Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

Sưu tầm Trích dịch
Phóng sự



we shall overcome
Chúng ta sẽ chiến thắng

Lời bài hát

 

Tôi Đến Việt Nam Trong Lửa Đạn
[23]

Sài G̣n Trong Cuộc Nổi Dậy

 
 



CHƯƠNG BỐN



Ngày 7 Tháng Hai (1968)

buổi tối. Không dễ dàng ǵ hạ cánh được xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Các cuộc đánh nhau đang căng thẳng xung quanh, một trận bắn quyết liệt đang ở phía tây nam. Vừa xuống được máy bay chúng tôi đă chạy vội ngang qua đường băng vào trú ẩn trong một căn trại được bảo vệ bằng những bao tải cát, đầy lính chen chúc với vẻ hoảng hốt, sợ hăi, c̣n viên chỉ huy th́ tỏ vẻ ngạc nhiên khi nghe tôi nói rằng tôi muốn vào Sài G̣n ngay lập tức. Ông ta nhắc đi nhắc lại là tôi không biết được thành phố đang bị bao vây, là con đường dẫn vào đó phải đi qua Gia Định là một khu đă nằm trong tay Việt cộng, là hôm nay một chiếc gíp Mỹ đă bị trúng lựu đạn nổ tan. Tuy vậy tôi đă thuyết phục được ông ta đưa tôi đi bằng một chiếc xe tải con có lính trang bị vũ khí bảo vệ và nửa tiếng sau xe chạy dọc những con đường vắng ngắt, những căn nhà trống hoác, với sự khiếp hăi của chúng tôi. Chưa đầy hai mươi phút chúng tôi đă vào đến thành phố. Người lái xe dừng trước khách sạn Continental và không hề mở miệng hỏi anh ta đă bỏ hành lư của tôi xuống đất. Khi tôi cảm ơn anh ta, anh ta rít răng đáp lại: “Cảm ơn cái con khỉ. Bây giờ chúng tôi phải quay lại chỗ cũ”. Rồi anh ta chửi thề một câu rất độc địa và suốt đời tôi không bao giờ quên được lúc đó tôi đă vô cùng kinh hăi v́ chỉ có một ḿnh giữa một quảng trường vắng tanh, với hành lí trên mặt đường. Không nh́n thấy một ai, không có một ai, không có đến cả một con chó hoang. Các cửa hiệu đều đóng cửa, các cửa sổ đều khép chặt, tất cả đều nín lặng bất động,tất cả bao trùm trong một sự im lặng thật khó chịu: chỉ có một tiếng động duy nhất từ một chiếc lá bị gió thổi tạt vào cột đèn. Đă biến mất đến cả những chiếc xe xích lô, những chiếc xe hơi, xe đạp, đám đông người ầm ĩ khơi dậy một Sài G̣n của thử thách và của cuộc sống. Nh́n xung quanh trống rỗng trong sự trống rỗng, ta có cảm giác là người dân cuối cùng c̣n sót lại sau một cuộc đại loạn dân chạy nạn. Tôi nhặt hành lư lên và lách qua một khe hở của dây kẽm gai, tôi bước vào Continental. Chỉ có một người gác cửa. Tôi hỏi anh ta một pḥng, anh ta lắc đầu: “Cho đến cả trả bằng vàng cũng không có”.
Tôi đành gửi hành lư cho thường trực khách sạn, rồi lấy ra chai rượu vang Chianti và đi về phía đường Pasteur: tôi đến Ṭa báo Pháp. Tôi thầm mong có một âm thanh, bất cứ một âm thanh nào. Tiếng động của một đoàn xe thiết giáp chạy qua, tiếng cào xoàn xoạt của băng xích trên đường nhựa đối với tôi lúc đó như một bản nhạc.
Bao bọc ṭa nhà của France Presse – Báo chí Pháp – cũng bị quây quanh bằng những cuộn dây thép gai và có hai lính cầm vũ khí đứng gác. Họ không hề hỏi giấy tờ mà ngay lập tức bắn luôn ba phát đạn: một phát rơi xuống gần chân tôi. Tôi đă thoát nạn nhờ hét to: “Báo chí ! Stampa ! Báo chí !”. Rồi tôi chạy vội lên cầu thang: tôi t́m các bạn tôi như một đứa trẻ t́m mẹ. Trong văn pḥng không có họ ngoài người phụ trách máy truyền tin và ông Lang. Ông Lang nói rằng tất cả bọn họ đang ở Juspao, rồi ông ta lại khép ḿnh trong sự im lặng bất động. Thôi được, ở lại đây chờ c̣n tốt hơn là một ḿnh trên phố. Thế là tôi đặt chai rượu lên bàn của François và tôi nán lại ở đó chờ anh ta. Tôi không biết là thời gian bao lâu đă chờ ở đó nữa, tôi thấy mệt mỏi. Nhưng rồi th́ cũng đến lúc cánh cửa bật mở toang và François hiện ra. Bẩn thỉu, với bộ râu mọc dài, người gầy đi. Chiếc quần màu nâu nhạt và chiếc áo chui cổ cộc tay màu xanh da trời rộng lếch xếch trên người anh ta như quần áo đi mượn, hai g̣ má xẹp lép, và chiếc mũi như dài hơn, khô khốc hơn. Anh ta nh́n thấy chai rượu Chianti và đôi môi anh ta nhếch một nụ cười lạ lùng. Rồi anh ta nh́n thấy tôi, tôi chỉ nhớ là có một bàn tay ṿ mái tóc tôi và một giọng nói kêu lên: Tốt ! Tốt ! Tôi không c̣n nhớ ǵ hơn nữa v́ lúc ấy tôi bật khóc, giống y như một đứa trẻ.
Tôi nghĩ rằng tôi đă khóc khá lâu. Khi Felix và Mazure đến nơi th́ tôi đang chùi khăn xịt mũi. Cả Mazure cũng lếch thếch, người xọp đi, đến như anh ta người mà lúc nào cũng đẹp, sang trọng. Mazure ngay lập tức mỉm cười và ôm chầm lấy tôi hát: “Elle ici, elle est ici avec les nerfs à plat !”. Chúng tôi nói chuyện hỏi thăm nhau một chút rồi c̣n phải giải quyết chuyện chỗ ở. Felix đă sắp xếp được chỗ, anh ta giải thích rằng ở tầng trệt của ṭa nhà này có một loại khách sạn, một BOQ trước đây của các sĩ quan Mỹ, anh ta giữ một pḥng ở đó và anh ta sẵn ḷng nhường cho tôi pḥng này. Hơn nữa anh ta c̣n tạo cho tôi thuận lợi được đến văn pḥng vào bất cứ giờ nào mà không sợ bị bắn. Bây giờ tôi đă ổn định được rồi nhưng tôi thấy lạnh buốt trong xương. Trời sập tối là những trận bom bắt đầu, trong lúc này họ đang bắn đại bác vào Gia Định và một chiếc trực thăng đă bắn vài phát pháo sáng rơi từ từ xuống khu vực chúng tôi làm sáng rực như ban ngày. Họ đang t́m Việt cộng. Vào ban ngày quân Mỹ đánh bẩy Việt cộng về phía đồng quê c̣n vào ban đêm th́ Việt cộng chiếm lại được những vị trí đă bị mất. Ở Sài G̣n giờ đây mọi thứ đều cần cấp bách. Ví dụ, Marcel đă có lư: ở thành phố thiếu rất nhiều đồ ăn. Lượng lương thực dự trữ đang sắp cạn, một quả trứng giá đến sáu đồng, để có được một nắm gạo cũng phải xếp hàng và có khi không có nước để nấu chín nó. Không chỉ vậy: người ta đang sợ bệnh dịch bùng phát, thuốc men hầu như không kiếm ra. À quên: cái người phân phát những tin hay, Marcel, ông ta cũng ở đây. Đi bộ dọc hành lanh, tôi nghe thấy một giọng kim the thé, vâng: ông ta đấy.


Ngày 8 tháng Hai(1968)
Chưa tới b́nh minh mà với những tràng đại bác này ai mà ngủ được. Tôi đành dậy để nghe câu chuyện mà François kể cho tôi tối qua: tôi thu vào máy ghi âm, giọng nói của anh ta gieo cho tôi một cảm giác lạ lùng khi nghe lại giọng ấy mệt mỏi, xa xưa. Anh ta kể sau khi ngồi vật trên ghế, ră rời.
“Thế là tôi đă viết cho cô rằng chúng tôi đang chờ đợi một cái ǵ đó sẽ xảy ra: chính những người Mỹ đă báo cho chúng tôi biết vậy. Tôi đă làm những ca trực đêm trong bưu điện, và cứ như vậy suốt hai tuần. Nhưng đă không xảy ra cái ǵ hết. Và tôi đă thôi bỏ việc ấy cho rằng đó là báo động giả. Đến buổi giao thừa. Tết, cô biết không, đó là một trong những ngày lễ của dân Việt. V́ lệnh giới nghiêm đă được băi bỏ và phần lớn quân lính có gia đ́nh ở xa Sài G̣n nên đă được về phép, các trại lính hầu như cạn trống. Các đường phố đông nghịt người, ở đâu cũng thấy người ta bắn pháo hoa, đốt pháo, v́ theo họ làm thế để xua đuổi những hồn ma ác độc và cúng để cầu nguyện những linh hồn tốt.
Không một ai nghĩ rằng Sài G̣n sẽ bị tấn công mặc dầu ngày hôm trước Việt cộng đă tấn công khu căn cứ Mỹ ở Đà Nẵng, Nha Trang, Pleiku, Kon Tum. Khi một phát nổ đầu tiên bùng lên, vào khoảng ba giờ sáng, tôi tự nhủ: không có lẽ nào, hoàn toàn không thể thế được. Đó là một tiếng nổ khác hẳn với tiếng pháo Tết: nó bửa tung các căn nhà ở trung tâm như một trận động đất. Và sau trận nổ ấy tiếp đến trận khác, rồi trận khác nữa. Tôi bật dậy trên giường. Tôi nhẩy bổ ra đường. Ở đây những tia đạn réo c̣n kinh hơn trong trận tuyến. Một phát đạn bắn sượt qua thái dương bên trái của tôi, tôi cảm thấy như sát vào da. Một viên đạn khác sượt qua cổ. Lúc đó tôi tự bảo: xảy ra rồi. Tôi lấy xe hơi, có ai đó bắn lướt trên xe nhưng đi bộ c̣n tệ hơn, tôi tới quảng trường nhà thờ lớn. Dưới bức tượng Đức Bà, một chiếc gíp đang bốc cháy. Trên mặt đất hai xác chết của hai MP Mỹ. Những xác chết khác nằm trước bưu điện: h́nh như của lính Nam Việt. Nhưng cú đánh mạnh hơn cả xảy ra tại ṭa đại sứ. Tôi đi đến đó và nh́n thấy họ đang đánh đổ bức tường bao bọc bằng lựu đạn và súng cối. Ba lính MP* (*MP Military Police – Quân cảnh) canh gác cửa ra vào đă bị chết và không có lấy một người Mỹ nào chống lại cuộc tấn công. Tôi trở lại chỗ cũ đến bưu điện để truyền tin tới Paris. Ở đây có những người Mỹ nhưng họ như không c̣n biết cái ǵ nữa. Họ xô đẩy tôi, người ta xô đẩy nhau, hầu như họ không hiểu được cái ǵ đang xảy ra. Và cho tới sáng họ cũng không biết ǵ: phải hai giờ sau nữa họ mới hiểu rằng cuộc tấn công vào sứ quán không chỉ là một sự kiện duy nhất mà là một điểm trong cả cuộc nổi dậy”.
“Một cuộc nổi dậy có phối hợp và tổ chức với quy mô chắc chắn nhất trong chiến lược quân sự. Loan đă nói rằng không một Việt cộng nào vào được Sài G̣n. Thế mà họ đă vào được gần hai ngày trước, từ giữa ngày 29 và 30 tháng giêng. Ước tính rằng họ đông khoảng mười ngàn, và chắc chắn là không dưới sáu ngàn. Họ đột nhập vào từng tốp ba người, từng nhóm một. Họ đi bộ, đi xe đạp, xe buưt, đi trên xe tải Mỹ lấy trộm được, nhưng hầu hết là đi bộ. Họ vào từ những vùng thôn quê, họ mặc những bộ quần áo tử tế nhất, với áo sơ mi sạch sẽ, với những đôi dép xăng đan mới nhất. Thường thường những người Việt cộng hay đi dép cao su Hồ Chí Minh, dép này dễ đi và dễ chạy được. Tuy thế họ cũng dễ bị nhận ra v́ bất cứ ai đều biết là Việt cộng hay đi dép Hồ Chí Minh, do vậy để thay thế dép đó họ đă mua dép Nhật lúc đó đang thời trang ở Sài G̣n. Cô có biết loại dép ấy xỏ ngón chân cái và cột giữ cổ chân, nhưng gót chân để không, nếu ai không quen đi dép ấy dễ bị tuột. Để không bị tuột dép họ buộc một sợi dây gai ṿng quanh gót chân, nhưng bằng cách ấy họ vẫn không đi bộ thoải mái, v́ thế có rất nhiều bọn họ đi chân đất, tay cầm dép ngoắc trên vai. Trong tay họ c̣n cầm cả một bọc thức ăn: vừa đủ cho hai ngày ăn. Nếu như bọn cảnh sát của Loan khôn ngoan hơn chắc chẳng cần lâu la ǵ mà hiểu ra rằng có một cái ǵ đó lạ lùng trong tốp người mặc quần áo ngày hội, tay cầm dép và một bọc đồ ăn”.

“Tất cả họ đều là nông dân. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng đă loại bỏ một cách cẩn thận những Việt cộng của Sài G̣n, v́ rất nhiều người trong đám ấy lần đầu tiên vào một thành phố. Họ không biết một tí ǵ về cuộc sống ở Sài G̣n diễn biến ra sao, giao thông ở Sài G̣n thế nào, họ chưa từng bao giờ nh́n thấy những ṭa nhà cao như thế, có nhiều xe hơi như thế. Họ đă chỉ biết có đồng ruộng, đường ṃn, những cánh đồng lúa, và họ đă chỉ biết có một điều: rằng họ đến để giải phóng Sài G̣n và họ không cần biết sẽ làm được hay không. Họ đă đấu tranh từ bao nhiêu năm cho điều này, họ sẵn sàng chết. Trong các tốp có không ít đàn bà. Trung b́nh cứ một đàn bà trên năm đàn ông. Những người đàn bà th́ mặc quần áo dân tộc: quần đen và áo dài tà phấp phới. Để nhận ra nhau, và để không bắn vào nhau, họ đem theo một dải băng đỏ: để đeo vào tay áo bên trái. Vài người đính dải bằng kim băng, người khác th́ bằng dây gai. Rất ít người đính bằng kim khâu hoặc dây vải. Vài phút trước giờ đă định. Giờ đă định là 2 giờ 50 sáng ngày 31 tháng giêng”.
“Vũ khí đă được đưa vào trong thành phố từ trước, được để nguyên khẩu hoặc đă dỡ ra, thường được giấu vào xe chở hoa từ vùng quê vào chợ lúc sáng sớm. Họ giấu vũ khí trong các nhà hoặc trong nghĩa trang. Họ lấy nó ra trong khi người ta bắn pháo hoa và tràng pháo nổ. Nếu như có một ai quay một bộ phim về buổi đêm đó, nó sẽ làm cho ta phải khóc. Ta thấy họ đang di chuyển thầm lặng và nhỏ bé như những con kiến, trong chiếc dép chỉ chực tuột khỏi chân, cái băng đỏ buộc vào tay áo, cái bọc thức ăn buộc vào thắt lưng. Trong khi những người kia đang vui thú và làm những tṛ vớ vẩn. Ta thấy họ khi đang tiến về phía những mục tiêu, về phía ṭa nhà chính phủ, trung tâm cảnh sát, về phía các trại lính, các nhà tù, về phía sứ quán Mỹ, đài phát thanh. Họ bị thua hầu như khắp nơi. Họ bị thua bởi v́ họ là nông dân, họ không biết những cái bẫy trong một thành phố lớn. Họ đă mất nhiều thời gian với ṭa sứ quán Mỹ, ví dụ thế. Họ đă không mở được cửa. Đó là một cánh cửa bọc thép được điều khiển bằng một hệ thống hiện đại: thực ra chỉ cần một nắm ch́a khoá để mở toang cánh cửa. Nhưng họ đă muốn phá đổ nó bằng ẩy vai, rồi bằng những phát B40. Ở ṭa nhà chính phủ cũng vậy, họ không thể đến được gần nó. Họ tụ tập tại một biệt thự phía trước và bị giết hàng loạt. Sáu người cuối cùng, năm người đàn ông và một người đàn bà đă bị bắt vào hai ngày sau và bị xử tử tại chỗ. Đài phát thanh bị họ phá hủy một phần nhưng không chiếm được. Nếu đă chiếm được, họ chỉ cần cầm một cái micro và phát thanh mấy tiếng: “Thành phố đă ở trong tay chúng ta. Những người nông dân hăy vùng lên”. Nhưng họ đâu biết cái ǵ về phát sóng. Họ biết có chết mà thôi. Thậm chí họ không biết rằng ở trung tâm thành phố chỉ có dân khá giả sống và đối với dân này chiến tranh và sự có mặt của những người Mỹ là một lợi nhuận, v́ thế dân này không cần quan tâm đến việc giúp đỡ Việt cộng. Khi họ gơ cửa các căn nhà của các dân khá giả và nói với một nụ cười: “Chúng tôi là người của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng, chúng tôi đến đây để giải phóng các người”. Nhưng họ bị cửa đóng sập vào mặt hoặc được đón nhận nhưng sau đó lại bị phản bội bằng một cú điện thoại tố cáo. Thậm chí một cha đạo cũng phản bội họ. Cha này gọi điện thoại cho cảnh sát và xem họ bị xử bắn. Khi tôi hỏi cha đạo tại sao lại làm như vậy, cha này trả lời: “Tôi làm theo luật”.
Tôi không thể tin rằng François có thể xúc động được. Thế mà anh ta đă xúc động khi kể chuyện đến người cha đạo, ánh mắt của anh ta trở nên ươn ướt và giọng nói của anh ta như vỡ ra. Thế là anh ta đấm một phát xuống bàn và quay mặt về phía trong tường, anh ta lấy gấu áo màu xanh và lau mắt. Lau thật nhanh. Tôi giả vờ nh́n vào móng tay và chuyển câu chuyện sang một đề tài mà tôi rất quan tâm.
- Đến cả Loan cũng không cư xử tốt.
- Không.
- Anh không gặp Loan nữa à?
- Tôi không muốn gặp ông ta.
- Tôi tự hỏi tại sao ông ta đă làm như vậy?
- Tôi không hỏi. Tôi không cần biết. Ông ta đă làm.
- Có lẽ ông ta say rượu.
- Có lẽ.
- Tôi muốn được biết điều này.
- Hăy hỏi ông ta: tại sao ông đă giết một con người bị trói?
- Nhưng nếu ông ta đưa ra một lư do chính đáng
- Không thể có được một lư do chính đáng.
- Và nếu như anh gặp ông ta? Nếu như ông ta đưa tay cho anh bắt?
- Tôi sẽ không bao giờ bắt tay ông ta nữa.
- Ấy thế mà anh đă thích ông ta.
- Đúng, tôi đă thích ông ta. Cô biết đấy. Cô c̣n hỏi tôi để làm ǵ ?
Rồi anh ta ngồi trước máy đánh chữ. Để cho tôi biết là đề tài ấy đă chấm hết. Lúc sau Felix đă cho tôi biết là giờ đây họ coi nhau như hai kẻ thù.
Không phải là họ không c̣n gặp lại nhau nữa.
T́nh cờ họ đă gặp nhau cách đây hai ngày. Nhưng khi Loan đến gần François để bắt tay anh ta, François quay ngoắt lưng lại. Và anh ta bỏ đi để lại ông ta đứng đấy, với bàn tay ch́a ra phía trước đầy vẻ ngỡ ngàng.

Châu Loan Phạm
Người dịch

Tác giả : Nhà báo Oriana Fallaci

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>