Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Người lữ hành


Làng Ngũ Hành Sơn
 

Qua Đà Nẵng nhớ dừng chân
Non Nước

 
 

Phái đoàn chúng tôi Từ Hội An đến Đà Nẵng th́ đă trên 13gị trưa vào mùng 3 tết năm 1996, cậu Duy Hăi ‘’Người Hướng Dẫn viên‘’ phân tích cho chúng tôi rơ chương trinh của buổi trưa này :
Trước nhất là dùng bửa cơm trưa, đi viếng Ngũ Hành Sơn (khu Non Nước), Chùa Tam Thai, Chùa Linh Ửng. Động Tà Chơn, động Huyền Vi, Thũy Sơn, đi tắm biễn của băi Non Nước sau cùng là đến khách sạn lấy pḥng và ăn cơm tối.

Thành Phố Đà Nẵng đang trong ngày nắng đẹp rực rỡ tôi nghe một niềm vui khó tả ḷng tôi.

Diện tích của Đà Nẵng chỉ có : 942 km²
Dân số : 684.131 người
các quận nội thành : Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Liên chiểu : 2 huyện : Hoà Vang và Hoàng Sa.
Dân tộc : Việt (Kinh), Hoa.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không của cả nước và của khu vực.
Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông.
Địa h́nh thành phố Đà Nẵng khá đa dạng : phía bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hoà Vang (phia tây bắc của tỉnh) với núi Mang cao 1.708 m, núi Bà Nà 1. 487 m. Phía đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và một loạt các băi tắm biển đẹp trải dài từ bán đảo Sơn Trà đến băi biển Non Nước. Phía nam có núi ngũ Hành Sơn. Ngoài khơi có quần đảo Hoàng Sa với ngư trường rộng lớn.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia 2 mùa rơ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung b́nh năm từ 28 - 29 °C, băo thường đổ bộ trực tiếp vào thành phố các tháng 9, 10 hàng năm.

Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888, từ xa xưa đă là hải cảng quan trong của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng không chỉ gắn bó mật thiết với Quảng Nam mà c̣n với cả miền Trung, Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia. Đà Nẵng có khu vực cảng Đà Nẵng với cảnh biển Tiên Sa (cảng sâu) và 9 cầu cảng dọc sông Hàn, có sân bay quốc tế Đà Nẵng, có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Đà Nẵng c̣n là nơi hội tụ các xí nghiệp lớn của các nghành dệt, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...

Đến với vùng đất Đà Nẵng, ta sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Ná, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân. .. và có thể bơi lội thỏa thích ở các băi biển đẹp, cát trắng mịn kéo dài hàng chục ki lô mét.
Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn.

Nói về Văn Hóa - Lễ Hội

Đà Nẵng là một vùng đất cổ, gắn liền với văn hóa Sa Huỳnh thời kỳ đồ sắt cách đây 3.000 năm. Những cư dân ban đầu đó chính là tổ tiên của người Chăm đă dựng nên Vương quốc Chămpa một thời phát triển rực rỡ. Bao nhiêu cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 13 nay vẫn c̣n dấu tích và nhiều hiện vật được trưng bày tại bảo tàng Chàm, Đà Nẵng.

Vùng đất Đà Nẵng vốn giàu truyền thống văn hóa. Nơi đây đă sinh ra nhiều nhà văn hóa lớn, nhiều nhà nước nổi tiếng (Trần Quư Cáp, Hoàng Diệu, Thái Phiên, Trần Cao Vân...) và một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, nhiều làn điệu dân ca bài cḥi, ḥ khoan, chèo thuyền, các điệu lư, ru con giă gạo, mỗi vẻ...mang đậm nét văn hóa riêng miền Nam Trung bộ.

Một số lễ hội điển h́nh ở Đà Nẵng

Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn

Chùa Quán Thế Âm nằm dưới chân ngọn Kim Sơn thuộc dăy núi Ngũ Hành Sơn ( Thành phố Đà Nẵng ). Hàng năm nhân dân Đà Nẵng mở lễ hội truyền thống vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với qui mô lớn.
Phần lễ: Mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các lễ dâng hoa, lễ rước ánh sáng, lễ cầu nguyện, lễ thuyết giảng về bồ Tát Quán Thế Âm và đại nguyện của ngài.
Phần hội : Có nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc như hội hóa trang, hát dân ca, thi cờ, nhạc, họa, điêu khắc, múa tứ linh, thả đèn trên sông, hát tuồng.
Cùng trong dịp này, ban tổ chức c̣n vận động quyên góp lương thực, quần áo, tiền, thuốc men, đễ giúp cho những người nghèo khó.

Lễ hội Cá Ông

Lễ hội Cá Ông ( c̣n gọi là lễ tế cá Voi ) là lễ hội lớn nhất của cư dân Đà Nẵng và khu vực. Thờ phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ được xem là tôn kốinh thần linh mà c̣n gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày đầu các nhà đều bày hươngán để tế lễ. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tạilàng. Sáng sớm hôm sau, dân làng làm lễ rước trên biển, có đàn nhạc tŕnh diễn, hát bội, trong hai ngày hội, các tàu thuyền đều tập trung về bến để tham gia lễ hội.

Đà Nẵng có 2 bảo tàng quan trọng : 1 bảo tàng Đà Nẵng và 1 Bảo tàng Chàm.

Thành phố Đà Nẵng có 3 chùa nội thị và 2 cái ở ngoài thành :

Chùa Phố Đà

Tọa lạc tại 332 Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, chùa được khởi dựng vào năm 1927. Tổ Khai Sobn7 là Hoà thượng Thích Tôn Thắng. Chùa được trùng tu vào các năm : 1937, 1945 và 1983. Hệ phái gốc : Chinh Tôn Phật giáo.
Chùa Phổ Đà được xây dựng theo h́nh chữ" khẩu", bao gồm chánh điện, hai bên là nhà khách, nhà thiền và giảng đường. Trong chánh điện thờ 3 tượng Phật bằng đồng được đúc vào năm 1947. Sân trước chánh điện rộng 500 m², giữa có hồ là tượng Quan Thế Âm cao hơn 3 m đứng trên ḥn non bộ lớn.
Phổ Đà là một ngôi chùa nổi tiếng v́ đây là nơi đào tạo tăng ni của tỉnh hơn 3 thập kỷ qua. Trước có tên là chi nhánh Phật học viện Trung phần. Nam 1961 đổi tên là chùa Phố Đa. Hiện nay chùa là nơi đặt trường cơ bản Phật học của khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng.

Chùa Tam Bảo

Tọa lạc tai 327 Phang Châu Trinh, Thành phố Đà Nẵng, chùa được khởi dựng vào những năm 1953 - 1963 và được trùng tu lớn 1990. Chùa có 5 tháp cao vút do thợ Quảng Nam - Đà Nẵng pha màu trước khi nung ngói đă tạo nên 5 màu sắc biểu tượng của Phật giáo. Kiến trúc chuà được chia làm 3 phần :
- Tầng trên là chính điện chỉ thờ một Phật tổ duy nhất. Bên cạnh điện thờ là tủ sách tam tạng gồm 3 bộ tạng Kinh, tạng Luật, tạn Luận, bàn thờ và bàn thuyết giảng ở chính điện được làm bằng gỗ do chính vua Thái Lan trong năm đầu mới lên ngôi tặng.
- Tầng dưới là khu giảng đường.
- Tháp chùa : nơi cất giữ xương của Đức Phật ( Xá lợi Phật ).
Trước chùa có 2 cây bồ đề là cây con của bồ đề Đạo trường (nơi Bồ tát thành đạo) được đưa từ Ấn Độ về trồng. Phía sau chùa có 2 cây Sà Là cũng lấy từ Lum PiNi ( nơi Bồ Tát ra đời ). Đây là ngôi chùa theo phái Phái giáo Nam Tông ( Từ Năm Ấn Độ sang ) nên có sức hấp dẫn đối với khách phương Tây sang Việt Nam nghiên cứu về Phật giáo và muốn tận mắt nh́n thấy cách sinh hoạt, ăn mặt, hành lễ của các vị sư trong chùa.

Chùa Pháp Lâm

Tọa lạc tại số 500, phố Ông Ích Khiêm, thành phố Đà Nẵng. Chùa Pháp Lâm khởi công xây dựng từ năm 1936, do một nhóm cư sĩ trí thức của An Nam Phật học - Chi Hội Đà Nẵng đứng ra xây dựng. Chùa được trùng tu năm 1970. Trước kia chùa là trụ sở của " Hội An Nam Phật học", chi hội Đà Nẵng. Từ năm 1975, chùa là trụ sở của tỉnh hội Phật giáo Quảng Nam - Đà Nẵng. Chùa xây dung theo phong cách A' Đông, trên diện tích khoảng 3.000m² với các kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Việt Nam.

Từ phố Đà Nẵng đến Ngũ Hành Sơn khoảng 8km về phía đông nam, Đây là một cụm gồm 5 ngọn núi đá hoa cương nằm kề với biển. V́ núi ở đây sát với biển, nên nhân dân thường gọi là ḥn Non Nước.
Đầu thế kỷ 19, vua Gia Long đi qua đă dặt tên cho cụm núi này là Ngũ Hành Sơn và đặt tên cho từng ngọn núi là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Ngọn núi lớn nhất và đẹp nhất là Thủy Sơn.
Chúng tôi bướt lên từng bật thang thẳng lên cao vút : Tới Vọng Giang Đài nơi mà ngày xữa ngày xưa vua thường hay ngồi lại chiếc ghế đá chiêm ngưỡng cảnh đẹp giang sơn hùng vĩ của nước nam ḿnh. Có tượng Phật và Phật Bà Quan Âm trong động. Cửa vào hang động Vân Thông, lai có chùa và có thêm tượng Phật Tổ màu trắng ở phía ngoài , v.v.

Nhanh chân lên để qua Chùa Tam Thai :
Chùa Tam Thai này nằm ở phía tây ngọn Thủy Sơn, một trong năm ngọn núi nổi tiếng của Ngũ Hành Sơn, thuộc xă Hoài Hải, huyện Hoà Vang. Chùa được khởi dựng vào thời Hậu Lê, khoảng năm 1630. Chùa Tam Thai từng là nơi xuất gia tu hành của người em gái vua Minh Mạng, chùa được trùng tu lớn vào các năm : 1825, dưới thời vua Thành Thái và sau 1975. Tổng thể chùa được xây dựng theo h́nh chữ ‘’Vương‘’, với đường nét mang tính mỹ thuật cao, là những di sản quư báu đặc trưng cửa kiến trúc đ́nh, chùa thời Nguyễn.


Phía bắc sân chùa trước kia là hành cung có tên Đông Thiên Phước, nơi vua ngồi nghỉ mỗi khi viếng cảnh chùa. Cạnh chùa c̣n có tháp Phổ Đổng, chùa Từ Tâm, vọng Giang Đài (đài ngắm sông ). Đứng trên Vọng Giang đài nh́n rơ con sông Cẩm Lệ lượn quanh cánh đồng trù phú của huyện Hoà Vang.

Phía trái chùa Tam Thai là động Huyền Không. Ḷng động cao rộng, không khí mát lạnh. Động có nhiều nhũ đá đẹp. Kề bên động Huyền Không là dộng Linh Nham, động Tàng Chơn Và chùa Linh Ứng.

Chúng tôi qua chùa Linh Ứng, Chùa được nằm trên sườn đông nam của Thủy Sơn trông ra biển. Chùa xây từ thời vua Minh Mạng. Trải qua năm tháng chùa bị hư hỏng nhiều. Năm 1970, các Tăng ni Phật tử góp công của xây lại chùa mới như ngày nay. Trong chùa có bộ tượng La Hán bằng đá trắng. Bên phải chùa là vọng Hải Đài. Đứng ở đài này nh́n rơ biển Non Nước mênh mông.

Chúng tôi vào động Tàng Chơn, động này được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng. Động chính giống như một thung lũng nhỏ, chiều dài 10m, chiều ngang 7m, thoáng đăn nhờ thông lên trời qua cửa hang ‘’Thiên Long Cốc’’. Giữa động có miếu thờ Thái Thượng Lăo Quân, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương, bên phải thờ thần Chiêm Thành. Phiá bên trong động những chùm tia sáng mặt trời, ánh hào quang xuyên qua động, càng làm tăng vẻ đẹp như huyền bí, hiển linh và cho ta cảm giác "thiên thai" diệu êm mát mẻ.

Rẽ sang động Huyền Vi, Động này đẹp lộng lẩy nhất Ngũ Hành Sơn. Tôi cảm thấy như một bức tranh thiên nhiên sống động. Hang động nằm ở phía sau chùa Linh Sơn, thuộc ngọn Hỏa Sơn của Ngũ Hành Sơn, Hội Phật giáo xă Hoà Hải đă phát hiện ra động vào năm 1953.

Qua khỏi cửa hang dày 3m là vào ḷng động có chiều dài khoảng 10m, chiều ngang 2m và có nhiều nghách hang nhỏ. Trên các vách hang do nước và gió xâm thực đă tạo nên những h́nh ảnh cỏ cây, hoa lá, muông thú... Đặc biệt ngay vách cửa hang có một con cá Sấu thiên tạo. Một góc khác là hồ nước trong xanh có tạc pho tượng ‘’Ông Lữ đi câu’’, năm phiến đá giống như người đứng, người ngồi do nghệ nhân Nguyễn Chất tác tạo thành 5 pho tượng Phật. Trong động c̣n có 1 giếng sâu thẳm gọi là tuyền cầm (đàn suối) mà mọi âm thanh tạo ra gần miệng giếng đều phát ra những âm thanh trầm bổng tựa tiếng đàn. Trong cùng là một cái trống bằng đất, nếu dùng như một vật cứng nện xuống nền đất sẽ được nghe những tiếng trống bập bùng, trầm hùng.
Nhưng tôi không thích làm như thế bởi … nếu mọi người làm như thế th́ cái trống sẽ tung lên và là sẽ không c̣n là 1 cái trống nửa !

Đẹp quá ! Tạo hóa thiên nhiên qua bao nhiêu ngh́n năm đă tạc tạo cho quê hương tôi một kho tàng vô tận.

Tôi và cháu tôi cùng phái phái đoàn lên xe t́m ra băi biển Non Nước . Là một băi biển kề sát với Ngũ Hành Sơn. Băi biển kéo dài 5km.  Phía nam giáp biển Điện Ngọc, bắc giáp biển Bắc Mỹ An. Cô cháu tôi trải khăn lông lên băi cát mịn và ngồi chiêm ngưỡng băi tắm. Băi tắm có độ dốc thoai thoải. Chiều hôm ấy thủy triều lên cao chúng tôi nô đùa với những lớp sóng hiền ḥa. Tiếng cười nói, tiếng sóng vỗ hoà với tiếng âm vang vọng lại từ vàch núi Thuỷ sơn là một khúc giao hưởng tuyệt vời. Gió biển ngọt ngào đang mang những hạnh phúc nho nhỏ của chúng tôi rải khắp núi đồi Non nước.

Ngày đă tàn, chúng tôi cùng phái đoàn rời băi biển về Đà Nẵng. Cơm chiều tại khách sạn thật ngon và trong một bầu không khí vui nhộm. Bửa cơm với món thịt ḅ tái Cầu Mống, gỏi tỏi và đậu sào.
Khách sạn chúng tôi nằm trên đường Bạch Đằng cạnh bên bờ sông Hàn nên chúng tôi tự do đi dạo suốt ven Sông Hàn dưới ánh đèn điện. Khi mỏi chân chúng tôi lấy xíc lô đi dạo phố Đà Nẵng "by night" cho tới 23 giờ đêm mới trở về.

Sáng hôm sau, một buổi sáng tự do đi tham quan thành phố và mua sắm. Những loại mặt hàng đá quư và tuyệt đẹp do một làng mỹ nghệ Non Nước, chuyên đồ đá, được h́nh thành vào thế kỷ 18 do một nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khai phá. Theo tôi được biết, sang thế kỷ 19 th́ cả làng Quan Khái (nay là Ḥa Hải) đều sinh sống bằng nghề này.
Nguyên liệu để làm ra các sản phẩm mỹ nghệ là đá cẩm thạch trước đây được khai thác ở các núi Ngũ Hành Sơn. Đá Ngũ Hành Sơn nhiều vân ngũ sắc, vẻ đẹp cao sang và mặt hàng được ưa chuộng trong xây dựng, kiến trúc. Ngày nay, để bảo vệ Ngũ hành. Làng nghệ nhân nhập đá từ nơi khác.

Sản phẩm mỹ nghệ đá cẩm thạch khá phong phú : Tượng Phật, tượng thánh, tượng người, tượng muông thú … ṿng đá đeo tay trơn láng đầy màu sắc chạm trổ tinh xảo, công phu. Đến đỗi cháu gái nhỏ bé của tôi bị hoa mắt.

Vào 11giờ chúng tôi trở lại điểm hẹn để lên xe đi tiếp cuộc hành tŕnh. Điểm hẹn tiếp theo: Huế.


Chùa Linh Ứng

Bạch tuyết
France, Paris 11.2004

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>