CHƯƠNG BỐN
11 Tháng Hai, buổi sáng(1968)
Hôm nay là chủ nhật. Lần đầu tiên chuông nhà thờ báo lễ cầu nguyện và mọi người đi về phía nhà thờ lớn. Phía sau đoàn xe quân sự thấp thoáng vài chiếc xe đạp, vài chiếc xe máy. Tờ Sài G̣n Post chỉ ra có một trang, thông báo rằng mọi sự đang trở lại b́nh thường: giá trứng hạ xuống ba trăm xu một quả và để mua được gạo người ta không phải xếp hàng nữa. Nếu vậy th́ tại sao đại bác vẫn tiếp tục nổ? Tại sao dây kẽm gai và những bao tải cát vẫn tiếp tục tăng gấp đôi? Tại sao ở khu vực gần ngoại ô không một ai chờ đến có lệnh giới nghiêm mới nhốt ḿnh ở nhà; đến hai giờ chiều các cánh cửa và cửa sổ đă đóng kín mít. Tôi cho em biết lư do tại sao: cuộc chiến ở Sài G̣n chưa phải kết thúc, mà mới chỉ tạm ngừng. Tại G̣ Vấp, đêm nay Việt cộng đă tấn công một kho súng đạn, tại Phú Thọ Ḥa đă xảy ra một cuộc chiến dữ dội nhất trong ṿng hai tuần cuối. Người ta x́ xào rằng có một số lượng lớn chất nổ và vũ khí mới lại được đưa đến giấu kín trong các căn nhà và nghĩa trang, rằng có rất nhiều Việt cộng tháo chạy từ Chợ Lớn đang di chuyển yên ổn trong thành phố. Họ đă học được cách hiểu rơ thành phố, họ đă học cách đi dép Nhật bản, và ai cũng tin rằng họ đang tổ chức một cuộc tấn công nữa. Nó có thể xảy ra trong mười lăm ngày tới hoặc một tháng nữa hoặc ba tháng nữa. Điều chắc chắn là nó sẽ xảy ra.
Những người Mỹ và Nam việt chỉ bàn tán về chuyện này. Đến Juspao không thể c̣n nh́n thấy những bộ mặt lịch thiệp, những giọng nói đùa bỡn. Tất cả đều nghiêm trang, căng thẳng, mặt mày nhăn nhíu, bắt đầu từ Zorthian với cái bụng bắt đầu xẹp lại. Những nhóm chuyên gia vất vả nghiên cứu về cuộc nổi dậy dịp Tết, để pḥng ngừa cho sắp tới. Ai đă tổ chức nó? Tướng Giáp, người chiến thắng Điện Biên Phủ, hay các nhà chính trị của Mặt Trận? Và mục đích của họ là ǵ? Lôi kéo quần chúng vào một cuộc nổi dậy hay chỉ là một sự chứng tỏ đơn giản về sức mạnh? Họ nghiên cứu qua các cuộc hỏi cung các tù nhân: có trên hai trăm Việt cộng bị hỏi cung, tôi tưởng tượng bằng phương pháp nào? Già nửa số tù nhân nói rằng họ chờ một cuộc tổng tấn công, chẳng thế họ đă chỉ đem theo lương thực cho hai ngày thôi. Hơn nữa họ c̣n mong chờ người Mỹ hợp tác tạo thành một chính phủ liên hợp: sau khi chiến thắng họ sẽ phải tập trung một lực lượng mít tinh trên quảng trường chợ. Những người khác th́ nói rằng họ đă không nhận được lệnh rút lui trong trường hợp các cuộc tấn công bị thất bại, mà ở lại trong thành phố để chuẩn bị một cuộc tấn công thứ hai. Và sự chờ đợi trong không khí.
Cả Loan người đă ra lệnh một cuộc điều tra dân số để nhận diện Việt cộng. Thế là lũ lượt đám đông người Việt nam từ mười lăm đến bốn mươi tuổi phải chờ đợi từ sáng tinh mơ tới tối trước bàn các cảnh sát và trong tay cầm một tờ giấy màu hồng: tờ chứng nhận hộ khẩu ở Sài G̣n. Trên vỉa hè đặt một chiếc bàn nhỏ, ngồi cạnh chiếc bàn là một người cảnh sát. Từng người từng người một tŕnh diện với anh ta, tŕnh tờ giấy màu hồng, và ai không có tờ giấy ấy tức khắc bị coi là Việt cộng. Rất nhiều người đánh mất tờ giấy này giữa những đống gạch đổ nát, hoặc chưa bao giờ họ để tâm xin cấp nó, nhưng người cảnh sát không nghe họ và bắt giữ họ: trong khi những người phụ nữ th́ khóc lóc níu chặt lấy những đứa con và những người chồng. Cuộc điều tra dân số sẽ phải kết thúc trong ba ngày, tới ngày thứ hai đă có một ngàn người đàn ông không có giấy hồng bị bắt giữ: các nhà giam chật ních đến nỗi Loan không c̣n biết nhốt họ ở đâu. Rốt cuộc có ích ǵ. Trong cuộc thanh lọc này không bao gồm trẻ em, và chúng tôi biết rằng trẻ em cũng đóng một vai tṛ nhất định trong cuộc nổi dậy hồi Tết. Mỗi đoàn thể Việt cộng điều khiển ít ra ba đứa trẻ với mục đích để chúng chơi gần doanh trại của Mỹ và Nam việt, chúng quan sát theo dơi mọi di chuyển của các đơn vị và chất lượng các vũ khí. Rồi bọn trẻ viết tin lại trên những tờ giấy màu vàng và đính những tờ giấy này trên những thân cây. Loan treo giải thưởng khoảng từ mười ngàn đồng tới một triệu đồng cho ai tố cáo ra bọn trẻ con này. Nhưng không có một ai làm.
Những h́nh ảnh tư liệu về
G.I. Movement trong "Sir ! No Sir !"
Loan, Loan, Loan. Cái tên này đă trở thành một sự ám ảnh: Loan.
Buổi tối: Trước sau cũng phải xảy ra. Và tối nay đă xảy ra. Bây giờ tôi sắp xếp thứ tự trong trí nhớ những sự việc và cố kể lại. Bắt đầu từ đâu nào, nhớ lại xem. Bắt đầu từ việc là cứ mỗi buổi tối, vào khoảng tám giờ, François rời văn pḥng đến Continental để nghe đài Pháp. Luật giới nghiêm áp dụng khác biệt cho dân thường từ năm giờ chiều, cho chúng tôi nhà báo vào bẩy giờ tối. Và thường thường có người xin đi cùng anh ta. Để đi lại một chút, để uống một ly bia tại Continental. Lần này tôi đề nghị anh ta.Lúc đầu không muốn nhưng sau nghĩ lại,anh ta lầm bầm trong cái giọng cấm cẳn: “Hừm, lên đây, nhanh lên”.
Chúng tôi leo lên xe của anh ta. Xe chạy được năm mươi mét trên đường Pasteur, và chúng tôi rẽ bên phải, để đến quảng trường nhà thờ. Trời lúc đó đă lờ mờ tối, vừa khi chúng tôi đến nơi tôi nh́n thấy ông ta ngay lập tức. Ông ta đứng giữa tốp lính cảnh sát, người dựa vào xe gíp, ngay bên cạnh vườn hoa dưới chân bức tượng Đức Bà. Ông ta cũng đă nh́n thấy chúng tôi, tất nhiên rồi. Xe của François không thể nhầm lẫn vào đâu được, một loại xe Ford lớn màu đen có đính bảng đề: “AFP. Báo chí”. Và François đi qua chỗ ông ta, tới gần, gần đến nỗi như cố t́nh làm cho ông ta nh́n thấy. Nhưng ông ta không hề cử động, không nói một lời, hoặc chỉ nói với quân lính: hăy để cho chúng tôi đi. Thế là chúng tôi tiếp tục đi tới tận Continental. Tại đây chúng tôi nán lại nửa tiếng. François cùng với những người của đài phát thanh Pháp, c̣n tôi ở bar. Sau đó chúng tôi lại cùng lên xe. Trong sự im lặng. Tôi tưởng rằng anh ta sẽ đi qua chỗ khác, ví dụ như qua quảng trường Độc Lập chẳng hạn, để tránh Nhà thờ. Nhưng không ngờ, rẽ ngoặt một cách đột ngột, anh ta lái xe đi về phía Nhà thờ. Và anh ta đi thẳng tới.
- Có Loan ở đó – tôi lẩm bẩm.
- Tôi biết.
Bộ mặt anh ta lạnh lùng như đá.
- Bây giờ ông ta sẽ dừng chúng ta lại.
- Tôi biết.
- Thế nhưng…
- Tais-toi. Cô im đi.
Từ Continental tới quảng trường nhà thờ khoảng trên dưới một trăm mét. Rồi, trên quảng trường xe rẽ sang trái và đi vào con đường dẫn tới đường Pasteur. Loan đang đứng đợi chúng tôi ngay ở góc đường ấy. Với đèn pha bật sáng và tốp lính giương súng. Ông ta đứng trước đám lính và chờ đợi chúng tôi với vẻ thản nhiên, miệng ph́ phèo điếu thuốc.
- Đây rồi.
François không trả lời. Thậm chí anh ta cũng không cho xe chạy chậm lại. Anh ta tiếp tục đi với bộ mặt như đá. Rồi anh ta nhấn phanh, đột ngột, đúng hai mét trước mặt ông ta. Anh ta mở toang cánh cửa xe, xuống xe,đi về phía Loan. Loan vứt điếu thuốc xuống, với vẻ b́nh thản. Ông ta đặt tay lên khẩu súng, với vẻ b́nh thản. Ông ta tiến một bước về phía trước, với vẻ b́nh thản. Ông ta dừng lại, cả François cũng dừng lại. Lúc này giữa hai người chỉ cách nhau có nửa mét, không hơn. Họ nh́n chằm chằm vào nhau. Mắt nh́n thẳng vào mắt. Độ hai hoặc ba giây. Rồi François mấp máy môi, cất ra một giọng nói lạnh như băng.
- Tu vas m’arrêter? Ông sẽ bắt tôi chứ?
Loan mở cái miệng rộng ngoác, trong một cái nhếch mồm như muốn mỉm cười. Ông ta nghiêng đầu một bên vai, một cách nhẹ nhàng. Ông ta thở ra bài hát của ông ta.
- Pour toi, c’est une balle dans la tête. Đối với ông, cho một viên đạn vào đầu.
François không hề nhúc nhích.
- Ông đă làm như vậy một lần
Loan liền im lặng. François vẫn tiếp tục.
- Thật tiếc là tôi không bị trói tay.
Lúc đó Loan đỏ mặt. Trên mặt ông ta phản chiếu ánh sáng của đèn pha nên tôi nh́n thấy rơ: ông ta đỏ mặt. Rồi ông ta bật người về đằng trước, với khẩu súng trong tay, rồi lại bật người về đằng sau. Và ông ta cất súng đi.
- Va – t – en. Hăy đi đi.
- Ông đă làm việc đó. Phải không ?
- Hăy đi đi.
Họ gườm gườm nh́n nhau vài giây nữa mà tôi có cảm giác như một thế kỷ. Rồi, một cách từ từ, François quay lưng lại phía ông ta. Một cách chậm răi anh ta trở lại chiếc xe. Một cách chậm răi anh ta đóng cửa xe lại, mở máy xe. Một cách chậm răi anh ta đi qua thật sát Loan, như gần chạm vào ông ta. Hai tay cảnh sát chĩa súng tới. Nhưng Loan ngoắc tay ra hiệu dừng họ lại. Tôi vẫn c̣n toát mồ hôi.