Không ai ngắm trăng chiều, vậy mà lúc này mới thực là lúc trăng cần sự để ư của chúng ta nhất, v́ sự tồn tại của trăng c̣n nằm trong nghi vấn. Trăng chiều là một cái bóng trắng nhạt, nhú ra từ bầu trời xanh thẳm, choáng ánh mặt trời, ai dám bảo cho cả lần này, trăng vẫn nhận lấy h́nh hài và tỏa rạng ? Trăng chiều - thật mảnh dẻ, thật nhợt nhạt, thật mỏng manh ; chỉ từ một bên mà dần dà hiện ra một vành rơ nét h́nh lưỡi liềm, c̣n lại th́ vẫn dầm trời xanh. Trăng chiều như chiếc bánh lễ hay trong viên kẹo chảy nửa; nhưng ở đây th́ cái ṿng trắng không đang tan mà đang tụ, tự kết tập ra nó, trong lúc phải gánh chịu những cáibóng và những đốm xám xanh mà không hiểu đă thuộc về địa lư con trăng , hay vẫn c̣n là những giọt răi của bầu trời c̣n thấm đẫm quả vệ tinh xốp như miếng cao su bọt biển.
Lúc này bầu trời vẫn c̣n là điều ǵ đó rất cô động và cụ thể. Bạn không thể chắc có phải từ cái bề mặt căng và liền của bầu trời mà một h́nh thể tṛn và trắng nhạt - với một độ chắc, đặc hơn các đám mây một chút – đang tách riêng , hay đây chỉ là một cuộc gậm nhấm mô thớ phông trời, một buổi hé mở đỉnh ṿm, một chuyến thông kẽ lên cái khôn cùng bên trên. Trạng thái bất định càng tăng thêm do cái tính không quy cách của h́nh thể, vừa đang định h́nh ( nơi các tia nắng mặt trời xế tàn chiều đến nhiều nhất ) lại vừa nấn ná trong cái nhá nhem. Do đường ranh giữa hai khu vực không rơ nên kết quả không phải là cái vẻ cộm chắc thấy trong các phối cảnh, mà là một trong những con trăng be bé vẽ trên tờ lịch, nơi một nét trắc diện trắng nhoi lên từ một ṿng tṛn đen nho nhỏ. Việc ǵ mà phải thở than về điều này khi trăng vẫn c̣n là một vành trăng lưỡi liềm chưa phải là vầng trăng rằm hoặc sắp đến rằm. Thật vậy , một thể dạng đang tự vén mở dần dà khi sự tương phản giữa vành trăng với bầu trời ngày càng đậm hơn, và chu vi của trăng hiện ra sắc nét hơn, cùng ít vết khuyết bên vành đông.
Cần phải nói rằng , sắc xanh da trời đang liên tục ngả sang sắc xanh nhạt lai hồng sang sắc tím ( những tia sáng mặt trời hóa đỏ ) rồi sang sắc xám tro và nâu sẫm ; cứ mỗi lần như thế, sắc trắng của trăng lại nhận được một cú hích , nhô lên cương quyết hơn, và trong trăng , cái phần rực sáng nhất , giành thêm được độ rộng cho đến khi bao trùm lên trọn đĩa. Như thể các tuần trăng , trăng phải trải qua suốt tháng lập lại trong cái vầng tṛn hoặc khuyết này, giữa khoảng giờ trăng mọc và trăng tà, chưa kể là cái khuôn tṛn ít nhiều lúc nào cũng thấy. Giữa khuôn trăng , những vết đốm c̣n đó, hay đúng ra, những khoảng tranh sáng , tranh tối trở nên rơ nét hơn , nhờ độ sáng rỡ của phần c̣n lại, giờ th́ không c̣n ǵ nữa, chính vầng trăng đă cưu mang chúng như những vết bầm , vết rám và không thể xem chúng là hững vệt trong của phông trời , toạc lên manh áo choàng của một hồn trăng không thể tạng.
Thật ra, vẫn chưa chắc vầng trăng chiều giành được cái hiển nhiên (và phải nói ) cái lộng lẫy, là nhờ cuộc rút lui chầm chậm của bầu trời , càng lùi xa càng ch́m trong tối, hoặc giả, chính vầng trăng khi đang hiện, đă góp nhặt ánh sáng vương văi chung quanh trước đó và ánh sáng của cả bầu trời , rồi rót tất cả vào cái miệng tṛn như phễu của nó.
Đặc biệt, những thay đổi này không khiến ta quên đi, là trong lúc đó, quả vệ tinh đă xê dịch trên bầu trời phương Tây , tiến lên và thăng cao. Trăng là một thiên thể chuyển biến nhất của vũ trụ hữu h́nh, một thiên thể quy cũ nhất trong những quán tính phức tạp của nó : trăng không bao giờ lỡ hẹn, bạn bao giờ cũng có thể chờ trăng nơi chốn hẹn ḥ, nhưng nếu bạn rời trăng chốn nọ, bạn sẽ luôn thấy trăng ở chốn kia.; nếu bạn nhớ trăng qua gương mặt nghiêng nghiêng trong tư thế nhất định, th́ đây, tư thế trăng đă thay đổi ít nhiều. Ấy vậy, mà dù bạn có bám sát trăng cách mấy , bạn cũng chẳng nhận ra là trăng đang tế nhị lờ bạn đó. Chỉ mây trời là xen vào, tạo ra cái ảo giác về một chuyến chuyển dịch và biến thái chớp nhoáng; hay rơ hơn , để chứng tỏ một sự hiển hiện sống động của những ǵ không thế , sẽ vuột khỏi tầm mắt nh́n.
Có đám mây lướt ngang, từ xám chuyển sang màu sáng sữa và trắng trong, bầu trời trở nên đen kịt đằng sau. Đêm kéo màn. Sao thắp. Vầng trăng là một chiếc gương soi lớn rực sáng đang bay. Ai c̣n nhận ra những ǵ của trăng vài giờ trước nhỉ ? Giờ th́ trăng là một mặt hồ tỏa sáng , phun các tia chói rọi , ràn rụa vầng bạc sắc lạnh trong bóng đêm và dạt dào ánh trắng trên lối kẻ mộng du.
C̣n ngờ ǵ nữa, cái khởi sự bây giờ là một đêm trăng rằm đông tráng lệ. Đến điểm này , tin chắc rằng trăng không c̣n cần ḿnh, Palomar quay vào nhà.
(Trích dẫn : chương NHỮNG NGÀY HÈ CỦA PALOMAR qua đề mục PALOMAR NH̀N TRỜI 49 đến trang 52 )
1 - ITALO CALVINO ( 1923 – 1985 ) Bậc thầy về phúng dụ và tưởng tượng , một trong những nhà văn ITALIA nổi bật khoảng nửa sau thế kỷ XX.
2 - PALOMAR (1983) tiểu thuyết cuối cùng và là một trong những tiểu thuyết sáng giá nhất của ITALO CALVINO.