Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Người lữ hành


Ca khúc
Ngược Ḍng Hương Giang
Saxo- Trần Mạnh Tuấn


Lời bài hát

Giọng ca Vân Khánh

 

Huế Thương
Huế mộng mơ

 
 

[3]



TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ

Tôi dùng bữa điểm tâm gần cữa sổ để thả hồn theo mấy chú bướm và tiếng chim liếu lo. Quanh tôi có vài cặp mắt lờ đờ như c̣n dang díu với gối chăn...

Cậu Duy Hải : - Theo chương tŕnh, sáng nay chúng ta sẽ đi viếng bốn lăng tẩm của các vua việt nam và Chùa Thiên Mụ.

Lăng, tẩm là nơi an nghỉ ngàn thu của các vua. Phải nói rằng Huế có tất cả tám lăng tẩm. Các lăng này được xây cất rất là công phu và khởi công xây từ khi ông vua đó đang trị v́. Do vậy lăng không c̣n là cơi chết mà được coi như hành cung thứ hai để vua thưởng ngoạn. Hầu hết các lăng đều được xây về hướng tây nam của kinh thành Huế và mỗi lăng gồm có hai khu : khu thờ phụng tưởng niệm (tẩm) và khu phần mộ (lăng). Ngoài những công tŕnh kiến trúc chủ yếu, trong các Lăng c̣n có hồ sen, núi giả (ḥn non bộ), vườn hoa, cây cảnh, đồi thông, đ́nh, cầu quán … tạo thành những cụm kiến trúc gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên. Vây quanh mỗi khu lăng tẩm là một dăy trường thành (la thành), cũng có lăng không xây la thành. Tuy nhiên mỗi lăng có một kiểu kiến trúc riêng, điều đó phần nào phản ánh được tư tưởng, quan điểm, thẩm mỹ, cá tính, thị hiếu của từng ông vua.

Viếng thăm các di tích bằng du thuyền là một ư tưởng lăng mạn. Hai bên bờ sông Hương đất bồi phù sa màu đen xám đậm. Dọc theo bờ có nơi là khoảng trống, cây cỏ xanh hoang sơ làm tăng thêm nét tự nhiên. Có nơi được trồng trọt, rau cải xanh tươi mượt mà. Phong cảnh ven bờ xen nhau ẩn hiện dưới tầm nh́n lữ khách. Thỉnh thoảng du khách đối mặt với những khúc sông rực sáng, chói ngời bỡi ánh mặt trời. Đôi lúc ḍng nước lờ đờ phẳng lặng đáy in bóng núi đồi Ngự b́nh. Tôi vươn vai hít thở làn không khí mát lạnh, trong lành của một ngày đẹp trời.

Chuông * Bia đá Tương Phật*


Thuyền sắp cập bến. Trước mắt tôi hiện ra một tháp 7 tầng vĩ đại đứng sừng sững trong màn sương mỏng.
-Tôi sững sờ buộc miệng nói : Waouh !!!
Cả đoàn ai cũng quay lại nh́n tôi bằng cặp mắt cảm thông và tặng tôi nụ cười hiền dịu.

Đây là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Chùa được xây dựng trên đồi Hà Khê bên tả ngạn sông Hương, Chùa có từ thế kỷ 14, gắn liền với một huyền thoại bà tiên áo đỏ mà tôi đă được đọc qua. Bởi vậy chùa mang tên là Thiên Mụ (Bà Tiên trên trời).

Kiến trúc của chùa cũng giống như nhiều chùa khác ở Việt Nam nhưng đáng chú ư nhất là ngọn tháp Phước Duyên. Tháp xây h́nh bác giác cao 21 m chia làm 7 tầng. Ở mặt phía nam, mỗi tầng có một cửa ṿm cong và bên trong có đặt tượng Phật. Riêng tầng trên cùng đặt ba pho tượng ( trước kia bằng vàng, đă bị một tên lính tây cắp mất, nay thay bằng tượng đồng ).

Chuông chùa Thiên Mụ có tên là đại Hồng Chung cao 2,5 m, đường kính 1,4 m, nặng 2.632 kg là một trong những thành tựu về nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỷ 18.

Bia đá chùa Thiên Mụ được Chúa Nguyễn dựng vào năm 1715, cao 2,6m, rộng 1,2m đứng trên lưng con rùa lớn, bằng đá cẩm thạch. Tôi im đứng trước bia đá. Tôi nghiên đầu thầm khâm phục và hảnh diện trước những di sản của cha ông ḿnh để lại.


Từ ngoài cửa đi vào có điện Thiên Vương , điện Ngọc Hoàng, điện Đại Hùng, Thuyết Pháp đường, lầu Tàng Kinh. Hai bên có lầu chuông, lầu trống, điện Thập Vương, Vân Thủy đường, Trai Vị đường, Thiện đường, điện Đại Bi, điện Dực Sư.

Đi tiếp ra sau chùa là vườn Côn Da nơi mà chúa thuở xa xưa hay đến giữ trai giới (ăn chay nằm đất) tại vườn Côn Da một tháng.
May mắn quá, chúng tôi đến nhằm mùa hoa đào nở. Tôi được ngắm những cây đào triễu nặng hoa hồng tím tuyệt đẹp.

Khi quay trở ra, Chúng tôi ghé vào chánh điện mỗi người đốt một nén hương lạy phật tạ ơn, mỗi một lạy cũa chúng tôi được đi kèm 1 tiếng chuông rền ! Tiếng bưư..ưng và tiếng boo..ong ngân nga luân phiên nhau quyện cùng mùi hương trầm ngào ngạt, đang d́u tôi vào thế giới linh thiên, siêu thoát! Tôi nghe ḷng thanh thản như vừa trút được gánh nặng xác người phàm tục, đầy ham muốn, ưu phiền và tội lỗi.

Bái Phật xong ai cũng vội vàng chụp h́nh kỷ niệm và thả mắt ngắm sông Hương. Chúng tôi cùng đoàn rời khỏi Chùa Thiên Mụ trong ḷng c̣n tiếc "thời gian quá ngắn ngủi" !.

Dọc đường cậu Duy Hải đang kể về câu chuyện xa xăm thần thoại "Vua Nhà Nguyễn gặp bà tiên".


Đặc điểm : Thiên Mụ có
Hướng dẫn tại chỗ tốt.

LĂNG MINH MẠNG (Hiếu Lăng) :

Đây c̣n gọi là Lăng Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế xây tại núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, Huyện Hương Trà. Năm Minh Mang thứ 21 (1840) vua ban cho núi ấy tên Hiếu Sơn. Đến năm Thiệu Trị thứ nhứt (1841) vua này dâng tên lăng gọi là Hiếu lăng, đến năm 1843 mới xong.
Đại thể Hiếu Lăng không được hoành tráng lắm nhưng có vẻ u-sầm hơn. Chung quanh xây thành bít kín cả. Cây cối um-tùm, đ́nh tạ lâu đài rải rác khắp nơi.

Bên trong là Bảo Thành, cây mọc như rừng, rất khó định h́nh địa phận. V́ từ đời vua Minh Mạng, theo lễ xưa, khi chôn vua th́ phải làm cẩn mật, đào đường toại-đao đem tử-cung vào xong lấp lại cho mất tích. Bảo-Thành mặt trước cao 2,24 m, mặt sau cao 3,24 m, chu vi 241 m. Cửa vào xây bằng cẩm-thạch, cánh cửa bằng đồng.

Chúng tôi được vào cửa hông, vừa bước vào ḷng tôi bàng hoàng, lân lân như đi vào cơi "thiên thai", trong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp có ghép vào cảnh nhân tạo diệu kỳ, gợi lên trong trí viếng khách cái cảm giác "năo-nùng", "u-uất", nghe như c̣n phảng phất mùi hương và ánh sáng mờ ảo của cung điện âm-thầm. Lẫn với tiếng ŕ rào trên ngọn thông nghe khô khan, hiu hắt... Tôi không đủ lời để tả được hết những cảm giác lạ, êm đềm này. Tôi cảm giác ớn lạnh một chút khi tôi thả bước trong mưa nơi lăng tẩm này. ( Có ma ? ).

Trước Bảo-Thành là hồ Tân-Nguyệt, giữa hồ có cầu Thông-Minh Chánh-Trực. Ngoài cầu là núi Tam–Tài trên dựng Minh-Lâu. Bên tả Tam-Tài là núi B́nh–Sơn, bên hữu có núi Thành-Sơn, trên mỗi đỉnh núi dựng một biểu trụ. Phía bên ngoài Minh-Lâu là hồ Trừng-Minh, Gần bờ hồ, bên hữu có đ́nh Điếu-Ngư, bên tả có quán Nghinh-Lương. Hồ có ba cầu đá, giữa là cầu Trung-Đạo, bên tả là cầu Tả-Phụ, bên hữu là cầu Hữu–Bặt. Phía tây hồ có một cầu đá khác nữa là cầu Yên-Nguyệt, tức là chỗ hồ Trừng-Minh thông qua hồ Tân-Nguyệt. Ngoài cầu Trung-Đạo đi qua cửa Hoàng–Trạch và một cái sân. Sau Tẩm-điện là điện Sùng-Ân, dựng trên núi Phụng-Thần. Hai bên sân này có tả Tùng-Viện, và hữu Tùng-Viện. Ra ngoài điện Sùng-Ân gặp một cái sân, hai bên có Đông Phối–điệntây Phối-điện. Cuối sân là cửa Hiển-Đức, ra khỏi cửa có Bái-đ́nh, trong để bia Thánh-Đức Thành-Công do vua Thiệu–Trị dựng ngày 25-1-1842.

Tượng đá Sùng An Môn* Nghê Đồng*

Bia này 3-thạch bản, kể công đức vua Minh-Mạng đă :
- điều chỉnh nghi lễ,
- lập thế-miếu thờ mẹ hết ḷng,
- lập gia phả nhà Nguyễn,
- ban bố những điều giáo huấn,
- tổ chức nền hành chánh, giáo dục, binh-bị.
Ngoài ra vua lại c̣n là một nhà văn thơ nữa. Đây, xin trích một đoạn
thơ "thất t́nh" của vua. (Xin báo trước rằng thơ của vua làm trước khi phong trào tây học ra đời !) :

Ai xui cái bịnh đa t́nh, đa t́nh cho ḿnh thiệt dở !
khi đă mắc ṿng trong, biết gỡ cho ra,
Thề trên nguyệt dưới hoa,
Ôm tấm ḷng thơ thẩn vào ra,
Riêng trách kẻ đường xa,
Chi mà tệ, tệ bạc mà lắm mà !

Ngoài Bi-đ́nh là một cái sân gạch, dưới những bóng cây bông sứ gắn lẻ tẻ trên cành vài nụ hoa c̣n sót lại như cố chịu đựng cái lạnh rét của Ngự B́nh.
Hai bên có hai hàng tượng đá, 2 tượng voi, 2 tượng ngựa, 10 tượng quan Văn vơ và Nghê đồng.

Trên đây là kể theo một đường thẳng. C̣n hai bên th́ có những kiến trúc như sau :

Bên tả Bảo-thành có núi Tỉnh-Sơn, trên dựng Tả Tùng Pḥng; bên hữu có núi Ư-Sơn trên dựng Hữu Tùng-Pḥng, đều có 3 gian.

Phía nam Tả Tùng Pḥng có núi Đức Hoà, trên dựng hiên Tùng Lộc, là nơi nuôi hươu nai.

Gần hiên ấy có núi Khải-Trạch có dựng gác Linh-Phương.

Gần bờ hồ phía đông bắc có núi Đạo–Thống, trên dựng sỡ Quan-Lan.

Về phía nam hồ Trừng-Minh bao quanh ba mặt, một ḥn non bộ gọi là đảo Trấn-Thủy, trên dựng Hư-Hoài.

Bên tả Bi-đ́nh có núi Phúc–Ẩm trên dựng một đền thờ gọi là Truy-Tư trai, là nơi thờ các tiên linh của nhà vua.

Bốn mặt lăng có thành bao bọc, gọi là La-thành, cao 2m80 dầy 0,44m dài 1732 m. Mặt trước có cửa Đại-Hồng–môn, bên tả cửa này có cửa Tả-Hồng-môn, bên hữu có cửa Hữu–Hồng–môn.

Vua Minh-Mạng băng hà vào ngày 11-1-1841 và an–táng ngày 25-8-1841.
Với tôi đây là công tŕnh "tuyệt cổ" và đẹp nhất của 4 kiến trúc Lăng tẩm của các vua mà tôi được viếng ở Huế.


Sông Hương - Trời chuyển mưa

LĂNG TỰ ĐỨC (Khiêm Lăng) :

Lăng Tự Đức được dựng ở hữu ngạn sông Hương, trên núi Dương Xuân, làng Dương Xuân Thượng (cách Huế chừng 8 Km ), giữa một rừng thông bát ngát. Khởi công năm 1864, hoàn thành năm 1867, trên khoảng diện tích 475 ha.
Toàn bộ lăng được bao quanh bằng một bức tường dày uốn lượn theo địa h́nh đồi núi. Kiến trúc trong lăng, ngoài những yếu tố cần thiết của một lăng, c̣n có những công tŕnh kiến trúc phù hợp với nơi ở của vua Tự Đức.

Vua Tự Đức băng hà ngày 6-10-1883.

Cuộc viếng thăm kéo dài không đầy 30 phút v́ trời mưa. Chúng tôi không được đi dạo nhiều trong vườn mà chỉ được ngắm hồ sen. Hơn nữa cữa phía trong lại bị đóng (v́ công tŕnh trùng tu).

Cầu đá * Khiêm cung* Xung khiêm*


LĂNG THIỆU TRỊ (Xương Lăng )

Lăng được xây dựng từ tháng 10 năm 1847 đến tháng 11 năm 1848 mới xong.
Trước Bảo thành là hồ nước. Hồ có 3 cầu đá, giữa là cầu Chánh Trung, bên tả là cầu Đông hoà, bên hữu là cầu Tây Định. Qua khỏi cầu Chánh Trung đến lầu Đức H́nh. Bên ngoài lầu nầy là Bi Đ́nh.

Bên trong đ́nh có bia Thánh Đức Thần Công do Tự-Đức dựng ngày 19-11-1848, để ghi tiểu sử và công đức của vua cha.

Phía ngoài Bi Đ́nh là sân, hai bên có hàng tượng đá, tất cả 2 tượng voi, hai tượng ngựa và 6 tượng quan văn vơ.

Ngoài cung là một cái b́nh phong rồi đến hồ Nhuận Trạch.

Về bên tay trái, ngang với Bi Đ́nh, có điện Biểu Đức, tức là Tẩm điện. Sau điện Biểu Đức có Tả Tùng việnHữu Tùng viện. Trước điện Biểu Đức có Đông Phối điệnTây Phối điện; trước nữa có cửa tam–quan gọi là cửa Hồng-Trạch.

Xum-quanh cây cối um tùm. mảnh đất rộng trên 475 hecta. Chiến tranh làm hư hao nhiều và hiện thời đang trùng tu lại nên chúng tôi chỉ được viếng bên ngoài.

Vua Thiệu Trị băng hà năm 1847 (đêm mồng 3 rạng mồng 4 tháng 11 năm 1847 và an-táng ngày 25 tháng 6 năm 1848, lúc 16 giờ).

*****

Đă đến giờ cơm, chúng tôi đi ăn bửa trưa tai tiệm. Bửa cơm rất là ngon miệng v́ có vị cay trong các món ăn như thịt ram mặn, rau xào thập cẩm và cuối cùng tráng miệng chuối hương.


LĂNG KHẢI ĐỊNH (Ứng Lăng ) :

Biểu trụ và tượng (bên ngoài) Cột rồng ( trong)


Lăng được xây dựng từ 1920 đến 1931, trên đỉnh núi Châu Ê, cách Huế 10 km. Nếu các lăng khác được dựng trên một vùng núi non trập trùng rộng hàng trăm hécta, th́ lăng Khải Định như một toà lâu đài đồ sộ xây bên triền núi. Từ dưới chân núi lên tới Tẩm điện ta phải bước qua 109 bậc.

Vật liệu xây dựng lăng Khải Định chủ yếu là sắt thép bê tông và sành sứ, Nét nổi bật trong lăng Khải Định chính là nghệ thuật khảm sành, sứ trang trí lộng lẫy trên mặt tường, cột nhà và trần nhà (đều như Kim Chi Ngọc Điệp). Đây là sự kết hợp giữa hai nền kiến trúc, văn hóa Đông – Tây rất tinh xảo.
Từ ngoài vào có Bái-đ́nh, hai bên dựng hai hàng tượng đá, voi, ngựa và thị-vệ. Tiếp theo là Bi-đ́nh, hai bên dựng hai biểu-trụ.
Sau cùng là Tẩm-điện, trông có tượng đồng tạc h́nh vua (tượng này do nhà điêu khắc pháp Ducuing thực hiện ). Và mộ vua cũng xây ở trong điện.
Vua Khải-Định băng hà ngày 6-11-1925.


Đoàn lên thuyền trở về Huế. Trên lộ tŕnh này đoàn sẽ dừng lại Điện Ḥn Chén 10 phút.
.......
Sáng hôm sau, dù ḷng không muốn, cuộc viếng thăm Huế đă kết thúc. Khi bước lên xe tôi th́ thầm hẹn với cố đô sẽ sớm trở về.

Thôi nhé Huế thương. Ḿnh chia tay nhé. Tạm biệt Thành phố mộng mơ!


(Xin hẹn bạn đọc kỳ sau ở : Hạ Long).


Tẩm-điện - Tượng vua Khải Định
do ông Ducuing tạc

Bạch tuyết
France, Paris 12.2004

(Cùng một tác gỉa )

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>