấn Độ - của Rabindranath Tagore - trong chuyến đi t́m người đă cứu mạng ḿnh. Họ lạc nhau trong cơn binh biến, nàng công chúa chu du khắp chốn mong gặp lại người ơn, trong tâm tư nàng luôn ngự trị một h́nh dáng kiêu hùng của chàng dũng tướng. Hơn bốn mươi năm sau, mơi ṃn chân bước, nhan sắc không c̣n, nàng t́nh cờ t́m thấy người xưa tại một thôn nhỏ trên bước phiêu du. Nhưng hỡi ơi, trước mắt nàng chàng dũng tướng giờ chỉ là một ông lăo gầy guộc bẩn thĩu không nhung bào, kiếm thép. Giấc mơ tàn, nàng ra đi bỏ lại sau lưng một đời con gái hao ṃn. Hắn cũng thế, bao năm qua hắn giữ hoài bóng dáng cô gái áo len hồng dáng thanh, mắt sáng, môi hồng như hắn giữ mối t́inh với Đà Lạt thanh nguyên trầm lặng. Bây giờ thực tế c̣n đâu dáng mộng, áo hồng cũng nét thanh nguyên trang đài của Đà Lạt giờ chỉ c̣n là quá khứ. Hắn biết ḿnh cũng đổi thay theo khắc nghiệt của thời gian nhưng sao tâm tư hắn vẫn c̣n hoài thương nhớ cũ. Thôi th́ sương bạt, khói lan, mỗi thời có lịch sữ riêng của nó, hắn nghe nhẹ nhàng thư thái khi bỗng dưng nhớ rằng bên kia bờ đại dương ngút ngàn xa thẳm có vợ con hắn đang ngóng đợi ngày hắn trở về. Hắn rút ngắn lại thời gian lưu trú ở Đa Lạt, đổi vé máy bay để về Mỹ sớm hơn dự định rồi ăn buổi cơm tiển biệt của vợ chồng Thuần trước lúc giả từ. Thuần hỏi hắn bao giờ trở lại, hắn cười cười bảo “ chuyện đó tùy vợ con tao”.


Hôm vợ chồng Thuần đưa hắn ra phi trường, xe chạy qua những con đường hắn đă đi năm cũ và mới hôm nào, hắn nghe ḿnh là du khách chứ không c̣n là t́nh nhân của Đà Lạt nữa . Thành phố mờ sương, rừng thông vi vút, hồ, thác bạt ngàn, Phượng áo len hồng tươi thắm, tất cả giờ là giấc mộng cũ trong mơ, hắn đang mở mắt để nh́n vào thực tại, thực tại đó cũng như hôm qua và có thể sẽ giống ngày mai sau này, chắc chắn sẽ thay đổi theo vận chuyển của thời gian, của gịng đời với con người chỉ là một tế bào nhỏ nhoi đang ngụp lặn triền miên. Vẩy tay chào vợ chồng bạn bên ngoài cửa tiển đưa, hắn có cảm tưởng ḿnh đang vẩy chào dĩ văng, bắt chước giọng thơ Bùi Giáng, hắn ngâm khe khẽ một ḿnh:



“Xin chào ai giữa con đường
Phù vân phía trước, miên trường phía sau”.


HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA - 01.01.2008

huynhngoc@libero.it

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>