Mail Contact Home

Gửi cho bạn bè trang báo này

 

PHỐ HOA HÀ-NỘI

NHỮNG BÀN TAY CON NGƯỜI

 
 

Từ ngày chiếc máy truyền h́nh bé nhỏ xuất hiện đài VTV4 như điễm hẹn "trở về quê hương" của người Việt xa xứ, tôi bị thu hút bởi những h́nh ảnh, những tin tức mà nơi xứ người nó đă trở thành những món ăn tinh thần không hể thiếu. Những món ăn tinh thần đó tôi san sẻ cho chồng, con tôi để họ biết đất nước Việt Nam của tôi cũng đẹp thịt xương sông núi, cũng tinh túy văn hóa truyền thống tinh thần. Tôi hănh diện "khoe" Huế, Saigon, Hà Nội được tân trang hoàn hảo hơn sau hơn 30 năm đường tàu thống nhất. Sự thống nhất đi đôi với những bàn tay tái tạo và những bàn tay đó được điều khiển bởi những trái tim & lư trí của người dân biết yêu cái đẹp của quê hương ḿnh.

Tết Dương lịch năm nay, thủ đô Hà Nội rực rỡ hơn bao giờ hết, sự rực rỡ như một lời chào mời hứa hẹn ngày đại lễ Ngàn Năm Thăng Long sẽ đến trong ṿng trên dưới 600 ngày tới đây. Và tôi, khách tha hương trên đất Ư trong mùa đông lạnh buốt nầy, tôi chợt thấy ḷng ấm lại khi nh́n trên khung ảnh TV phố hoa Hà Nội.

Là người miền Nam, chưa từng đặt chân lên đất Bắc lần nào, nhưng tôi "ái mộ" cố đô bằng trái tim của một lảng tử si t́nh cô thiếu nữ đài trang, quư phái . Thật vậy, người ta há đă chẳng từng ví von Hà Nội như một giai nhân ẩn hiện qua lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, đại diện cho văn hoá của con Lạc cháu Hồng. Tôi hả hê thấy kết quả của hơn 30 năm quê nhà thống nhất để thủ đô hôm nay có một ngày hội tưng bừng. Tôi thán phục làm sao những bàn tay hoa mỹ đă hài ḥa sắp xếp từng cành hoa, chậu kiểng, từng sản phẩm tiểu, thủ công nghệ đẹp xinh. Những bàn tay đó phải khổ cực bao nhiêu ngày, t́m ṭi học hỏi bao nhiêu tháng để người trong, kẻ ngoài Việt Nam phải tấm tắc khen, nghiêng ḿnh thán phục kết quả mà họ đă tạo nên. Không những thế, đó c̣n là kết qủa của công quỹ nước nhà mà người dân Việt đă cùng chung sức đóng góp, là tấm ḷng, tâm trí của người đề xướng (các vị trong ban lănh đạo thành phố chẳng hạn, ....)


Một lễ hội rực rỡ như vậy ít ra cũng phải "thọ" cả tuần, cả tháng cho xứng với tiền của, công sức của những ngừơi tạo ra nó, để hoa lá không thẹn cùng nắng gió, để rồng vàng, quạt gỗ, nón hoa, áodài, v.v..hảnh diện khoe sắc với tha nhân. Vậy mà sáng hôm nay, một người bạn của tôi từ VN đă gửi cho tôi trang 13 số ra ngày 2.1.2009 của báo Tuổi Trẻ - tờ báo được coi như trung thực, đứng đắn nhất trong nước - có một đề mục "Sao có thể như thế?!". Tôi đọc xong mà bàng hoàng, ngớ ngẩn, vừa buồn, vừa giận lại vừa tức tối như chính bản thân ḿnh bị hành hạ đánh đập thảm thương. Ôi, trang báo trung thực đă cho biết khi cơ quan truyền h́nh vừa thu ảnh xong, lễ hội vữa chấm dứt th́ bao lớp người ùa nhau ra để khuân từng chậu hoa, ngắt từng nhánh kiểng, áo dài bị xé tan nát, đèn cầy bị cướp chẳng c̣n chi, họ dẫm đạp, đập phá tan tành những công tŕnh tuyệt mỹ mà vài giờ trước đó c̣n là những kỳ công để mọi người chiêm ngưỡng.


Bạn tôi c̣n cho biết, đây không phải là lần đầu tiên "một số" người dân Hà Nội đă chứng tỏ sự vô ư thức đến tận cùng như vậy v́ trước đó, trong lễ hội Hoa Anh Đào do người Nhật tổ chức, buổi lễ vừa tan "thiên hạ" (đa số là giới trẻ) đă nhào ra vặt từng cánh hoa mong manh thả xuống đất trước sự ngở ngàng của những người Nhật trong ban tổ chức.


Tôi ở đây, xa mịt xa mùng cùng thủ đô chưa lần hạnh ngộ, với ḷng hoài vọng một ngày thấy những con đường "thiên sử", nghe, đọc những tin nầy ngoài niềm đau chung của những ai cùng yêu Hà Nội, c̣n nhớ Thăng Long, c̣n mến hoa kiểng, chuộng mỹ thuật tiểu công thủ nghệ nước nhà, tôi c̣n tự hỏi "Chánh quyền Hà Nội ở đâu để những sự kiện tác tệ như thế được phép xảy ra? Và những "bàn tay phá hoại độc ác" kia có c̣n đầu óc để nghĩ suy phải trái, c̣n đôi mắt để thưởng ngoạn cảnh sắc hay không, hay họ chỉ c̣n sự cuồng điên, tham thố cướp hoa, phá cảnh, hủy hoại công quỹ nhà nước, khinh thường lao động của những nghệ nhân? Họ có xứng đáng được mang danh công dân Hà Nội, thành phố của văn hiến nước nhà hay không? Đó là chưa kể du khác nước ngoài nh́n cảnh tượng đó sẽ đánh giá thế nào tŕnh độ dân trí của nước ta? Chúng ta có phải đợi họ nhắc nhở mở thêm bài học "công dân giáo dục" trong chương tŕnh giáo dục học đường cho giới trẻ hay không?

Cũng phải cám ơn chánh quyền thủ đô đă thực hiện một hội hoa rự rỡ để dù ngắn ngủi thời gian, chúng ta đă thưởng thức đuợc nét tinh hoa của bàn tay những nghệ nhân trong nước, chỉ tiếc rằng trơi sanh những bàn tay kiến tạo lại sanh chi thêm những bàn tay hủy hoại vô tâm. Hy vọng rằng đây là lần cuối người Hà Nội rút kinh nghiệm để tránh không xảy ra những t́nh trạng xấu hổ như vậy trong tương lai, nhất là khi ngày đại lể ngàn năm Thăng Long đang chờ đón mọi người không bao lâu nữa.


Riêng tôi, cho phép được viết đôi lời mến phục sự trung thực của báo Tuổi trẻ, tờ báo dám nói, dám làm để độc giả biết những điều không đẹp của đất nước chúng ta. Cuộc đời nầy thương yêu không đồng nghĩa với đậy che, dấu diếm những sai trái. Ngược lại, vạch rơ những lỗi lầm để cải thiện ở ngày mai đó mới chính thực là t́nh thương chân chính. Ông bà ta thường nói "nhân vô thập toàn" th́ một thành phố, một quốc gia có nơi nào ṭan chân, thiện, mỹ? nếu sợ người cười để cứ măi đậy che lầm lổi th́ cái xấu sẽ được dịp để nẩy nở gia tăng.


Năm cũ đă qua, năm mới đă đến, Tết Nguyên Tiêu đang thập tḥ bên ngưỡng cửa. Ngoảnh mặt nh́n hôm qua để dọn bước cho ngày mai tươi sáng hơn, ngày mai đó có Thăng Long Ngàn Năm Tuổi đang chờ đón chúng ta. Mong rằng ngày lễ hội trọng đại nầy hoa kiểng, công nghệ phẩm mỹ thuật sẽ an lành khoe sắc dưới những bàn tay kiến tạo tuyệt vời. Chúng ta có quyền hy vọng chứ, thưa các bạn?







HUỲNH NGỌC NGA
Torino, ITALIA, 07.01.2009

huynhngoc@libero.it

 
 
 


Ghi rơ nguồn "yeuvietnam.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

<< GIAO KÈO >>