Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự


Trịnh Công Sơn
T́nh Ca Người Mất Trí


Bức ảnh của Eddie Adams.

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn

CHƯƠNG II
Kí Ức Một Sài G̣n

Tâm Sự Của Trần Văn Lang

 
 


26 tháng 11(1967)



Pḥng làm việc của Ṭa báo Pháp có một nhân viên người Việt tên là Trần Văn Lang. Ông ta phụ trách về thống kê. Bàn làm việc của ông ta cũng đặt trong cùng pḥng của François Pelou. Ông ta ngồi đấy từ sáng đến tối, im lặng và bất động đến nỗi không ai nhận ra sự có mặt của ông ta. Nếu như ai đó t́nh cờ nh́n thấy ông ta trong lúc đó chắc phải sững sờ v́ tưởng rằng đó là một pho tượng vô cảm. Ông ta không hề đứng lên, không hề nói một câu, ông ta chỉ viết, chỉ có thế. Những ngón tay của ông ta dài và mảnh mai cầm chiếc bút mực kiểu cổ. Đặc biệt là mỗi cử động của ông ta khi chấm mực, bàn tay ông ta vươn từ từ đưa cái bút đến lọ mực sao mà chậm đến thế. Tựa như sẽ không bao giờ với tới. Không có ǵ làm ông ta phải sửng sốt hay bực bội. Cái buổi chiều hôm chờ tin ba người Việt cộng bị xử bắn, ông ta đă là người duy nhất không biểu lộ sự lo lắng, hồi hộp.
Chung quanh bàn làm việc của ông ta là một bức tường vô h́nh cách biệt ông ta với chúng tôi, và từ bức tường đó đôi mắt của ông ta chỉ cử động khi nh́n François. Với cái liếc trộm, với bộ mặt bất động. Bộ mặt của ông ta gầy và vàng, như không có tuổi tác.
Mối liên kết duy nhất của ông ta với thế giới xung quanh ở đó là với François. Quả là như vậy, giữa họ có một sự thông hiểu một cách lạ lùng biểu hiện qua những lần ông ta cất lên tiếng nói, qua giọng nói của ông ta. C̣n giọng nói của François thường lúc nào cũng khô cứng nhưng khi nói với ông ta th́ lại trở nên th́ thầm, tŕu mến. Giọng nói của ông ta tưởng chừng như không có bỗng dưng chợt cất lên và nghe như tiếng chích chích của một con chim đang nhảy nhót “Monsieur Pelou…”, “Monsieur Lang…”.

Cho tận sáng nay tôi chưa hiểu lư do tại sao ông ta như vậy và thú thực là tôi đă phải hỏi rơ nguyên do. Tôi ṭ ṃ về ông Lang hơn từ khi tôi đă biết rằng ông ta không giống một cái xác ướp một chút nào. Thứ nhất là ông ta có ba vợ, theo đúng tiêu chuẩn cho phép của đạo Phật,và ông ta yêu cả ba bà như nhau cho dù ông ta chung sống với bà hai. Ví dụ như trong những ngày lễ ông ta có mặt cùng tất cả ba bà tại nhà của người vợ cả, và nếu như ông ta mời một người bạn ăn tối, bữa tối ấy sẽ được tổ chức tại nhà của bà vợ hai: có sự tham dự của bà vợ cả và bà vợ ba, tất cả đều cùng chung sống một cách ḥa hợp. Ông ta thích mọi người và không phải v́ nhu nhược hay chán ghét mà ông ta khép kín ḿnh trong sự im lặng bất động ấy. Françoi nói rằng tôi chắc sẽ phải nhận ra là ông ta không bao giờ quay lưng về phía cửa ra vào và đôi mắt của ông ta để ư theo dơi hết mọi sự đang xảy ra, để xem có ai đến.
- Không, François, tôi không để ư.
-Nếu vậy tôi sẽ đề nghị ông ta nói chuyện với cô.
Và thế là sáng nay ông Lang đă kể cho tôi nghe, với cái giọng be bé như tiếng chích chích của con chim, trong khi ông ta nói tôi nhận ra đúng là dưới cặp mi mắt ông ta theo dơi không bỏ sót mọi sự đang xảy ra, xem có ai đến , đôi tai dỏng lên nghe từng tiếng động nhỏ.
-Ông Lang, ông sợ cái ǵ ? cái ǵ sẽ xảy đến với ông ?
-Tôi có thể sẽ bị bắt lần nữa, madame.
-Ông đă bị bắt rồi sao, ông Lang ?
-Ồ vâng, madame !
Và ông ta đă kể lại v́ sao. Một Việt cộng đă ném một trái ḿn vào một quán bar, các cảnh sát của tướng Loan đă bao vây khu vực đó và giữ lại một người mà không hề có liên can đến vụ này. Rồi bọn họ tra vấn những người xung quanh: “Ê, có biết người này không ? Có biết người này không ?”
Ông Lang cứ tưởng là sẽ giúp đỡ được người đó, nên đă trả lời là có. Ngay lập tức họ xô lại và tóm bắt ông ta. Ông ta bị nhốt trong một pḥng giam của nhà tù trung tâm và bị bỏ quên ở đó trong ṿng một tháng. Việc này xảy ra thường xuyên khi có một cuộc bắt bớ hàng loạt: họ tống người bị bắt vào pḥng giam và bỏ quên trong đó. Ông ta chỉ được nhớ tới khi bà vợ thứ ba của ông ta đi cầu cứu François và anh ta đă ngay lập tức đến gặp viên quản lư trại giam: Đại úy Phạm Quang Tân.
- Ngày hôm đó thật là tuyệt, madame, bởi v́ hôm đó họ muốn hỏi cung tôi, và trong khi chờ đợi cuộc hỏi cung họ nhốt tôi vào pḥng giam bên cạnh văn pḥng của đại úy Tân, và trong lúc ông Pelou nói chuyện với đại úy Tân tôi đă nghe thấy hết. Ông ta không biết ǵ cả nhưng tôi th́ đă nghe thấy hết.
- Rồi họ thả ông ra chứ, ông Lang ?
- Vâng, gần như ngay lập tức.
-Nếu vậy th́ tại sao họ lại phải bắt ông lần nữa, ông Lang ?
- Họ làm như vậy đấy, madame. Ai mà bị bắt một lần coi như là đă bị kết án. Bà cứ giả thiết là đại úy Tân cho rằng đă mắc phải một sai lầm là đă thả tôi ra để làm hài ḷng ông Pelou. Madame, tôi chắc chắn là người Pháp và cả tôi đều không ưa thích ǵ người Mỹ, madame.
- Signor Lang, ông Lang. Ông ghét họ lắm hay sao ?
- Vâng, đúng thế madame. Lỗi tất cả là do người Mỹ, madame. Khi họ chưa đến đây, vào thời kỳ tổng thống Diệm, mọi sự không đến nỗi tệ hại như thế này, bà biết chứ ? Ví dụ như người ta có thể ăn một bữa trọn vẹn chỉ mất có năm đồng. Bây giờ phải mất đến hai ngàn đồng cũng chẳng đủ. Thời Diệm không có khó khăn về nhà ở. Bây giờ, đối với người Việt Nam th́ chỉ có t́m được những căn nhà ọp ẹp, những ngôi nhà đẹp hơn cả th́ người Mỹ họ lấy hết rồi bởi v́ họ trả với giá cao kinh khủng. Rau quả th́ người Mỹ họ ăn tuốt tại v́ họ đă kư hợp đồng độc quyền với Tập đoàn Rau quả.
Bà có biết ở Sài G̣n bói không ra một trái dâu không. Người Mỹ không thể sống thiếu trái dâu được nên họ thu mua tất tật. Điều tôi muốn nói là: toàn bộ nền kinh tế bị đảo lộn. Ví dụ một người lái xe lam kiếm được mười ngh́n đồng một tháng, một gái điếm kiếm được thậm chí đến một trăm ngàn đồng một tháng, trong khi một kỹ sư cũng chỉ kiếm được có mừơi ngàn đồng. C̣n chợ đen th́ bây giờ là một cái chợ b́nh thường, thuốc kháng sinh người ta không c̣n mua tại hiệu thuốc nữa mà người ta mua ở chợ trời cùng với những bộ binh phục Mỹ, chăn Mỹ, súng lục Mỹ…
- Ông ghét người Mỹ do những lư do này sao, ông Lang ?
- Ồ không, madame, v́ lư do này nữa - ông ta hạ thấp giọng xuống, cặp mắt liếc về phía cửa ra vào- tại v́ họ là những kẻ đối địch mà không biết tôn trọng người đối địch. Họ gọi chúng tôi là bọn mọi rợ, lù đù, ngu xuẩn. Họ làm bẽ mặt chúng tôi trong bất kỳ t́nh huống nào, họ tỏ vẻ hùng dũng. Thế giới cứ tiếp tục nh́n người Mỹ như trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai: toàn là các cậu trai trẻ ngây thơ tốt bụng. Ở Việt Nam họ không như vậy một chút nào hết. Họ không biết thương xót là ǵ: giá bà được nh́n thấy họ đi càn một làng quê. Họ đưa đi cùng một đoàn lính Nam Triều Tiên là loại lính hung tợn nhất. Rồi họ bắc loa kêu lớn:" bốn mươi phút nữa, ba mươi phút nữa chúng tôi sẽ đốt làng. Tất cả hăy xếp hàng ra xe tải”. Trong bốn mươi phút, trong ba mươi phút th́ làm được cái ǵ? Dân làng t́m cách thu nhặt đồ đạc. Lính Nam Triều Tiên không cho dân làng thời gian để thu nhặt mà c̣n xô đẩy, đập phăng báng súng vào họ, đá chân vào họ. Đàn bà th́ khóc lóc, trẻ con th́ la hét. Ở miền quê việc thờ cúng người chết rất quan trọng, bỏ bàn thờ người đă khuất không có một ngọn nến thắp là phải tội. Thường thường trước khi xe tải chạy, có một người nào đấy chạy trở lại để thắp một ngọn nến. Thế là trong khi người ấy thắp nến, bọn lính Nam Triều Tiên xả một tràng súng bắn chết người ta. Khi ngọn lửa bốc cao trên các mái nhà làng, bao giờ cũng có một vài người bị bắn … bị ngă xuống chết.
- Chiến tranh là như vậy, signor Lang.
- Không, đó không phải là chiến tranh, đó là điều dớ dẩn của người Mỹ, mà họ tŕnh diễn với bàn tay sạch. Người Mỹ biết rất rơ những ǵ mà quân Nam Triều Tiên làm: ví dụ như để tra khảo tù binh chẳng hạn, họ đưa tù binh lên máy bay trực thăng, mỗi lần hai người , rồi họ trói một người vào dây và thả xuống. Người tù này bắt đầu bị đung đưa rồi quay tṛn, rồi gào thét cho đến khi gần chết, rồi họ cắt đứt dây buộc người này, c̣n người tù kia v́ sợ không muốn bị như vậy nên đă khai ra hết. Khi đă khai ra hết, họ ném nốt người tù ấy xuống mặt đất.
- Việt cộng có tử tế ǵ hơn, ông Lang.
- Không, bà thấy dưới quân Đức sao.Tôi không phải là người xấu xa, nhưng tôi đă trở nên xấu xa trong nhà tù. Ngày và đêm tôi đă nghe thấy bạn tù rú hét dưới những đ̣n tra tấn. Ngày và đêm. Tiếng rú hét thật là khủng khiếp. Bà có biết tôi đă phản ứng như thế nào không ? Tôi không cảm thấy đau xót cho họ, mà cho tôi. Tôi đă nghĩ: "bây giờ chắc là họ khai tên tôi ra. Rồi tôi lại nghĩ: Một ngày nào đó mọi thứ sẽ đảo ngược tất cả”.
- Đảo ngược tất cả ?
- Tôi cũng không biết nữa. Tất cả chúng tôi đều mất can đảm, bất lực trong sự yếu thế. Bà thấy đấy, ở Sài G̣n không c̣n xẩy ra những vụ phá hoại nữa v́ gián điệp ở khắp mọi nơi. Bất cứ ai cũng có thể là gián điệp: vợ, con, anh, em. Tôi có một đứa con trai mười tám tuổi, tôi đă che giấu nó bằng trường học để cho nó khỏi phải đi lính. Khi con tôi nói với tôi là nó bất đồng với quan điểm của tôi, v́ vậy nếu người ta gọi nó đi lính nó sẽ đi. Tôi đă có một sự sợ hăi nào đấy.
- Về con trai ông ?
Ông ta cúi gập đầu xuống và khóc. Những giọt nước mắt dài lặng lẽ rơi xuống đôi bàn tay đan kết vào nhau. Trong ḍng nước mắt ấy ông ta đă khép kín ḿnh lại trong sự im lặng hàng ngày và ông ta không c̣n nói với tôi một lời nào nữa.


(C̣n tiếp)

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>