Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Người Lữ Hành


Ghi lại chuyến thăm Hội An năm 1996


 

Hội An, Di sản của tôi !  

 
 

Nhắc tới Hội An là tôi nhớ lại mùa xuân năm 1996 vào dịp tết Nguyên Đán, năm ấy tôi về thăm gia đ́nh.
Nhằm vào mùng hai tết, tôi và một cháu gái, trưởng nữ của anh thứ hai của tôi, cùng đi với một phái đoàn do Saigontourism thực hiện.
Chuyến tham quan từ Sài G̣n tới Huế, 5 ngày, có bao ăn, ngũ khách sạn 4 sao.
Phái đoàn chúng tôi gồm 25 người cộng thêm 2 người không thể thiếu được đó là bác tài và cậu hướng dẩn viên trẻ tuổi. Đi bằng chiếc xe Toyota màu trắng 30 chổ ngồi.
Trong số 25 người lữ hành chỉ có 6 người là việt Kiều. Tôi và 5 người Việt Kiều ở Canada về, c̣n lại là người trong nước.

Rời thành phố Quy Nhơn, B́nh Định, chúng tôi đi Hội An, Quảng Nam. Lộ tŕnh dài mất một buổi sáng.

Tỉnh Quảng Nam nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên, Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng Ngăi, Phía Đông giáp biền Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn.

Quảng Nam :


Diện tích : 11.043 km²
Dân số : 1.372.424 người
Tỉnh Lị : Thị xă Tam Kỳ
Các Huyện : Thị Xă Hội An ; huyện : Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Giằng, Thăng B́nh, Quế Sơn, Hiệp Đức
Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Trà My.

Dân Tộc : Người Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Co(Cor)...
Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích ) với ngọn núi cao : núi Lum Heo cao 2.045 m, núi Tion cao 2.032 m, núi Gole - Lang cao 1.855 m (huyện Phước Sơn ). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông trải dài 2 bên quốc lộ. Quảng Nam có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An , đường mía Điện Bàn. ..
Các con sông lớn đều chảy từ dẫy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ.

Quảng Nam có 2 loại khí hậu khá rơ rệt là khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt độ trung b́nh nam là 25°C. Có 2 mùa mưa. Lượng mưa trung b́nh năm ở Quảng Nam khoảng 2.000mm.

Trong tiến tŕnh lịch sử, Vùng đất Quang Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con Đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đă t́m thấy dấu tích văn hóa thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là nền văn hóa Sa Huỳnh, Sau được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hóa Chămpa. Vương quốc Chămpa đă có hai thời kỳ cực thịnh với nhũng cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 9. Năm 1306, Vùng đất Quảng Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu Vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt, Năm 1570-1606 Nguyễn Hoàng ( chúa Nguyễn sau nầy) khi làm lănh trấn Quảng Nam đă coi Đà Nẵng là cửa ngơ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở man xản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài … Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh.
Tỉnh Quảng Nam đă được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai ḍng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi.
Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Phố cổ Hội An đang được UNESCO xem xét để công nhận là Di sản văn hóa thế giới.


Chúng tôi viếng thăm thành phố cổ và được đi tự do. Du khách đông quá, cháu gái tôi th́ cứ lo sợ bị thất lạc nên đi kập kè bên tôi.

Phố cổ Hội An là một thị xă nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đă có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo là tên người Pháp đặt cho mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italia v.v. đă biết đến từ thế kỷ 16,17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đă thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong nhũng trạm đỗ chính của các thương thuyền vùng Viễn Đông.

Thị xă có những dẫy phố cổ gần như nguyên vẹn, đó là nhà h́nh ống xuyên suốt từ phố nọ sang phố kia. Trong đó có một dăy phố nằm sát ngay bờ sông Hội An. Nhà ở đây được xây toàn bằng gỗ quư, trong nhà treo hoành phi, câu đối, cột nhà chạm trổ hoa văn rất cầu kỳ…Hội An là một bảo tàng sống.

Chúng tôi vừa đi vừa ngắm cái ǵ cũng đẹp tuyệt vời.. nhất là chiếc cầu nó có một vẻ đẹp mà ng̣i bút của tôi không mô tả được, người ta gọi là Chùa Cầu :
Chùa đồng thời là cây cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa 2 đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phủ. Chùa xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản thực hiện nên mới gọi là cầu Nhật Bổn.

Chùa Cầu là một di tích khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu dài 12m. Chùa và cầu bằng gỗ sơn son chạm trổ rất là công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ . Tượng truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ từ cổ xưa. Phần gian chính giữa ( gọi là chùa ) có một tượng gỗ thờ Bắc Đế Trấn Vơ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp, Chùa được trùng tu vào các năm 1763, 1817, 1865, 1915, 1986.

Đi qua cầu chúng tôi vào viếng Chùa Quảng Triệu (Hội quán Quảng Đông ) :
Hội quán Quảng Đông do người Quảng Đông ( Trung Quốc ) sống ở Hội An xây dựng năm 1855 tai 176 phố Trần Phú, thị xă Hội An, Hội quán đă được trùng tu lớn vào các năm 1915 và 1990. Chùa có kiến trúc theo h́nh chữ ‘’Quốc ‘’, du khách khi đến đây sẽ bị choáng ngợp bởi sự đồ sộ hoành tráng vượt lên hẳn so với quang cảnh của Hội quán. Bên trong c̣n lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc… và nhiều tư liệu quí về cộng đồng người Hoa sống ở Hội An.

Chùa Ông th́ cũng xinh đẹp ai b́ :
Tọa lạc tại số 24 Phố Trần Phú, thị xă Hội An, là một trong những chùa tiêu biểu của phố cổ Hội An. Chùa Ông được xây dựng vào khoảng năm 1653 thờ Quan Thánh Đế quan (Quan Vân Trường ) – một vị tướng thời Tam Quốc của Trung Quốc, một tấm gương về ḷng trung hiếu tiết nghĩa.

Chùa Ông được xây theo chữ ‘’Quốc’’ do nhiều nếp nhà hợp lai. Nhà có kết cấu v́ kèo, các nếp nhà mái lợp ngói ống có men màu, bờ nóc được gắn hoa chanh đắp h́nh rồng, nghê bằng các mảnh sứ màu. Chùa đă được trùng tu vào các năm 1827, 1864, 1904,1966.Hiện nay, Chùa c̣n giữ dược một số hiện vật quư như : biểu sắc phong, 33 bức hoành, 10 bộ câu đối, tượng Quan Công, Quan B́nh, Châu Thương … Chùa Ông là di tích kiến trúc tôn giáo có giá trị lớn đồng thời là điểm tham quan cho du khách trong và ngoài nước.

Chúng tôi viếng chùa và phố cổ, chụp h́nh là đủ giờ để trở lai chổ hẹn đậu xe để đi Đà Nẵng cho tới kịp chương tŕnh, tôi tự cầu nhầu là hạn thời gian ngắn quá không đủ cho tôi tham quan phần phố c̣n lai, không được thưởng thức món ăn Cao lầu v́ món ngon nầy vốn khiêm nhường như phố cổ, thầm lặng vang danh mà ít phổ biến.
Ở nhà tôi có cuốn sách tập nấu ăn có nêu ra về món ăn nầy như là :
Sợi cao lầu dược chế biến rất là công phu. Dùng gạo tại địa phương, chọn gạo không cũ, không mới (tránh quá khô hoặc quá dẻo). Gạo ngâm với nước tro lấy từ củi tram ở Cù Lao Chàm. Dùng nước giếng ở khu Ba Lễ để làm bột th́ mới được sợi cao lầu dai và chắc. Sau đó gạo được xây, bồng, ră nước, nhồi bột, hấp sơ qua rồi xắt sợi và hấp chín. Sợi cao lầu chỉ giữ được trong ngày, khi ăn trụng với nước sôi, để ráo. Trong các công đoạn làm sợi, cách nhồi để có bột dẻo và khô quyết định chất lượng sợi. Sợi cao lầu có màu gạo lứt hoạc nhuộm vàng.

Để làm nhân ăn với sợi cao lầu, chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương để làm xá víu. Dùng sợi cao lầu xắt từng đoạn dài cỡ ngón tay, phơi khô rồi chiên ḍn. Đậu phộng rang giă nhỏ phi với tỏi. Các thứ nầy đặt trên sội cao lầu. nước sauce khi làm xá xíu rưới lên, ai cần đậm đà th́ thêm nước mắm thấm.
"Cao lầu” kết bạn “cùng rau húng lủi". Kèm theo có bánh đa nướng, loại bánh miền Trung tráng dầy với nhiều mè trắng và một ít nước cốt dùa. Cũng không thể thiếu rau đắng hoặc rau cải non đi kèm cho đủ bộ.
Tuy ở Sài G̣n có quán Phố Xưa, nằm trên con đường Đặng Văn Nhữ làm "Cao lầu” rất ngon nhưng tôi muốn thưởng thức mùi khẩu vị nơi nầy cho biết.

Bụng tôi lên cơn đói, tôi ăn trái cây mang theo dự pḥng. Thế là đỡ đói chút đỉnh, hết cầu nhầu. Xe chay êm và có tiếng nhạc nhẹ, mát mẻ v́ có máy lạnh và cô cháu tôi ngủ thiếp cho lúc tới Đà Nẵng.




Hội An Mỹ Sơn Qua Ống Kính :     

Bạch tuyết
France, Paris

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>