Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự


Trịnh Công Sơn
Đêm Bây Giờ Đêm Mai


Đêm Hỏa châu trên sông Hàn - Đà Nẵng

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn

CHƯƠNG III

Phong Trào Phật Tử Tự Thiêu

 
 


Ngày 7 tháng 12 (1967)


François từ chối. Anh ta bảo là việc đó ghê tởm, chỉ có thế. Anh ta đă chứng kiến một vụ, vào tháng 7 năm 1966 và anh ta đă bị tác động đến mức anh ta đă t́m cách ngăn cản nó. “Tôi đang trên đường đến cuộc họp báo về Ḥa thượng Tam Châu”, anh ta kể, “lúc đó tôi đang ở trên đường Công Lư th́ nh́n thấy một đám lửa cạnh vỉa hè. Tôi lẩm bẩm, lại một người tự thiêu nữa đây. Tôi xuống xe và lại gần đống lửa. Ngồi giữa ngọn lửa là một sư nam, cạnh đó là một tốp bọn trẻ đang khoái chí, một vài người phụ nữ th́ run sợ, một vài sư nữ gần đó th́ khóc. Những người đi bộ qua đấy vẫn tiếp tục vừa đi vừa ngoái cổ lại nh́n, thậm chí có những người đi thẳng không hề để mắt đến. Xe hơi và xích lô th́ dừng vừa đủ tránh xa đống lửa, trật tự giao thông vẫn b́nh thường không hề bị tắc nghẽn. Cơ thể ng ười sư nam bắt đầu ngấm đen, bộ quần áo mặc trên người cháy nhiều nhất v́ nó được nhồi thêm bông để thấm nhiều xăng. Một mảnh vải lớn rơi xuống đất, tôi vội nhảy bổ lên dùng chân gạt nó ra xa. Nét mặt của vị sư thoáng hiện một vẻ thanh thoát, dường như muốn dứt bỏ nốt khỏi thân thể cả những mảnh vải c̣n lại. Thế nhưng một sư nữ cúi xuống nhặt miếng vải đang cháy, các ngón tay như không hề bị bỏng, bà ta đặt lên đầu của vị sư đó. Người đang thiêu nhăn mặt. Tôi nhảy bổ vào giật đi mảnh vải cháy trên đầu anh ta, nhưng bà sư nữ lại nhặt nó lên và lại đặt lên đầu vị sư như trước. Sự việc ấy thật ghê sợ đến ḱ cục với mảnh giẻ được nhặt lên rồi lại rơi xuống. Con người khốn khổ ấy ngọ nguậy, giờ th́ thấy rơ ràng rằng anh ta đă nhụt chí, có lẽ anh ta chưa bao giờ muốn chết: thế nhưng xung quanh đống lửa là mấy người sư cố t́nh ngăn cản tôi cứu anh ta và ngăn cản anh ta bỏ cuộc. Tôi chạy đi t́m chỗ có điện thoại, gọi đến cảnh sát, khi mấy chiếc xe của họ đến nơi, anh ta vẫn c̣n sống. Ba mươi sáu giờ sau đó anh ta mới chết trong bệnh viện, các bác sĩ xét nghiệm nói rằng người này đă dùng ma túy".
- Họ thường như vậy sao, François ?
- Theo tôi th́ như vậy. Cô thấy không, không có một ư chí nào trên đời có thể giữ người ta bất động khi thiêu thân. Đấy là chưa kể đến một loại x́ ke khác: cái mà chúng ta vẫn gọi là rửa óc. Nếu một ông sư nam bẩy mươi tuổi hoặc một cô sư nữ mười bẩy tuổi tin tưởng rằng số phận của Việt Nam tùy thuộc vào sự hy sinh của họ: họ sẽ chấp nhận tự thiêu ḿnh ngay lập tức mặc dù biết rằng sự thiêu thân của họ không có ai để ư tới.
Sau đây là lư lẽ của anh ta. Bởi v́ những người Phật giáo, theo anh ta nói, đă lỗi mốt. Trong ṿng chưa đầy bốn chục năm họ đă đạt tới đỉnh của vinh quang mà chính họ chưa hề dám hy vọng tới và rồi họ lại bị tụt hậu mà họ cũng chẳng màng . Họ không có thế lực về chính trị, họ đă vĩnh viễn bỏ mất một cơ hội trong lịch sử để nắm được vị trí thứ ba ở Việt Nam, để nắm được quyền lực giống như đạo Thiên chúa tại một số nước ở châu Âu đă giành được chỗ đứng trong thế lực. Và nguyên nhân cũng đơn giản: Việt Nam chưa bao giờ là một nước đạo Phật. Trong mười sáu triệu dân chỉ có một triệu người theo đạo Phật. Hai triệu rưỡi người thuộc về đạo Cao đài, hai triệu người theo đạo Thiên chúa, nửa triệu người thờ thổ địa, thờ thác nước, thờ núi. Và phần c̣n lại th́ không theo ǵ khác ngoài việc thờ cúng tổ tiên, thắp hương khấn vái trên bàn thờ người thân đă khuất. Tại Việt Nam chỉ đến năm 1963 người ta mới bắt đầu nói đến các Phật giáo khi mà một vị sư thức thời và cầu tiến tên Trí Quảng đă lên tiếng chống chính phủ tại thành Huế cổ. Ở Huế có rất nhiều người Phật giáo, họ tham gia biểu t́nh. Cảnh sát bắt bớ, tám người Phật giáo bị giết, và Trí Quảng dùng sự việc đó để đấu tranh chống Diệm. Vụ thiêu thân đầu tiên đă xảy ra trong thời kỳ đó. Người tự thiêu là một vị sư ở chùa Xá Lợi ở Sài G̣n, và Trí Quảng chắc chắn không phải là không biết, buổi tối hôm trước đó, một phóng viên nhiếp ảnh kể, anh ta được báo tin này qua một cú điện thoại từ vị sư này. Bức ảnh được đi ṿng quanh thế giới. Cả thế giới thương xót. Và những người Mỹ không hài ḷng về Diệm, họ đă quyết định giao cho những đệ tử của Phật giáo một vị trí mà trước đây họ chưa hề có, thế là họ bắt đầu giương cao ngọn cờ lư tưởng quốc gia. Cuộc biểu dương gớm ghiếc bắt đầu bằng những vụ tự thiêu. Một vụ này, một vụ khác, một vụ khác nữa, rồi lại một vụ khác nữa, và tiếp theo lại một vụ khác nữa. Vụ thứ sáu do một nữ sư mười tám tuổi. Vụ tự thiêu nào cũng đều được thu lại bằng h́nh ảnh truyền phát đi khắp nơi, do những phóng viên của các ṭa báo NewYork Times, Associated Press, và UPI thực hiện – François cho biết – cả ba đều là người Mỹ, cả ba đều trẻ và nhanh nhẹn, nhưng về mặt chuyên nghiệp mà nói th́ họ c̣n non. Thực vậy họ không biết rằng sứ quán họ đang lăng xê những người Phật giáo giống như một nhà sản xuất phim lăng xê một nữ diễn viên loại thường. Thậm chí họ cũng không biết rằng trong các cuộc biểu t́nh hầu hết đám đông không phải là Phật giáo mà là Việt cộng chính cống. Ghê gớm mà không hề ngốc nghếch, madame Nhu đă không nhầm khi hét lên: “những người Phật giáo là dân đỏ mặc áo vàng”.


Guồng máy chiến tranh chạy đều



Chính trong sự lẫn lộn ấy những phật giáo đă ḥa cùng sự bất b́nh của dân chúng, trong một ư tuợng trưng ǵ đó, rốt cục đi đến sự đổ nhào của Diệm: do cảnh binh thực hiện với sự giúp đỡ của Mỹ. Tuy vậy đă kéo dài không lâu. Thực tế đă thu hẹp một cách nhanh chóng vị trí của họ cùng những nhược điểm họ có: như thiếu động cơ chính xác, thiếu sự ủng hộ của dân chúng, thiếu người lănh đạo tài năng. Và người Mỹ, khi hiểu được sai lầm này, đă bỏ rơi họ như bỏ đi một đôi giầy đă trở nên vô dụng. Từ sự bất đồng giữa hai bên là Trí Quảng và Tam Châu, họ lại lao vào một cuộc tranh đấu mà không ai cần quan tâm đến, và đây những thân thể tội nghiệp mặc áo vàng và áo xanh lại tiếp tục thiêu cháy không c̣n được các nhà báo nhiếp ảnh bấm máy ghi lại
-Hôm nay không có ǵ mới chứ ?
-Không, một người tự thiêu khác.
-Đàn ông hay đàn bà ?
-Bố!
François rất khó tính với những người Phật giáo, có lẽ anh ta quá coi nhẹ họ. Cho dù thế nào giờ đây những vụ tự thiêu được gọi là nướng thịt. Nếu đại tướng Loan được báo có một vụ nướng thịt sẽ cho một tốp lính đến đem theo b́nh chữa cháy: cứ như là một cuộc tŕnh diễn. Đầu tiên là ngọn lửa của người tự thiêu, sau đó là tiếng c̣i xe cảnh sát, rồi tiếng phanh xe ken két của mấy chiếc xe thùng con vừa bổ nhào đến, và trong ṿng mấy giây người Phật tử bị trùm kín bằng bọt trắng giống như một người hề giữa một cái bánh kem. Hăy nh́n anh ta trong bọt kem: có cái ǵ đó làm giết người thậm chí đến chết : sự nực cười. Tuy vậy sự nực cười có thể tạo cho người ta ḷng kính trọng bởi v́ một con người đổ xăng đầy ḿnh rồi châm lửa tự thiêu, một con người tự thiêu mà không hề kêu than một tiếng, không hề hối tiếc, một con người hiến thân ḿnh cho những mục đích lư tưởng, chứ không v́ sự bất măn cá nhân, và đây: theo tôi thấy, con người ấy là một anh hùng. Và người ấy anh hùng cũng như một người Việt cộng, một người lính trong chiến hào.
Tôi đă gọi những người du hành trong vũ trụ là anh hùng. Nhưng anh hùng cái ǵ khi mà họ đổ bộ xuống mặt trăng trong một sự bảo vệ an toàn đến chín mươi chín phẩy chín mươi chín phần trăm, trong một con tàu vũ trụ được kiểm tra tuyệt đối đến tận cái đinh vít cuối cùng, được hướng dẫn liên tục từ hàng ngh́n kỹ thuật viên, từ các nhà khoa học, từ các máy móc tinh vi chuẩn xác sẵn sàng tiếp ứng khi cần thiết? Và nếu như phi vụ không thành công, nếu như họ chết trên mặt trăng, là anh hùng cái ǵ khi chết trước những con mắt của thế giới, trong khi toàn thế giới ngưỡng mộ anh và ca tụng anh và khóc thương anh? Không: chủ nghĩa anh hùng mà tôi hiểu được là ở đây, chứ không phải ở các anh, các bạn du hành vũ trụ. Là ở người Việt cộng chân đất đi đánh trận và tử trận cho một ước mơ lư tưởng. Là ở người lính đă chết đơn độc như một con chó trong rừng trong một cuộc tấn công một quả đồi mà không có liên quan ǵ đến anh ta. Là ở người con gái hay người Phật tử tự châm lửa đốt ḿnh đến nỗi có thể bị coi là nực cười với cái b́nh xịt cứu hỏa.


Xác đầu tiên của người biểu t́nh chống
chiến tranh Việt nam

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>