Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự



we shall overcome
Chúng ta sẽ chiến thắng

Lời bài hát

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn


Cuộc Gặp Nguyễn Ngọc Loan (tiếp)

 
 



Ngày 17 tháng 12 (1967)



Cuộc hẹn vào lúc 10 giờ sáng. Đă tới 2 giờ chiều.
Bất ngờ doanh trại xáo động, những người cảnh sát co chân chạy, truyền lệnh khô khốc nóng nẩy cho nhau, và trong sự nháo nhác xuất hiện một người đàn ông nhỏ bé mặc quân phục, đi kèm ông ta là một toán sĩ quan kính cẩn. Ông ta bước những bước đi nhanh, nhún nhẩy. Ông ta đi qua cái sân, lên cầu thang gác, ông ta đóng cửa văn pḥng, và nửa tiếng sau cánh cửa văn pḥng mở toang, họ để cho tôi vào. Một người đàn ông nhỏ bé ngồi trên ghế sau bàn làm việc: ông ta vuốt ve ba bông hồng trong một cái b́nh. Một người đàn ông xấu xí mà tôi chưa từng thấy. Trên đôi vai thô gầy cắm một cái đầu nhỏ, lệch lạc, và trên khuôn mặt chỉ thấy mồm: mồm rộng, méo xẹo. Từ miệng thấy luôn cái cổ v́ cái cằm biến lẫn làm ta có thể nghi ngờ là không có cằm. C̣n đôi mắt, đây này, đôi mắt không hẳn là đôi mắt: nó chỉ có mí mắt mà thôi, nó mở hé bằng một vết khía. Cái mũi th́ là cái mũi, nhưng tẹt đến nỗi nằm ẹp dưới đôi g̣ má: đôi g̣ má cũng thấp tẹt. Ta nh́n ông ta có cảm tưởng đó là một loại quái dị.
Với một cử chỉ rất từ từ, người đàn ông bé nhỏ rời tay khỏi những bông hồng. Và ông ta nhấc một nửa người lên rồi ch́a cho tôi hai ngón tay mà nó trượt trên bàn tay tôi như một dải lụa tằm. Ông ta không hề nói một lời xin lỗi, một lư do cho việc quá chậm trễ của ḿnh. Ông ta chỉ nói một cách loáng thoáng: “Bonjour- chào bà”. Rồi ông ta lại tiếp tục vuốt ve những bông hồng từng cánh từng cánh hoa một cách nhẹ nhàng.
Cuối cùng ông ta cũng phá vỡ sự im lặng và giọng nói của ông ta, giọng nói như của một người bệnh hoạn đang trong cơn đau. Bởi v́ giọng ông ta không phải là một giọng nói. Nó là một giọng thều thào đau đớn, một tiếng ŕ rầm của gió chốp được từ một người chết. Một âm thanh bứt ra từ một nấm mồ. Dường như khó mà tin được từ một cái miệng như thế phả ra một âm thanh như vậy. Và rồi những từ mà ông ta nói không giống như chúng ta nói, tức là một từ tiếp theo một từ khác. Ông ta nói tách từng câu này ra từ khác với một sự uể oải làm cho câu từ sau như không bao giờ phát ra được.
- A ! Chào bà ! Những bông hồng này không đẹp sao ? Tôi rất thích hoa hồng. Trong chiếc b́nh này tôi chỉ muốn cắm hoa tươi với một giọt sương đọng trên từng bông hoa. Chỉ một giọt thôi… Je suis un romantique, voyez – vous ?, tôi là một người lăng mạn, bà có thấy không ? Những bông hồng, âm nhạc… Buổi đêm tôi nghe nhạc. Brahms, Chopin… Tôi chơi đàn piano, tôi thích thú sáng tác nhạc.
Miệng ông ta méo xẹo như muốn tạo ra một nụ cười.
- Rien d’extraordinaire, bien sûr, chắc chắn là không có ǵ đặc biệt cả. Những điều nho nhỏ trang nhă. Je suis un romantique - tôi là một người lăng mạn… tôi không thể sống không có cái đẹp, cái duyên dáng. Và khi tôi nghĩ tới công việc tôi phải làm trong chiến tranh, tới việc tôi là một nhà quân sự… Moi, un militaire ! Tôi, một nhà quân sự ! Thưa bà, moi, je déteste les militaires, tôi, tôi ghét những nhà quân sự… Họ là những con vật được huấn luyện, không có ǵ khác hơn. Madame, voulez – vous boire quelque chose ? Thưa bà, bà có uống ǵ không ? Oui - Vâng ? Très bien- Tốt lắm… Một whisky hay một ly bia ?
- Một ly bia, cảm ơn.
Whisky đă được đưa đến. Bia th́ không. Tại v́ ông ta không yêu cầu. Ông ta đă quên gọi bia, tôi thầm nghĩ vậy.
- Vous êtes Florentina, d’après ce qu’on me dit… Bà là người Florentina, họ cho tôi biết vậy. A, Firenze ! Venezia ! Tôi biết rơ những nơi này hơn cả Sài G̣n, tôi yêu những nơi đó như yêu hoa hồng. Tôi vuốt ve nó trong kỷ niệm của tôi, từ đường phố này tới đường phố kia, ṭa nhà này cho tới ṭa nhà kia… Khi tôi học ở Pháp và tôi đi du lịch ở châu Âu đẹp đẽ, tôi hay đi thăm Firenze… Venezia… Ở Pháp tôi đă học tại một trường đại học thiên chúa giáo, bà có biết không ? Tôi đă nhận những tấm bằng tốt nghiệp ở đó. một bằng về khoa học tự nhiên, một bằng về dược, một bằng về kỹ sư… và rồi để làm ǵ ?
Ông ta cầm ly whisky uống, lưỡi tắc tắc.
- Th́ đây, để làm cái này, thưa bà. Để làm chỉ huy cảnh sát, thưa bà… Tôi là con út của mười một người con, và là đứa ngu xuẩn nhất trong mười một đứa. Ba cô chị gái tôi làm bác sĩ, hai người anh trong mấy người anh cũng vậy, ba người kia làm dược sĩ, mấy người kia làm kỹ sư. Et moi - C̣n tôi ? Moi- tôi, thật là kinh khủng… Ở tuổi ba mươi bẩy tôi không làm ǵ khác ngoài làm tướng chỉ huy cảnh sát. Bị chửi bới, bị đổ tội, một người say sưa nhậu nhẹt, chắc hẳn họ nói với bà như vậy. Một người mê mệt đàn bà. Họ đă nói với bà những cái ǵ, thưa bà, bà nói lại đi.
- Rất nhiều điều, thưa ông nhưng điều hơn hết họ nói ông là một con người ác độc.
- Madame ! Tôi là người ác độc?! Bà nói ǵ vậy ? Một con người yêu hoa hồng có thể là một con người ác độc ư ? Madame ! Nếu bà nói điều này với các quân lính của tôi, họ sẽ bắt bà ngay lập tức. Họ cho rằng bà bị điên. Họ luôn nói với tôi: Ông quá tốt với cái nghề mà ông làm, ông phải ghê gớm hơn, phải cứng rắn hơn. Nhưng tôi đáp: Hăy tử tế, các người, hăy tử tế. Cái nghề này không cần đến sự sống sượng, mà cần đến một sự giáo dục tốt.
- Thưa ông, đến cả việc tra tấn cũng là một sự giáo dục tốt à ?
- Ô, Madame ! Cứ cho rằng đôi khi cũng cần đến sự nghiêm khắc. Cần chứ, ồ, cần chứ… Nhưng chỉ gọi là tra tấn khi mà tù nhân sau đó bị méo mó thể h́nh, Madame. Những tù nhân của chúng tôi không bao giờ bị biến dạng thể xác. Thêm vài cú đấm… thêm vài cái tát… Như vậy không phải là tra tấn. B́nh thường, b́nh thường thôi.
- Ông chỉ huy, vậy th́ việc dí điện vào bộ phận sinh dục ? B́nh thường à ? Và những khăn bông ướt ? B́nh thường ư ?
- Ồ, Madame ! Cứ cho rằng trong con người chúng ta có cái ǵ đó cần phải ác độc. Thực vậy tại sao bọn trẻ con hư hay đấm đá nhau ? Cứ nghĩ cho kỹ, đánh bọn trẻ là độc ác ư, mặc dù chúng nó hư. C̣n những người Việt cộng này, Madame, họ như những đứa trẻ xấu. Tôi biết bọn họ rất rơ Madame. Mà không phải từ bây giờ. Từ thời Việt Minh, từ thời Pháp. Cả tôi cũng đă từng tham gia kháng chiến, Madame.
- Ở phía bên nào, thưa chỉ huy ?
- Xin bà cho phép, Madame, để tôi được giữ bí mật này cho tôi. Permettez – moi, Madame, de garder ce secret pour moi.
Thế rồi ông ta im lặng một chút. Và ông ta lại hỏi tôi có uống ǵ không.
- Voulez – vous boire quelque chose, Madame ? Oui. Très bien. Bà có uống ǵ không bà. Vâng, tốt lắm. Một ly bia hay một whisky ? Tôi uống một whisky.
- Một bia, cảm ơn.
Đến cả lần này whisky tới mà bia th́ không. Tại v́ ông ta không gọi.
- Thưa chỉ huy, c̣n những người phật giáo ? Cả họ cũng như những đứa trẻ xấu ?
- Những đứa trẻ hư, Madame. Những người trẻ nghiện ma túy. Bà có muốn một thử nghiệm không, Madame ? Tôi đă thử rồi. Bà hăy lấy một con chó sống, bà tưới xăng lên thân nó, bà đốt nó. Có lẽ nó đứng im chăng, Madame ? Không là cái chắc: nó vùng vẫy, nó kêu rú, nó vùng chạy. Bây giờ bà bắt một con chó khác, bà cho nó ngấm ma túy. Rồi bà tưới xăng lên người nó, và bà đốt nó. Nó trở thành anh hùng như một người phật tử. Bà cứ thử đi, Madame. Hay lắm. Tôi cũng đă nói với Trí Quảng. Tôi biết rất rơ Trí Quảng, voyez – vous- bà biết không… chúng tôi cùng là dân Huế, chúng tôi đi lễ chùa. Và khi ông ta bắt đầu đ́nh công bằng tuyệt thực… trời mưa… tôi c̣n nhớ, và chỉ cần một thứ rất nhỏ để thuyết phục một người trẻ hư. Chỉ cần một cái ô. Tôi đă đem cho ông ta một cái ô và một giờ sau ông ta vừa ăn vừa nghe câu chuyện về con chó.
- Ông cũng theo đạo phật, thưa chỉ huy ?
- Không, Madame.
- Ông có đức tin chứ, thưa chỉ huy ?
- Không, Madame.
- Ông tin vào cái ǵ, thưa chỉ huy ?
- Vào số phận, Madame. A, ôi đau ! Đau quá !


Và bất th́nh ĺnh bộ mặt ấy không c̣n là bộ mặt ấy mà nó hiện ra cái ǵ đó của con người và một cái nhăn đau đớn đă làm ông ta méo miệng lại và ông ta há hốc miệng ra rộng ngoác hết cỡ: để khoe tôi một hàm răng thưa, vàng ợt.
- Tôi xin lỗi, bệnh viêm loét của tôi.
Cứ như vậy trong vài giây, ông ta phô ra những chiếc răng thưa vàng ợt. Rồi ông ta t́m cách bớt đau bằng ấn một bàn tay mỏng manh, yếu ớt như một cái mạng nhện lên bụng. Rồi với cái giọng ẽo ợt, ông ta nói rằng ông ta bị loét hành tá tràng, ông ta có quá nhiều sự rắc rối, quá nhiều điều khổ tâm: tôi không tin rằng người ta thích làm cảnh sát ? Hoặc người ta kiếm ra tiền ? Ông ta xuất thân từ một gia đ́nh giàu có, một đứa con được chiều chuộng, chắc chắn là ông ta không cần đến số lương ít ỏi mà chính phủ cho rằng như thế là xứng đáng với ông ta, hai mươi nhăm ngàn đồng một tháng ! Một khoản tiền như vậy không đủ để ông ta trả tiền tài xế. Vậy th́, tại sao ông ta làm cảnh sát ? Trời ơi ! V́ phải tuân lệnh. Sự việc ra sao ? Do là thế này, ba năm trước, ông ta vừa xuống khỏi thân máy bay sau một phi vụ ném bom, ông ta được lệnh đến gặp Kỳ. Và Kỳ bảo ông ta dứt khoát phải làm chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia. Việc đó có thể không chấp nhận được ? Thật là một sự hy sinh, trời ơi, một sự hy sinh ! Với những người Mỹ không bao giờ có thiện chí giúp ông ta v́ ông ta không được người Mỹ thích, họ coi ông ta ra sao th́ ông ta coi họ như vậy, một sự không hay bất đắc dĩ, họ chỉ t́m cách đàm phán với Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, họ phản đối các vụ hành quyết… Một điểu đặc biệt là tôi đă cảm thấy tất cả đều là chân thật và cũng chẳng quan tâm đến việc được tin cẩn.
Hầu như cái việc được tin cẩn đă trở nên thô thiển trước mắt ông ta, và sự thật không cần những người làm chứng khác ngoài bản thân ông ta, trong sự chắc chắn đó ông ta quyết định không bao giờ cần sự đồng cảm, ông ta có thể tự thoát khỏi nỗi đau. Trong ông ta có một sự cô lập ghê sợ của một con sói lu loa một ḿnh trong đêm tối dù biết là không có ai nghe thấy nó.
- Thưa chỉ huy, về việc này: sự việc về hoăn xử bắn ba người Việt cộng ba tháng trước đây sẽ ra sao ?
- Họ sẽ bị xử bắn, Madame. Cho dù người Mỹ có muốn hay không muốn, Madame. Khi mà xảy ra một cái ǵ đó, có thể hoăn việc xử bắn lại và sẽ thi hành sau: luật pháp cần được áp dụng, đúng hay không ? Bà không nhớ cuộc kháng chiến ở châu Âu ? Lúc đó cũng vậy không cần xử ǵ nhiều. Hoặc những vụ xử rầm rĩ, công khai.
- Thưa chỉ huy, chẳng phải chính ông đă thú nhận là tại Việt Nam đă xảy ra cái mà đă xảy ra trong cuộc kháng chiến ở châu Âu.
- Pourquoi pas, Madame, tại sao lại không, thưa bà ? Cái mà Việt cộng làm cũng giống như cuộc kháng chiến mà các người làm ở châu Âu. Chỉ có điều khác là các người đă thắng, c̣n Việt cộng th́ sẽ thua. Excuse - moi, ho detto perderanno ?- Xin lỗi bà, tôi đă nói là họ sẽ thua ? Đó là một câu mà tôi không dùng bao giờ. Cuộc chiến tranh này là một cuộc chiến tranh rất kỳ lạ, Madame. Nó không thể kết thúc với sự chiến thắng của bên này cũng không thể với sự thất bại của bên kia. Nó chỉ có thể kết thúc với sự ngừng bắn của cả hai bên.
Lúc này từ ông ta toát lên nỗi buồn sâu xa và giọng nói của ông ta tới tai tôi như tiếng xào xạc của những chiếc lá trên cây: nghe mềm mại, dịu dàng. Ai có thể nói rằng ông ta đang muốn khóc. Đúng hơn là ông ta biết khóc. Người đàn ông này đă từng khóc. Ông ta chắc hẳn đă từng khóc ?
Có lẽ có, nếu ai đó nghe thấy tiếng u lu loa của ông ta trong đêm tối và dám vuốt ve cái đầu ông ta mà không sợ bị xé xác.
- Thưa chỉ huy, ông không sợ bị giết ?
- Ồ, ai mà không sợ bị giết ở Sài G̣n ? Mỗi ngày tôi đi trên một cái dây căng, Madame. Mỗi ngày tôi đùa giỡn với sự sống của tôi. Chắc chắn là họ muốn giết chết tôi, và có thể họ sẽ làm được. Tôi xin nhắc bà là tôi biết về Việt cộng: họ là thú vật. Thú vật rất con người nhưng mà là thú vật.
- Họ là người anh em của ông, thưa chỉ huy ?
- Anh em kẻ thù, Madame. Và không có một kẻ thù tệ hơn một kẻ thù anh em. Voulez – vous boire, Madame ? Bà uống ǵ chứ, thưa bà ? Tôi gọi một whisky nữa. Nó là thuốc của tôi: nó làm loang vết loét, nó làm tôi thêm khổ sở hơn. C̣n bà ? Bia hay whisky ?
- Bia, cảm ơn.
Và cả lần này nữa, bia cũngkhông thấy mang đến. Như thế tôi đứng dậy ra về. Nhưng khi ánh mắt tôi nh́n sâu vào khoé mắt từ cặp mí của ông ta, tôi có cảm giác như thoáng một chút cảm t́nh. Lẽ dĩ nhiên là ông ta đă nhận ra rất rơ là tôi đă không hỏi đến việc bia không được đem đến để mà tiếp tục tṛ chơi của ông ta và để chờ tới điểm nào ông ta có thể đạt tới sự thông minh độc ác ghê sợ. Ông ta cũng đă nhận ra là tôi khát đến chết được, là tôi căm ghét mỗi khi ông ta cầm ly whisky đưa lên môi, nhưng nếu như ông ta không làm như thế ông ta đă không tạo ra cho tôi một h́nh ảnh mà ông ta muốn tạo ra về Nguyễn Ngọc Loan. Hoặc ông ta chỉ đơn giản muốn được ghét ? Chỉ có trời mới biết từ sự tuyệt vọng nào, ông ta cũng muốn như những người khác muốn được mọi người yêu quư. Lí do v́ sao tôi không biết. Có lẽ tại v́ ông ta xấu xí thế. Mà ông ta lại thích những cái đẹp.
- Kính chào bà. Cuộc gặp gỡ rất thú vị, Madame.
- Tôi cũng thấy vậy, ông chỉ huy.
Ông ta gập người trong một cái chào rất lịch thiệp, ông ta đi tiễn tôi tận cửa, và cùng trong lúc ấy mắt tôi bắt nh́n vào một bức tranh treo trên tường bên phải của chiếc bàn làm việc. Đó là một bài thơ được đóng khung. Thơ viết như sau:
Bạn trưởng thành một cách b́nh yên trong ồn ĩ của mọi người,
Bạn hăy nhớ ḥa b́nh chỉ có được trong sự yên lặng của bạn.
Đừng bao giờ lùi bước, mà ḥa đồng với tất cả,
Bày tỏ sự thật về ḿnh một cách b́nh thản và b́nh tâm.
Lắng nghe ư kiến của bè bạn với trái tim rộng mở và ư tưởng tự do.
Cho dù nếu họ ngu ngốc và kém hiểu biết hơn bạn.
Thế là lúc này tôi tự hỏi biết đâu tôi đă nhầm lẫn khi đứng trong tṛ chơi của ông ta, và biết đâu số phận không cho tôi gặp lại ông ta lần nữa và sẽ có một sự ngạc nhiên từ ông ta đem lại. Một ngày nào đó, sau một vài sự thách thức trái ngược bất lư, biết đâu được.

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>