Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Kư sự


Giuseppe Tâm và Mẹ Nga


Đợi Đèn xanh - SàiG̣n


 

Sài G̣n
T̀NH XƯA CỦA MẸ

 
 

Tôi biết trong người tôi có gịng máu Việt Nam luân chuyển từ năm tôi lên sáu, lúc vào trường Tiểu học. Trí óc non dại của tôi nhớ hoài đôi mắt chiêm ngưỡng của cô giáo tôi nh́n tôi khi mẹ tôi dẫn tôi đến giới thiệu trước mặt cô, cô buột miệng thốt "thằng bé đẹp quá, hai gịng máu có khác". Về nhà hôm đó, tôi hỏi mẹ "Tại sao con có hai gịng máu hở mẹ? ". Mẹ tôi cười, bảo : " V́ mẹ là người Việt, c̣n cha là người Ư, nên con mang gịng máu Ư-Việt ". Theo ngày tháng tôi lớn dần để thỉnh thoảng nghe mẹ kể chuyện lương duyên của mẹ với cha, chuyện t́nh không hẹn mà gặp, không mơ mà thành. Nhưng từ trong những lời kể lể đó, không những chỉ có tôi mà cả cha tôi và em gái tôi c̣n đuợc biết thêm một mối t́nh mặn nồng hơn của mẹ, mối t́nh xa xưa với nắng mưa, phong thổ, tập quán của thành phố nơi đă cho mẹ sinh ra và trưởng thành đến lúc phải rời xa, thành phố Sàig̣n.

Mẹ nhắc hoài Sàig̣n với quận 5 Chợ Quán, nơi mẹ đă ra đời. Mẹ ngậm ngùi kể chuyện lửa binh thiêu rụi ngôi nhà của ông bà ngoại tôi nên cả gia đ́nh phải dời về Chánh Hưng, quận 8. Giọng mẹ tha thiết hơn mỗi lần nói về nơi nầy, nơi ghi dấu ấn thương yêu đầu đời của mẹ. Dấu ấn với căn nhà bên con lạch nhỏ, mái chùa con, ngôi trường tiểu học, bạn bè, hàng xóm xưa; những đêm hội đ́nh, hát miểu, những ngày rong ruổi xóm dưới, làng trên.


Một góc nh́n SàiG̣n

Nhưng mối t́nh của mẹ không chỉ dừng lại nơi miền thơ ấu đó mà lớn dần với ngôi trường Gia Long xa tận trung tâm thành phố, con đường Trương công Định có vườn Tao Dàn cây dài bóng mát mẹ đi qua để đến trường. Mẹ lật album h́nh củ cho cha con chúng tôi xem ngôi trường Gia Long cổ kính với ngôi chùa Xá Lợi trang nghiêm bên cạnh có những tà áo trắng đứng ngồi chờ trông giờ trường mở cổng. Giọng mẹ vui hẳn lên mỗi lần thuật đời trưởng thành của mẹ với sở làm, bè bạn Cty Hoàn Cầu Bảo hiểm trên đường Nguyễn công Trứ, khu vực của các Cty bảo hiểm, các ngân hàng, đại diện kinh doanh xuất nhập khẩu. Mẹ kể hoài không hết chuyện nắng sáng, mưa chiều của Sàig̣n với nón đội, dù che khi mẹ cùng bè bạn thong dong lúc ăn dạo từ những hàng bún riêu, bánh canh trên vĩa hè bên lề những con đường cạnh trường Kỹ thuật Cao Thắng, sau lưng Ngân Hàng Thưong Tín, những quán kem trên đại lộ Lê Lợi,Nguyễn Huệ, khu thương xá Tam Da, hàng gỏi ḅ khô trên đường Dinh Tiên Hoàng từ Bến Bạch Dằng đi lên. Công trường Duy Tân với hồ con Rùa cũng có rất nhiều h́nh trong album của mẹ. Mẹ bảo mẹ thích ngắm sông Sàig̣n để ngó mong qua Thủ Thiêm mà mơ màng màu xanh cỏ cây bên đó. Tôi cũng nghe hoài đến độ có thể tưởng tượng ra được Cảng Sàig̣n có Bến Nhà Rồng nơi mẹ ngày hai buổi đi qua để đến Cty Xây Lắp Công Nghiệp bên kia cầu Tân Thuận, nơi làm việc thứ hai của mẹ sau ngày VN thống nhất. Nhưng nơi chốn làm việc sau cùng của mẹ mang nhiều h́nh ảnh nhất trong album phải nói đến ngôi nhà cao tầng IMEX nằm trên số 8 đường Nguyễn Huệ, mẹ bảo chợ hoa Sàig̣n mỗi năm vào dịp Tết thường được bày bán dọc dài trên con đường đó. Mẹ bảo Sàig̣n có rất nhiều chợ, tiêu biểu cho sự phồn thịnh của thành phố, từ Chợ Lớn sầm uất ở quận 5, quận 6 với đông đảo người Hoa đến chợ Sàig̣n thênh thang chểm chệ giữa ḷng thành phố, chợ Hoà B́nh có tầng cao mỏi nhịp, chợ cầu Ông Lảnh, cầu Kho, cầu Muối với khu Dân sinh luôn rộn ràng, chợ Xóm Chiếu, Gia định, chợ Dủi, Tân Định và rất nhiều chợ khác trong mỗi địa phương. Mẹ bảo Sàig̣n không có tính kỳ thị tôn giáo nên chùa chiền yên ả hoà ḿnh với những đền Hồi, những ngôi giáo đường Thiên Chúa. "T́nh" của mẹ tản mạn nhắc đến văn hóa Sàig̣n qua các ngôi trường trung học nổi tiếng Pétrus Kư, Gia Long, Trưng Vương, Lasan Tabert, Lê quí Dôn, v.v.. những khu Dại học Dược, Y, Luật, Văn và Hành chánh, Kiến trúc, Mỹ thuật, v.v..Thảo cầm viên Sàig̣n với bảo tàng viện bên trong cũng được mẹ chụp rất nhiều h́nh. Thư viện Quốc Gia đồ sộ là nơi mẹ vẫn thường ghé bước. Mẹ kể tên những rạp chiếu bóng, cải lương mà mẹ và các d́, các cậu tôi hay vui chơi tham dự. Mẹ cũng bảo Sàig̣n là nơi có rất nhiều bịnh viện lớn như Đồn đất, Sàig̣n, B́nh Dân, Nhi đồng, Chợ Rẩy, v.v..để bảo đảm sức khoẻ người dân. Mẹ cũng không quên miêu tả cho chúng tôi nghe nét kiến trúc độc đáo một thời của Ṭa đô chánh, nhà Bưu điện Sàig̣n. Và c̣n nữa, c̣n rất nhiều những nơi chốn ghi dấu thương yêu trong t́nh xưa của mẹ, tất cả làm tôi háo hức để ao ước có được một lần đến viếng.


Cầu Chánh hưng sinh động

Sự háo hức đó tôi được thỏa măn khi năm 1995 mẹ dẫn anh em tôi về thăm lại chốn xưa. Sàig̣n trong lời mẹ kể, trong h́nh mẹ chụp hiển hiện dưới mắt tôi linh động hơn nhiều. Linh động v́ có sự sống nhịp nhàng, bao canh tân biến đổi và v́ có tôi ḥa lẫn bên trong. Anh em tôi được mẹ dẫn đi khắp cùng những nơi một thời mẹ đă đến, được thấy, được nghe những ǵ mẹ chưa kể chúng tôi nghe. Tôi đắm ḿnh tắm nắng Sàig̣n, nhuần mưa nhiệt đới, thưởng thức vị thơm, quả ngọt của cây trái miền nam, hiểu thế nào sự khác biệt dịu dàng của nước dừa tươi, ly rau má, nước mía bên đường với lon Coca, Pessi Cola đậm xịch chất đường hóa học. Ngon làm sao dĩa cơm tấm, tô hủ tíu ḅ kho , tộ bánh canh cua gị heo nếu so với miếng pizza, bánh paté khô khốc của thành phốTorino nơi tôi sinh trưởng. Trong gia đ́nh mẹ vẫn thường làm cơm VN cho anh em chúng tôi thưởng thức nhưng cá trotta, persico miền bắc Ư ngọt thịt sao bằng cá lóc, cá trê, cá sặc bán ở các chợ Sàig̣n. Hàng quán Sàig̣n vừa rẻ, vừa ngon, chế biến tinh tường trong cách nấu, chiều khách trong lối mời, cách đải, thể hiện tính hiếu khách của dân tộc mẹ tôi. Nhưng tính hiếu khách của các nhà hàng chỉ là một phần tính người nơi đây, phải nói là tôi nghe dễ chịu làm sao trước lời xưng hô, cách đối xử của dân Sàig̣n. Một bác xích lô, một chị bán hàng, một thầy cảnh sát, tất cả đều xưng “cô, chú “ với tôi, với lối nói chuyện đó tôi thấy ai ai cũng là người thân của ḿnh, cái t́nh của người nơi đây là thế đó, mộc mạc, chân thành, cởi mở chứ không g̣ bó, kiểu cách như dân châu Âu, châu Mỹ. Bắt chước cách nói thành phố của mẹ tôi, tôi phải thú thật rằng người Sàig̣n dễ chịu "hết xẩy".


Bưu điệ chính SàiG̣n

Chúng tôi trở về Ư với bao nuối tiếc một tháng hè trôi quá mau. Và cũng kể từ ngày ấy tôi hiểu v́ sao mẹ thủy chung với mối t́nh mang tên thành phố đó, v́ chính tôi, chỉ một lần dừng chân ghé bước tôi cũng đă mang vướng nhớ nhung. Nổi nhớ trong tôi theo thời gian tăng trưởng bằng những chiều coi VTV4 trên đài truyền h́nh thấy lại Việt Nam, thỉnh thoảng gặp lại Sàig̣n qua đâu đó phần tin tức, phần nhạc, kịch, phóng sự. Sàig̣n hôm qua là t́nh xưa của mẹ, mối t́nh ấy nặng măi thiên thu dù đôi bên chưa một lần ḥ hẹn. Sàig̣n hôm nay và ngày mai là mối t́nh thầm lặng của tôi với quê mẹ dịu hiền. Sàig̣n là người t́nh chung của những ai đă một thời nương ḿnh nơi đó, là tiếng gọi mời cho những kẻ đă một lần ghé thăm. Torino là thành phố quê cha, Sàig̣n là trái tim đất mẹ. Tôi yêu cả hai tên gọi đó như yêu cả mẹ và cha, nếu Torino là máu thịt th́ Sàig̣n là tim óc trong tôi. Năm tới tôi sẽ cùng mẹ về Việt Nam thăm t́nh xưa của mẹ, t́nh mới của tôi, phi trường Tân Sơn Nhất biết đâu ngày đó ước ǵ có người mở loa ḥa nhạc hát bài Sàig̣n Ngày Trở Lại để đón bước cố nhân.

Muscarello Giuseppe Tâm

Italia, Torino 15-12.2004

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>